Cyclosorus parasiticus

loài thực vật

Cyclosorus parasiticus (hay còn gọi là dương xỉ') là một loài thực vật có mạch trong họ Thelypteridaceae. Loài này được (L.) Farw. mô tả khoa học đầu tiên năm 1931.[1]

Cyclosorus parasiticus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
Ngành (divisio)Pteridophyta
Lớp (class)Polypodiopsida
Bộ (ordo)Polypodiales
(không phân hạng)Eupolypods II
Họ (familia)Thelypteridaceae
Chi (genus)Cyclosorus
Loài (species)C. parasiticus
Danh pháp hai phần
Cyclosorus parasiticus
(L.) Farw., 1931

Chiều cao: 15–30 cm Đặc điểm cây dương xỉ: Là cây thân thảo, gần như không thân, cao trung bình khoảng 15 – 30 cm, rộng khoảng 15 – 20 cm. Cây dương xỉ có nhiều lá mọc thành cụm nhìn rất sum suê. Dương xỉ có lá kép, dài khoảng 20 – 35 cm, giống hình chiếc lược, thon nhọn ở đầu; lá non cuộn tròn, có lông. Lá dương xỉ hay được dùng để cắm hoa.  

Cây dương xỉ thích hợp với mọi điều kiện tự nhiên bình thường, rất dễ trồng và chăm sóc; nếu thời tiết mát mẻ, độ ẩm nhiều thì cây phát triển mạnh hơn. Cây dương xỉ có khả năng hấp thụ Aldehyde formic, ức chế xylen và toluene từ máy vi tính và máy in, khiến không khí trong lành hơn, tinh thần thoải mái hơn. Lá và rễ cây dương xỉ được dùng làm thuốc chữa bệnh: thận hư, bong gân, cầm máu… Cây dương xỉ có thể trồng trong bồn, chậu đứng, chậu treo để làm cảnh hoặc để trang trí nhiều nơi như: lối đi, gốc cây lớn, đồi cảnh, hòn non bộ…Cây dương xỉ đặt trong phòng làm việc cũng rất thích hợp.

Vài nét về dương xỉ sửa

  1. ^ The Plant List (2010). Cyclosorus parasiticus. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2013.

a. Cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ đã tiến hóa hơn rêu[1] là đã có rễ thật. Lá còn non thì cuộn tròn, lá đã già thì có cuống dài. Thân của loại cây này là thân ngầm, nằm ngang, hình trụ. Vì đã có rễ thật nên trong thân có mạch dẫn.

b. Cơ quan sinh sản của dương xỉ là túi bào tử. Dương xỉ sinh sản bằng bào tử. Bào tử nảy mầm thành nguyên tản, cây dương xỉ con mọc ra từ nguyên tản sau quá trình thụ tinh.

Một vài loại dương xỉ thường gặp sửa

Cây rau bợ[1] hay còn gọi là cỏ bợ, cỏ tần, tứ diệp thảo, điền tự thảo, dạ hợp thảo…. mọc dại khắp nơi ít được mọi người chú ý đến nhưng thực ra lại có thể làm nên những bài thuốc dân gian rất kỳ diệu cho người tiểu đường, sỏi thận, tiêu viêm, giải độc…Có tên khoa học là Marsilea quadrifolia L., thuộc họ Tần (Marsileaceae), bộ Dương xỉ (Hydropterides). Rau bợ mọc hoang ở những nơi ẩm hay ở dưới nước, có thân rễ bò mảnh, mang từng nhóm 2 lá một, cuống lá dài 5–15 cm.

Cây lông cu li[2] hay còn gọi là cẩu tích là một trong số ít các loài dương xỉ mộc mà Carl Linnaeus ban đầu đã đặt trong họ Polypodiaceae trong cuốn Species Plantarum của ông.