Chuyết Xích Cáp Tát Nhi

Chuyết Xích Cáp Tát Nhi (tiếng Mông Cổ: ᠵᠥᠴᠢ ᠺᠠᠰᠠᠷ, Chuyển tự Latinh: Jöči Qasar, chữ Mông Cổ: Зүчи Хасар, chữ Hán: 拙赤合撒儿; 1164 -1214 tới 1219), còn viết là Chuyết Xích Cáp Tát Cáp Tát Nhi (拙赤合薩合撒兒), Sóc Chích Cáp Tát Nhi (槊只合撒兒), Cáp Tát Nhi (合撒兒), Sóc Chích Cáp Tát Nhi (搠只哈撒兒), Cáp Bố Đồ Cáp Tát Nhĩ (哈布圖哈薩爾, Хавт Хасар), cáp tát nhi có ý nghĩa như là một loại chó dũng mãnh[1]. Ông là em trai ruột của Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân và là con trai thứ hai của Dã Tốc CaiHa Ngạch Luân.

Chuyết Xích Cáp Tát Nhi
拙赤合撒儿
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ 
ᠵᠥᠴᠢ ᠺᠠᠰᠠᠷ Жочи Хасар 拙赤合撒儿
Jöči Qasar Chuyết Xích Cáp Tát Nhi
Sinh1164
Mất1214
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Dã Tốc Cai
Thân mẫu
Hạ Ngạch Luân
Anh chị em
Thiếp Mộc Luân, Thành Cát Tư Hãn, Cáp Xích Ôn, Thiếp Mộc Cách, Biệt Lý Cổ Đài, Biệt Khắc Thiếp Nhi
Hậu duệ
Dã Tùng Cách, Cáp Lạp Nhi Châu, Thoát Hổ, Dã Cổ
Nghề nghiệpquân nhân
Quốc tịchnhà Nguyên

Mất cha từ khi còn nhỏ, ông cùng anh trai là Thiết Mộc Chân chịu trách nhiệm gánh vác công việc gia đình để bảo vệ mẹ cùng các em. Ông với người anh em khác mẹ là Biệt Khắc Thiếp Nhi (別克帖兒, Bekhter/Behter) tranh giành nhau vật săn bắn được, vì thế Thiết Mộc Chân cùng Cáp Tát Nhi hợp mưu bắn chết Biệt Khắc Thiếp Nhi. Tuy vậy nhưng em trai Biệt Khắc Thiếp Nhi là Biệt Lặc Cổ Đài (别勒古台) vẫn đi theo anh em Thiết Mộc Chân. Khi Thiết Mộc Chân mới trỗi dậy thì Chuyết Xích Cáp Tát Nhi và Biệt Lặc Cổ Đài là những thủ hạ ban đầu. Sau khi Thiết Mộc Chân trở thành hãn của bộ tộc Mông Cổ thì giữa hai anh em từng xảy ra xô xát. Năm 1203, lợi dụng ấn tượng của xô xát này, Thiết Mộc Chân đã để Cáp Tát Nhi đi theo thủ lĩnh bộ tộc Khắc LiệtVương Hãn (Toghrul). Tuy nhiên sau này hai anh em đã phối hợp cùng nhau để tiêu diệt bộ tộc Khắc Liệt.

Năm 1205, khi đánh Thái Dương Hãn (Tayang khan) của bộ tộc Nãi Man, Cáp Tát Nhi giúp Thiết Mộc Chân chỉ huy trung quân. Năm 1206, Thiết Mộc Chân lập "Đại Mông Cổ quốc", xưng là Thành Cát Tư Hãn. Cáp Tát Nhi được chia 4.000 hộ, với thảo nguyên Hô Luân Bối Nhĩ là đất phong. Sau đó, một lần nữa giữa hai anh em lại xảy ra xô xát và mẹ của họ là thái hậu Nguyệt Luân lại phải tiến hành phân giải. Do áp lực từ phía mẹ nên Thành Cát Tư Hãn phải thả Cáp Tát Nhi nhưng lại bí mật cướp đi phần lớn dân chúng của Cáp Tát Nhi, chỉ để lại cho ông 1.400 lính. Thái hậu Nguyệt Luân biết được việc này uất ức mà chết. Năm 1213, Thành Cát Tư Hãn lần thứ hai đem quân đánh nhà Kim, Cáp Tát Nhi chỉ huy cánh quân bên tả phòng thủ các quận Kế Châu (nay là Kế Châu Thiên Tân), Bình Châu (nay là Lô Long Hà Bắc), Loan Châu (nay là Loan Châu Hà Bắc) và Liêu Tây.

Năm 1214 Thành Cát Tư Hãn điều chỉnh phân chia đất đai cho các vương phía đông, khi đó ông còn sống. Năm 1219, Thành Cát Tư Hãn lại đem quân tây chinh, các con của Cáp Tát Nhi là Thoát Hốt, Dã KhổDã Tùng Cách (Di Tương Ca) kế thừa dân chúng của ông đều lập được chiến công, cho thấy Cáp Tát Nhi đã mất trong khoảng 1214-1219. Năm 1225 Thành Cát Tư Hãn cho lập bia đá ghi chép sự nghiệp hiển hách của Di Tương Ca. Bia đá này hiện vẫn còn, và như thế nó là văn bia đá Mông Cổ viết bằng chữ Uyghur cổ nhất còn tồn tại. Con của Di Tương Ca là Thế Đô Nhi từng tham gia loạn Nãi Nhan (1286-1287), nhưng con của Thế Đô Nhi là Bát Bất Sa vẫn được nhà Nguyên phong làm Tề vương, con cháu sau này được thế tập cho tới tận thời kỳ Nguyên mạt. Họ chính là tổ tiên của bộ tộc Khoa Nhĩ Thấm (Khorchin).

Gia phả sửa

 
 
 
 
Dã Tốc Cai
 
 
 
 
 
Nguyệt Luân thái hậu
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Biệt Lặc Cổ Đài
 
Biệt Khắc Thiếp Nhi
 
Thiết Mộc Ca Oát Xích Cân
 
Hợp Xích Ôn
 
Chuyết Xích Cáp Tát Nhi
 
Thiết Mộc Chân (Thành Cát Tư Hãn)
 
Bột Nhi Thiếp
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Truật Xích
 
 
Sát Hợp Đài
 
 
 
Oa Khoát Đài
 
 
Đà Lôi

Con cháu sửa

Con trai

Trong thời kỳ Minh Thanh có các bộ tộc Khoa Nhĩ Thấm (Khorchin), Quách Nhĩ La Tư (Gorlos), Đỗ Nhĩ Bá Đặc (Dörbet Oirat), Trát Lãi Đặc (Jalaid), A Lỗ Khoa Nhĩ Thấm (Aru Qorčin), Tứ Tử bộ lạc (Drben keked ayima), Ô Lạp Đặc (Urad)[2], Mậu Minh An (Muuminan), Hòa Thạc Đặc (Khoshut)[3].

Chú thích sửa

  1. ^ "Mông Cổ bí sử", tr. 55
  2. ^ Dã Tùng Cách →Thế Đô Nhi →Hoàng Ngột Nhi →Ngọc Long Thiếp Mộc Nhi →Nguyệt Lỗ Thiếp Mộc Nhi →A Khắc Tát Cát Lặc Đại →A Lỗ Khắc Đặc Mục Nhĩ →□→□→□→Bột La Nãi →Đồ Mĩ Ni Nhã Cáp Tề là hậu duệ.
  3. ^ Dã Tùng Cách →Thế Đô Nhi →Hoàng Ngột Nhi →Ngọc Long Thiếp Mộc Nhi →Nguyệt Lỗ Thiếp Mộc Nhi →A Khắc Tát Cát Lặc Đại →Ô Lỗ Khắc Đặc Mục Nhĩ →Bác La Đặc Bố Cổ →Bác La Đặc Đặc Mục Nhĩ →Đô Lăng Đại Bác →Đồ Cổ Đôi →Na Quách Đại →Tái Mô Lặc Hô →Khố Tuy →Bác Bối Mật Nhĩ Cha là hậu duệ.

Tài liệu tham sửa

  • Bạch Thọ Di "Trung Quốc thông sử", quyển 8, chương 2, tiết 1.
  • "Mông Cổ bí sử", Dư Đại Quân dịch, Nhà xuất bản nhân dân Hà Bắc, 5/2001.