Dấu mắt ngỗng (hay dấu chấm ngân, tiếng Anh: fermata) là một ký hiệu trong hệ thống ký hiệu nhạc phương Tây, khi được đặt ở nốt nhạc hoặc dấu lặng nào thì tức là nốt đó cần kéo dài trường độ hơn bình thường, hoặc nếu đặt bên trên vạch nhịp thì để chỉ ra rằng đến đó là hết tiết nhạc hoặc hết một đoạn của tác phẩm nhạc.[1] Kéo dài bao lâu là tùy ý của nhạc công, nhạc trưởng hoặc ca sĩ.

Dấu mắt ngỗng được đặt bên trên nốt đen

Hình thức sửa

Dấu mắt ngỗng có dạng dấu chấm được bao quanh là một nửa đường tròn. Người ta thường viết nó phía bên trên khuông nhạc nhưng thi thoảng cũng viết ở phía dưới và dấu này bị quay ngược lại.

 
Một số ví dụ về vị trí của dấu mắt ngỗng

Trong phần mềm vi tính sửa

Trong Unicode, có hai biểu tượng dành cho dấu mắt ngỗng đặt bên trên và bên dưới khuông nhạc như sau:

Dấu mắt ngỗng trên U+1D110  
Dấu mắt ngỗng dưới U+1D111  

Phần mềm soạn nhạc Lilypond[2] cung cấp bốn hình thức dấu mắt ngỗng như sau:

       
shortfermata fermata longfermata verylongfermata

Các biến thể này được phát triển thêm ở thế kỷ 20 và sẽ được nói thêm ở phần dưới.

Lịch sử và cách dùng sửa

Dấu mắt ngỗng xuất hiện từ thế kỷ 14 thời Trung cổ, rất thường đặt tại nốt nhạc cuối của tác phẩm âm nhạc. Vào thời Phục hưng ở thế kỷ 15, chúng rất phổ biến trong các tác phẩm của Guillaume DufayJosquin des Prez.

Trong âm nhạc thời kỳ Baroque, các hợp xướng của Johann Sebastian Bach và những nhà soạn nhạc khác thường chỉ dùng dấu mắt ngỗng tại phần cuối của tiết nhạc do ở đây cần một nhịp thở. Trong một vài tác phẩm dành cho đại phong cầm, dấu mắt ngỗng có ở những ô nhịp dành cho tay trái và tay phải và cả cho chân, khiến việc thực thi dấu này là phi thực tế.

Sang thế kỷ 20, một số nhà soạn nhạc hiện đại (trong đó có Francis Poulenc, Krzysztof PendereckiLuigi Nono) sáng tạo thêm các biến thể dấu mắt ngỗng mới để dùng chúng ghi lại những sự kéo dài trường độ khác nhau. Cách làm của họ là thay đổi kích thước dấu, tạo thêm các dấu hình vuông và tam giác,... Một số đề xuất của họ:

  • Thêm những từ như lunga (đầy đủ theo tiếng Ý: lunga pausa, nghĩa là "dừng lâu") ở bên trên hoặc bên dưới mắt ngỗng nhằm nói lên rằng cần kéo dài hơn. Thường thấy cách dùng này trong nhạc của Poulenc.
 
 

 
 
 
  • Thêm số giây vào mắt ngỗng, ví dụ:
 
 

 
   
  • Dùng những hình dạng dấu mắt ngỗng khác như hình vuông, hình tam giác.
   
ngắn dài[3]
     
ngắn vừa dài[4]
         
từ rất ngắn đến ngắn từ ngắn đến vừa từ vừa đến hơi dài từ hơi dài đến dài từ dài đến rất dài[5]
             
rất ngắn ngắn vừa hơi dài dài rất dài dài nhất có thể[6]

Trong tác phẩm của Maurice Ohana, có thể thấy một loại dấu mắt ngỗng vuông trong đó dấu chấm được thay bằng dấu phẩy, mang nghĩa là nhịp thở. Ohana thường dùng nó bên trên vạch nhịp, có thể hiểu là "điểm nghỉ ngắn để thở".[Ct 1]

 

Ngày nay sửa

Dấu mắt ngỗng có thể nằm ở cuối hoặc giữa tác phẩm (hoặc phần nào đó của tác phẩm), theo sau nó là một khoảng lặng ngắn hoặc các nốt nhạc. Tác giả McElheran chia dấu mắt ngỗng làm ba loại:

  • Dấu mắt ngỗng theo sau là một "âm thanh không gián đoạn"
  • Dấu mắt ngỗng theo sau là một "khoảng lặng ngắn"
  • Dấu mắt ngỗng theo sau là một "khoảng lặng dài".

Dấu mắt ngỗng có thể tạo hiệu lực lên nốt nhạc, hợp âm, dấu lặng hoặc vạch nhịp. Đối với nốt nhạc, hợp âm và dấu lặng, dấu mắt ngỗng yêu cầu phải kéo dài trường độ của chúng song người biểu diễn được tùy ý xử lý, thường thì là kéo dài gấp đôi trường độ gốc. Đối với vạch nhịp, dấu mắt ngỗng có nghĩa là tạo khoảng nghỉ giữa hai ô nhịp; trong trường hợp này, ngược lại với dấu mắt ngỗng là dấu attacca - yêu cầu người biểu diễn phải tiếp tục mà không được dừng giữa hai ô nhịp.[7]

Chú thích sửa

  1. ^ Ví dụ trong Dies Solis (París, Jobert, 1983). Nói chung, Ohana dường như dùng dấu mắt ngỗng vuông với ý nghĩa chỉ khoảng nghỉ ngắn cho dù là áp dụng lên nốt nhạc hay dấu lặng.

Tham khảo sửa

  1. ^ Randel, Don Michael (biên tập): Harvard Dictionary of Music. Cambridge, Mass.: Belknap Press, 2003, tr. 310.
  2. ^ Fermata. LilyPond.org
  3. ^ Bitsch, Marcel & Holstein, Jean-Paul: Aide-mémoire musical. París: Durand, 1972, bảng 5. También: "Le point d'orgue carré est un point d'orgue court." trong Chailley, Jacques & Challan, Henri: Abrégé de la Théorie de la musique. París: Alphonse Leduc, 1948, §16.
  4. ^ Read, Gardner: Music Notation. Boston: Alleyn & Bacon, 1969, p. 108.
  5. ^ Durieux, được trích trong Danhauser, Adolphe: Théorie de la musique. París: Henry Lemoine, 1994, chú thích 10, §3.1,b). ISBN 978-0-230-92226-6
  6. ^ Durieux, được trích trong Danhauser, op. cit. 1994, chú thích 10, §3.1,a).
    También en Abromont, Claude & Montalembert, Eugène de: Guide de la Théorie de la musique, París: Fayard – Henry Lemoine, 2001, tr. 148, a). ISBN 978-2-213-61304-8
  7. ^ Grabner, Hermann: Teoría general de la música. Barcelona: Akal, 2001, tr. 24