Danh sách di sản thế giới tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

bài viết danh sách Wikimedia

Tính đến hiện tại đã có 31 địa danh được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Irelandlãnh thổ hải ngoại.[1] Danh sách này bao gồm: 17 di sản tại Anh, 5 di sản tại Scotland, 1 di sản đều thuôc Anh và Scotland, 3 tại Wales và 1 tại Bắc Ireland, lãnh thổ hải ngoại Bermuda, Gibraltar, Quần đảo Pitcairn, Saint Helena. Có 6 địa danh đầu tiên được công nhận là Di sản thế giới bao gồm Giant's Causeway, Lâu đàiNhà thờ Durham, Hẻm núi Ironbridge, Công viên Hoàng gia Studley bao gồm cả phế tích Tu viện Fountains, Stonehenge, Avebury và các di chỉ liên quanCác lâu đài và tường thành thời vua Edward I tại Gwynedd đều được công nhận vào năm 1986. Di sản mới nhất được công nhận là Lake District của Anh được công nhận vào tháng 7 năm 2017.[2]

Công ước UNESCO được phê duyệt vào năm 1946 bởi 26 quốc gia bao gồm cả Vương quốc Anh. Mục đích của nó là để bảo tồn và bảo vệ các di sản thế giới, tác phẩm nghệ thuật, di tích lịch sử và khoa học.[3] Vương quốc Anh đã đóng góp 130.000 bảng Anh mỗi năm cho Quỹ Di sản thế giới để bảo tồn các địa danh như vậy ở các nước đang phát triển.[4]

Các tiêu chí của di sản bao gồm tiêu chí của di sản văn hóa (bao gồm i, ii, iii, iv, v, vi) và di sản thiên nhiên (vii, viii, ix, x).[5] Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có tổng cộng 26 di sản văn hóa, 4 di sản tự nhiên và 1 di sản hỗn hợp (cả giá trị văn hóa và tự nhiên).[6][7] St Kilda là Di sản hỗn hợp duy nhất tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, và là một trong số ít 35 di sản hỗn hợp được UNESCO công nhận. Nó mang giá trị khi là môi trường sống cho các loài chim biển[8] và năm 2005 đã được mở rộng thêm tiêu chí về văn hóa khi nó là minh chứng cho truyền thống tự cung cấp trong môi trường điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Trong năm 2012, UNESCO cũng đã đưa Liverpool - Thành phố thương mại Hàng hải vào Danh sách di sản thế giới bị đe dọa do sự ảnh hưởng của các dự án quy hoạch đô thị gây ảnh hưởng tới tính toàn vẹn của di sản này.[9]

Vị trí sửa

Dưới đây là vị trí của các di sản tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bấc Ireland và các lãnh thổ hải ngoại thể hiện qua bản đồ khu vực Luân Đôn, bản đồ của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và bản đồ vị trí của các di sản tại các vùng hải ngoại.

Danh sách sửa

Dưới đây là danh sách 31 Di sản thế giới được UNESCO công nhận tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tính đến hết năm 2017.

    Trong tình trạng bị đe dọa
Tên Hình ảnh Vị trí Khoảng thời gian Dữ liệu UNESCO Mô tả
Cảnh quan Công nghiệp Blaenavon   Blaenavon,   Wales
51°47′B 3°05′T / 51,78°B 3,08°T / 51.78; -3.08 (Blaenavon Industrial Landscape)[10]
Thế kỷ XIX[10] 984; 2000;
iii, iv
[10]
Trong thế kỷ XIX, Wales là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về sắt và than đá. Blaenavon là một ví dụ về cảnh quan được tạo ra bởi quá trình công nghiệp liên quan đến việc sản xuất của các nguồn tài nguyên này. Các địa điểm bao gồm các mỏ đá, các tòa nhà công cộng, nhà ở cho công nhân và một tuyến đường sắt.[10]
Cung điện Blenheim   Woodstock, Oxfordshire,   England
51°50′28″B 1°21′40″T / 51,841°B 1,361°T / 51.841; -1.361 (Blenheim Palace)[11]
1705–1722[11] 425; 1987;
ii, iv
[11]
Cung điện Blenheim là nơi ở của John Churchill, Công tước Marlborough thứ nhất, được thiết kế bởi John VanbrughNicholas Hawksmoor. Khu vực công viên liên quan được thiết kế bởi Capability Brown. Cung điện được xây dựng để mừng chiến thắng trước Pháp và nó là côg trình rất có ý nghĩa cho việc thiết lập kiến trúc lãng mạn tiếng Anh như một thực thể riêng biệt từ kiến trúc cổ điển Pháp
Nhà thờ chính tòa Canterbury, Tu viện Thánh Augustine, và Nhà thờ Thánh Marti   Canterbury, Kent,   England
51°17′B 1°05′Đ / 51,28°B 1,08°Đ / 51.28; 1.08 (Canterbury Cathedral, St Augustine's Abbey, and St Martin's Church)[12]
Thế kỷ XI[12] 496; 1988;
i, ii, vi
[12]
Nhà thờ Thánh Martin là nhà thờ lâu đời nhất ở Anh. Các nhà thờ và Tu viện Thánh Augustine đã được thành lập trong giai đoạn đầu Kitô giáo truyền bá tới người Anglo-Saxon. Đây là các công trình mang kiến trúc RomanGothic, và là một trong hai giáo tỉnh của Giáo hội Anh.[12][13][14]
Các lâu đài và tường thành thời vua Edward I tại Gwynedd   Conwy, AngleseyGwynedd,   Wales
53°08′20″B 4°16′34″T / 53,139°B 4,276°T / 53.139; -4.276 (Castles and Town Walls of King Edward in Gwynedd)[15]
Thế kỷ XIII–XIV[15] 374; 1986;
i, iii, iv
[15]
Trong suốt triều đại của Edward I của Anh (1272-1307), một loạt các lâu đài được xây dựng ở xứ Wales với mục đích chinh phục vùng đất và thiết lập các thuộc địa Anh ở xứ Wales. Di sản thế giới bao gồm các lâu đài bao gồm Beaumaris, Caernarfon, Conwy, và Harlech. Các lâu đài của Edward I được các sử gia về quân sự đánh giá là đỉnh cao của kiến trúc quân sự ở châu Âu.[15][16]
Thành phố Bath   Bath, Somerset,   England
51°22′48″B 2°21′36″T / 51,38°B 2,36°T / 51.380; -2.360 (City of Bath)[17]
Thế kỷ I–XIX[17] 428; 1987;
i, ii, iv
[17]
Được thành lập bởi những người La Mã như một khu nghỉ dưỡng khi họ cho xây dựng những phòng tắm La Mã và đền thờ xung quanh các suối nước nóng trong thung lũng Avon, sau đó nó trở thành một trung tâm quan trọng của ngành công nghiệp len trong thời kỳ Trung cổ, và một thị trấn nghỉ dưỡng với những suối nước nóng trong thế kỷ XVIII, với nhiều phòng tắm có lịch sử khác nhau. Thành phố bảo tồn các di tích La Mã và kiến trúc Palladian.[17]
Cảnh quan vùng mỏ Cornwall và Tây Devon   CornwallDevon,   England
50°08′B 5°23′T / 50,13°B 5,38°T / 50.13; -5.38 (Cornwall and West Devon Mining Landscape)[18]
Thế kỷ XVIII và XIX[18] 1,215; 2006;
ii, iii, iv
[18]
Ngành khai mỏ quặng thiếc và đồng ở Devon và Cornwall bùng nổ trong thế kỷ XVIII và XIX, và ở thời kỳ đỉnh cao, nơi đây là khu vực sản xuất 2/3 sản lượng đồng của toàn thế giới. Các kỹ thuật và công nghệ khai thác sâu phát triển ở Devon và Cornwall sau đó đã được sử dụng trên toàn thế giới.[18]
Các nhà máy ở thung lũng Derwent   Thung lũng Derwent, Derbyshire,   England
53°01′12″B 1°29′56″T / 53,02°B 1,499°T / 53.020; -1.499 (Derwent Valley Mills)[19]
Thế kỷ XVIII và XIX[19] 1,030; 2001;
ii, iv
[19]
Các nhà máy ở thung lũng Derwent là cái nôi của hệ thống các nhà máy; những đổi mới trong thung lũng bao gồm cả việc phát triển nhà ở cho công nhân chẳng hạn như tại Cromford và những guồng nước là một trong những phát minh quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh. Các nhà máy trong Thung lũng Derwent sau đó còn ảnh hưởng tới cả Bắc Mỹ và châu Âu.[20]
Dorset và Bờ biển Đông Devon   DorsetDevon,   England
50°42′B 2°59′T / 50,7°B 2,98°T / 50.70; -2.98 (Dorset and East Devon Coast)[21]
n/a 1029; 2001;
viii
[21]
Các vách đá tạo nên bờ biển Dorset và Devon là một địa điểm quan trọng đối với các hóa thạch và cung cấp một bằng chứng liên tục của cuộc sống trên cạn và trên biển trong khu vực từ 185 triệu năm trước đây.[21]
Lâu đàiNhà thờ chính tòa Durham   Durham, Durham,   England
54°46′26″B 1°34′30″T / 54,774°B 1,575°T / 54.774; -1.575 (Durham Castle and Cathedral)[22]
Thế kỷ XI và XII[22] 370; 1986;
ii, iv, vi
[22]
Nhà thờ chính tòa Durham là ví dụ "lớn và tốt nhất" của Kiến trúc Norman ở Anh và vòm của nhà thờ là một phần đánh dấu sự ra đời của kiến trúc Gothic. Nhà thờ là nơi có xá lị Thánh CuthbertBêđa. Lâu đài Durham là nơi ở của Giám mục Durham.[22]
Cầu Forth   Edinburgh, Inchgarvie và Fife,   Scotland
56°00′02″B 3°23′19″T / 56,000421°B 3,388726°T / 56.000421; -3.388726 (Forth Bridge)[23]
1890 1485; 2015;
i, iv
[23]
Forth là một cầu đường sắt đúc hẫng bắc qua Firth của Forth, một khu vực cửa sông ở phía đông Scotland, nằm cách 9 dặm (14 kilômét) về phía tây của trung tâm thành phố Edinburgh. Nó là công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Scotland, đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Cây cầu được thiết kế bởi hai kiến trúc sư người Anh là Sir John Fowler và Sir Benjamin Baker.
Biên thành La Mã   Bắc   England phía nam   Scotland
54°59′B 2°36′T / 54,99°B 2,6°T / 54.99; -2.60 (Frontiers of the Roman Empire)[24]
Thế kỷ II[24] 430; 1987 (mở rộng năm 2005 và 2008);
ii, iii, iv
[24]
Bức tường Hadrian được xây dựng vào năm 122 AD trong khi bức tường Antonine được xây dựng vào năm 142 AD để bảo vệ Đế quốc La Mã trước "người man rợ".[24] Di sản thế giới trước đây chỉ bao gồm bức tường Hadrian, nhưng sau đó đã mở rộng thêm bức tường Antonine ở Scotland cùng với các rào chắn, tường thành và pháo đài hiện đại ở Đức.[25]
Giant's Causeway và bờ biển Causeway   Antrim,   Northern Ireland
55°14′24″B 6°30′40″T / 55,24°B 6,511°T / 55.240; -6.511 (Giant's Causeway and Causeway Coast)[26]
60–50 triệu năm trước[26] 369; 1986;
vii, viii
[26]
Đây là khu vực tự nhiên cấu thành bởi 40.000 cột bazan nhô ra biển. Điều này được hình thành trong Kỷ Đệ Tam.[26]
Các đảo GoughInaccessible     Tristan da Cunha, Saint Helena, Ascension và Tristan da Cunha, Nam Đại Tây Dương
40°19′05″N 9°56′07″T / 40,3181°N 9,9353°T / -40.3181; -9.9353 (Gough and Inaccessible Island)[27]
n/a 740; 1995 (sửa đổi năm 2004);
vii, x
[27]
Cùng với nhau, các đảo GoughInaccessible bảo tồn hệ sinh thái gần như nguyên vẹn không chịu ảnh hưởng bởi con người, với rất nhiều các loài động thực vật đặc hữu và quý hiếm.[27]
Di chỉ thời đồ đá mới ở Orkney   Orkney,   Scotland
58°59′46″B 3°11′17″T / 58,996°B 3,188°T / 58.996; -3.188 (Heart of Historic Orkney)[28]
Thiên niên kỷ thứ 3 TCN[28] 514; 1999;
i, ii, iii, iv
[28]
Một bộ sưu tập của các địa điểm thời đồ đá mới với mục đích khác nhau, từ địa điểm lao động đến những khu vực tiến hành nghi lễ. Nó bao gồm khu định cư Skara Brae, ngôi mộ cổ rộng với nhiều phòng mộ Maes Howe và các vòng tròn đá của StennessBrodgar.[28]
Đảo Henderson   Đảo Henderson,   Pitcairn Islands, Thái Bình Dương
24°21′N 128°19′T / 24,35°N 128,31°T / -24.35; -128.31 (Henderson Island)[29]
n/a 487; 1988;
vii, x
[29]
Đây là một đảo san hô nằm ở Nam Thái Bình Dương, hệ sinh thái của hòn đảo gần như được bảo tồn nguyên vẹn mà không chịu tác động nào đáng kể của con người bởi sự cô lập của nó, và nó cũng cho thấy sự tiến hóa của các loài động thực vật trong môi trường sống cô lập. Hòn đảo có 10 loài thực vật cùng 4 loài động vật đặc hữu.[29]
Thị trấn lịch sử St George và thành lũy liên quan, Bermuda   St George,   Bermuda
32°22′46″B 64°40′40″T / 32,379444°B 64,677778°T / 32.379444; -64.677778 (St George)[30]
Thế kỷ XVII–XX[30] 983; 2000;
iv
[30]
Thành lập vào năm 1612, St George's là một thị trấn cổ của người Anh ở Tân Thế giới và là một ví dụ điển hình của khu định cư được quy hoach ở Tân Thế giới trong thế kỷ XVII bởi cường quốc thực dân. Các công sự minh họa cho kỹ thuật phòng thủ giai đoạn từ thế kỷ XVII tới 20.[30]
Hẻm núi Cầu Sắt   Ironbridge, Shropshire,   England
52°37′34″B 2°29′10″T / 52,626°B 2,486°T / 52.626; -2.486 (Ironbridge Gorge)[31]
Thế kỷ XVIII[31] 371; 1986;
i, ii, iv, vi
[31]
Hẻm sắt Ironbridge chứa các hầm mỏ, nhà máy, nhà ở của người lao động, và cơ sở hạ tầng giao thông đã được tạo ra trong hẻm núi trong Cuộc Cách mạng Công nghiệp. Sự phát triển của sản xuất than cốc trong khu vực đã giúp khởi xướng Cuộc cách mạng Công nghiệp ở Anh. Cầu Sắt là cây cầu đầu tiên trên thế giới được xây dựng từ sắt và có kiến ​​trúc và có ảnh hưởng tới công nghệ xây dựng cầu trên thế giới.[31]
Liverpool – Thành phố giao thương Hàng hải    Liverpool, Merseyside,   England
53°24′B 2°59′T / 53,4°B 2,99°T / 53.40; -2.99 (Liverpool Maritime Mercantile City)[32]
Thế kỷ XVIII và XIX[32] 1,150; 2004;
ii, iii, iv
[32]
Trong thế kỷ XVIII và XIX, Liverpool là một trong những cảng lớn nhất trên thế giới. Kết nối toàn cầu của nó đã giúp duy trì Đế quốc Anh, và nó là một cảng lớn tham gia vào hoạt động buôn bán nô lệ cho đến khi bãi bỏ vào năm 1807, và là một điểm xuất phát cho những người di cư đến Bắc Mỹ. Các bến cảng là ví dụ về sự đổi mới trong xây dựng và quản lý bến tàu.[32]
Di sản hải dương Greenwich   Greenwich, Luân Đôn, Đại Luân Đôn,   England
51°28′45″B 0°00′00″Đ / 51,4791°B 0°Đ / 51.4791; 0 (Maritime Greenwich)[33]
Thế kỷ XVII và XVIII[33] 795; 1997;
i, ii, iv, vi
[33]
Cũng như sự hiện diện của ví dụ đầu tiên về kiến trúc Palladian ở Anh và các tác phẩm của Christopher WrenInigo Jones, khu vực này rất quan trọng đối với Đài quan sát Hoàng gia, nơi sự hiểu biết về thiên văn học đã được phát triển.[33]
New Lanark   New Lanark, South Lanarkshire,   Scotland
55°40′B 3°47′T / 55,66°B 3,78°T / 55.66; -3.78 (New Lanark)[34]
Thế kỷ XIX[34] 429; 2001;
ii, iv, vi
[34]
Thúc đẩy bởi Richard Arkwright, hệ thống nhà máy phát triển như tại Thung lũng Derwent, cộng đồng New Lanark được tạo ra để cung cấp nhà ở cho công nhân tại các nhà máy. Nhà hảo tâm Robert Owen đã mua lại địa điểm và biến nó thành một cộng đồng kiểu mẫu, cung cấp các tiện nghi công cộng, giáo dục, và hỗ trợ cải cách nhà máy.[34]
OldNew Towns của Edinburgh   Edinburgh,   Scotland
55°56′49″B 3°11′28″T / 55,947°B 3,191°T / 55.947; -3.191 (Old and New Town of Edinburgh)[35]
Trong các thế kỷ từ 11–19[35] 728; 1995;
ii, iv
[35]
Old Town của Edinburgh được thành lập vào thời Trung Cổ, và New Town đã được phát triển vào giai đoạn năm 1767-1890. Nó trái ngược với cách bố trí các khu định cư trong thời trung cổ và hiện đại. Bố cục và kiến ​​trúc của New Town được thiết kế bởi những thiên tài như William ChambersWilliam Playfair đã ảnh hưởng đến thiết kế đô thị châu Âu trong thế kỷ XVIII và XIX.[35]
Cung điệnTu viện Westminster bao gồm cả Nhà thờ Thánh Margaret, Westminster   Westminster, Đại Luân Đôn,   England
51°29′59″B 0°07′43″T / 51,4997°B 0,1286°T / 51.4997; -0.1286 (Westminster Palace, Westminster Abbey and Saint Margaret's Church)[36]
Thế kỷ X, XI, và XIX[36] 426; 1987 (modified in 2008);
i, ii, iv
[36]
Địa điểm này đã tham gia vào quá trình quản lý Anh từ thế kỷ XI, và sau đó là Vương quốc Anh. Kể từ ngày đăng quang của William I của Anh, tất cả các vị vua Anh và Vương quốc Anh đều được trao vương miện tại Tu viện Westminster. Cung điện Westminster là nơi có Quốc hội Anh, là một ví dụ về kiến trúc Gothic Trung Cổ; Nhà thờ Thánh Margaret là nhà thờ giáo xứ của cung điện, và mặc dù nó lịch sử xây dựng vào thế kỷ thứ XI, nhưng công trình này đã được xây dựng lại.[36][37][38]
Kênh đào và Cầu máng nước Pontcysyllte   Trevor, Wrexham,   Wales and Shropshire,   England
52°58′12″B 3°05′13″T / 52,97°B 3,087°T / 52.970; -3.087 (Pontcysyllte Aqueduct and Canal)[39]
1795–1805[39] 1,303; 2009;
i, ii, iv
[39]
Đường ống dẫn nước được xây dựng để đưa kênh Ellesmere qua thung lũng Dee. Hoàn thành trong cuộc Cách mạng Công nghiệp và được thiết kế bởi Thomas Telford, ống nước đã sử dụng sắt đúc và ảnh hưởng đến kỹ thuật dân dụng trên toàn thế giới..[39][40]
Vườn thực vật hoàng gia Kew   Kew, Đại Luân Đôn,   England
51°28′26″B 0°17′42″T / 51,474°B 0,295°T / 51.474; -0.295 (Vườn thực vật hoàng gia Kew)[41]
Thế kỷ XVIII–XX[41] 1,084; 2003;
ii, iii, iv
[41]
Được thành lập vào năm 1759, Vườn thực vật Kew được thiết kế bởi Charles Bridgeman, William Kent, Capability BrownWilliam Chambers. Vườn đã được sử dụng để nghiên cứu thực vật học, sinh thái học và làm sâu thêm sự hiểu biết về các loài.[41]
St Kilda   St Kilda,   Scotland
57°48′58″B 8°34′59″T / 57,816°B 8,583°T / 57.816; -8.583 (St Kilda)[42]
n/a 387; 1987 (sửa đổi năm 2005 và 2008);
ii, iii, iv
[42]
Mặc dù có lịch sử cư trú 2000 năm nay, nhưng quần đảo bị cô lập St Kilda ngày nay không có bất cứ người dân nào từ năm 1930. Di sản của con người bao gồm nhiều đặc điểm kiến ​​trúc độc đáo từ thời tiền sử và quá khứ định cư trên quần đảo. St Kilda cũng là nơi sinh sản của nhiều loài chim biển quan trọng khi nó là nơi tập trung số lượng Ó biển phương Bắc lớn nhất thế giới cùng 136.000 cặp Hải âu cổ rụt Đại Tây Dương.[42][43]
Saltaire   Saltaire, Shipley, West Yorkshire,   England
53°50′13″B 1°47′24″T / 53,837°B 1,79°T / 53.837; -1.790 (Saltaire)[44]
1853[44] 1,028; 2001;
ii, iv
[44]
Saltaire được thành lập bởi Titus Salt như là một ngôi làng mẫu cho những người công nhân của mình. Các phần của di sản này bao gồm cả nhà máy dệt Salts Mill, một công trình đặc trưng của tính cộng đồng và là một ví dụ về tính gia trưởng trong thế kỷ XIX.[44]
Stonehenge, Avebury và các di chỉ liên quan   Wiltshire,   England
51°10′44″B 1°49′31″T / 51,1788°B 1,8252°T / 51.1788; -1.8252 (Stonehenge, Avebury and Associated Sites)[45]
Thiên niên kỷ thứ 4–2 TCN[45] 373; 1986 (sửa đổi năm 2008);
i, ii, iii
[45]
Các địa điểm đồ đá mới của Avebury và Stonehenge là hai trong số những di tích đá lớn nhất và nổi tiếng nhất trên thế giới. Chúng liên quan đến sự tương tác của con người với môi trường. Mục đích của các khối đá và nguồn gốc của nó đã đem đến nhiều giả thiết khác nhau. Các di chỉ liên quan còn bao gồm Silbury Hill, Beckhampton AvenueKennet Avenue.[45]
Công viên Hoàng gia Studley bao gồm cả Phế tích của Tu viện Fountains   North Yorkshire,   England
54°06′58″B 1°34′23″T / 54,116°B 1,573°T / 54.116; -1.573 (Studley Royal Park including the Ruins of Fountains Abbey)[46]
1132 (Tu viện),
Thế kỷ XIX (Công viên)
[46]
372; 1986;
i, iv
[46]
Trước khi giải thể các tu viện vào giữa thế kỷ XVI, Tu viện Fountains là một trong những tu viện lớn nhất và giàu có nhất của Cistercian ở Anh và là một trong số ít những công trình còn tồn tại từ thế kỷ XII. Khu vườn kết hợp với khu trung tâm, tồn tại ở mức độ lớn trong thiết kế ban đầu trở thành một thiết kế có ảnh hưởng đến khắp các khu vườn ở châu Âu.[46]
Tháp Luân Đôn   Tower Hamlets, Đại Luân Đôn,   England
51°30′29″B 0°04′34″T / 51,508°B 0,0761°T / 51.5080; -0.0761 (Tower of Luân Đôn)[47]
Thế kỷ XI[47] 488; 1988;
ii, iv
[47]
Bắt đầu được xây dựng bởi William I của Anh năm 1066 trong Cuộc xâm lược Anh của người Norman, tháp Luân Đôn là biểu tượng của quyền lực và là một ví dụ về kiến ​​trúc quân sự Norman lan rộng khắp nước Anh. Sự bổ sung của Henry IIIEdward I vào thế kỷ XIII làm cho lâu đài trở thành một trong những tòa nhà có ảnh hưởng nhất ở Anh.[47]
Quần thể hang động Gorham   Mặt phía Đông của Đá Gibraltar,   Gibraltar
36°07′13″B 5°20′31″T / 36,120397°B 5,342075°T / 36.120397; -5.342075 (Gorham's Cave)[48]
33-23.000 năm trước[49] 1500; 2016;
iii
[48]
Bao gồm bốn hang động tự nhiên bên bờ biển, quần thể này là các địa điểm nổi tiếng, nơi trú ẩn cuối cùng của người Neanderthal tại Gibraltar cách đây 28.000 năm trước. Bằng chứng về sự chiếm đóng của người hiện đại cũng có mặt tại địa điểm này.[48]
Lake District của Anh   Cumbria,   England
54°28′26″B 3°4′56″T / 54,47389°B 3,08222°T / 54.47389; -3.08222 (The English Lake District)[50]
n/a 422; 2017;
ii, v, vi
[50]
Nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên của núi, hồ, nhà cửa, vườn và công viên, Lake District được tổ chức thông qua hình ảnh tranh vẽ, nghệ thuật thị giác lãng mạn và văn học từ thế kỷ XVIII.[50]
Đài thiên văn Jodrell Bank   Cheshire,   England
53°14.5′B 2°18.7′T / 53,2417°B 2,3117°T / 53.2417; -2.3117 (Jodrell Bank Observatory)[51]
1945[51] 1594; 2019;
i, ii, iv, vi
[51]

Danh sách di sản dự kiến sửa

Danh sách dự kiến ​​là bản kê các di sản quan trọng và các di tích tự nhiên mà một quốc gia đệ trình để xem xét ghi vào Danh sách Di sản thế giới. Danh sách Dự kiến ​​có thể được cập nhật bất cứ lúc nào, nhưng việc đưa vào danh sách dự kiến là một điều kiện tiên quyết để được xem xét công nhận là Di sản thế giới trong khoảng 5-10 năm kế tiếp.[52]

Danh sách Dự kiến ​​của Vương quốc Anh được cập nhật lần cuối vào ngày 16 tháng 7 năm 2017, bao gồm 11 địa điểm:[53]

Tên Hình ảnh Vị trí Khoảng thời gian Số hiệu UNESCO
Xưởng đóng tàu Chatham và Hệ thống phòng thủ của nó   Kent,   England
51°39′47″B 0°53′40″Đ / 51,66306°B 0,89444°Đ / 51.66306; 0.89444 (Chatham Dockyard and its Defences)[54]
Thế kỷ XVII–XIX[54] 5670; 2012;
ii, iv
[54]
Creswell Crags   Derbyshire,   England
53°16′B 1°12′T / 53,26°B 1,2°T / 53.26; -1.20 (Creswell Crags)[55]
60–15 nghìn năm trước[55] 5671; 2012;
iii
[55]
Phòng thí nghiệm cảnh quan Darwin   Đại Luân Đôn,   England
51°19′50″B 0°03′4″Đ / 51,33056°B 0,05111°Đ / 51.33056; 0.05111 (Darwin's Landscape Laboratory)[56]
1842–1882[56] 5672; 2012;
iii, vi
[56]
Đảo St Helena     Saint Helena, Nam Đại Tây Dương
16°0′0″B 5°45′0″T / 16°B 5,75°T / 16.00000; -5.75000 (Island of St Helena)[57]
n/a 5675; 2012;
x
[57]
Đài quan sát Jodrell Bank   Cheshire,   England
53°14.5′B 2°18.7′T / 53,2417°B 2,3117°T / 53.2417; -2.3117 (Jodrell Bank Observatory)[51]
1945[51] 5676; 2012;
i, ii, iv, vi
[51]
Mousa, Old Scatness và Jarlshof: Đỉnh cao thời kỳ đồ sắt ở Shetland   Shetland,   Scotland 4.000 năm trước[58] 5677; 2012;
iii, iv
[58]
Di sản công nghiệp đá phiến ở Bắc Wales   Gwynedd,   Wales Các thế kỷ XVIII–XX[59] 5678; 2012;
ii, v
[59]
Đầm lầy Flow Country   CaithnessSutherland,   Scotland
58°20′53″B 3°59′0″T / 58,34806°B 3,98333°T / 58.34806; -3.98333 (Flow Country)[60]
n/a 5679; 2012;
ix, x
[60]
Tu viện Monkwearmouth–Jarrow   Tyne and Wear,   England 672/3 (Wearmouth)
681 (Jarrow)[61]
5681; 2012;
ii, iii, iv, vi
[61]
Quần đảo Turks và Caicos     Quần đảo Turks và Caicos, Biển Caribe
21°20′B 71°10′T / 21,333°B 71,167°T / 21.333; -71.167 (Turks and Caicos Islands)[62]
n/a 5682; 2012;
x
[62]
Great Spa của châu Âu   Bath, Somerset,   England
(Transnational property)
Thế kỷ I tới thế kỷ XX[63] 5935; 2014;
ii, iii, iv, vi
[63]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland: Properties inscribed on the World Heritage List, UNESCO, truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2009
  2. ^ Forth Bridge given World Heritage Site status, BBC Online, ngày 5 tháng 7 năm 2015, truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2015
  3. ^ UNESCO Constitution, UNESCO, truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2009
  4. ^ Funding, Department for Culture, Media and Sport, Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2009, truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2009
  5. ^ The Criteria for Selection, UNESCO, truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2009
  6. ^ World Heritage List, UNESCO, truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2009
  7. ^ Dual World Heritage Status For Unique Scottish Islands, National Trust for Scotland, ngày 14 tháng 7 năm 2005, Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2006, truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2009
  8. ^ New publication spotlights St Kilda, Scottish Natural Heritage, ngày 9 tháng 12 năm 2004, Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2009, truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2009
  9. ^ “Liverpool – Maritime Mercantile City Threats to the Site (2012)”. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2013.
  10. ^ a b c d Blaenavon Industrial Landscape, UNESCO, truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2009
  11. ^ a b c Blenheim Palace, UNESCO, truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2009
  12. ^ a b c d Canterbury Cathedral, St Augustine's Abbey, and St Martin's Church, UNESCO, truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2009
  13. ^ Church of St Martin, Images of England, Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2011, truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2009
  14. ^ St Augustine's Abbey, Pastscape, truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2009
  15. ^ a b c d Castles and Town Walls of King Edward in Gwynedd, UNESCO, truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2009
  16. ^ Liddiard (2005), p. 9.
  17. ^ a b c d City of Bath, UNESCO, truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2009
  18. ^ a b c d Cornwall and West Devon Mining Landscape, UNESCO, truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2009
  19. ^ a b c Derwent Valley Mills, UNESCO, truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2009
  20. ^ Derwent Valley Mills Partnership (2000), pp. 30–31, 96.
  21. ^ a b c Dorset and East Devon Coast, UNESCO, truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2009
  22. ^ a b c d Durham Castle and Cathedral, UNESCO, truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2009
  23. ^ a b Forth Bridge, UNESCO, truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2015
  24. ^ a b c d Frontiers of the Roman Empire, UNESCO, truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2009
  25. ^ UNESCO World Heritage Centre. “Frontiers of the Roman Empire”. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2015.
  26. ^ a b c d Giant's Causeway and Causeway Coast, UNESCO, truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2009
  27. ^ a b c Gough and Inaccessible Island, UNESCO, truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2009
  28. ^ a b c d Di chỉ thời đồ đá mới ở Orkney, UNESCO, truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2009
  29. ^ a b c Henderson Island, UNESCO, truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2009
  30. ^ a b c d Historic Town of St George and Related Fortifications, Bermuda, UNESCO, truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2009
  31. ^ a b c d Ironbridge Gorge, UNESCO, truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2009
  32. ^ a b c d Liverpool – Maritime Mercantile City, UNESCO, truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2009
  33. ^ a b c d Maritime Greenwich, UNESCO, truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2009
  34. ^ a b c d New Lanark, UNESCO, truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2009
  35. ^ a b c d Old and New Towns of Edinburgh, UNESCO, truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2009
  36. ^ a b c d Westminster Palace, Westminster Abbey and Saint Margaret's Church, UNESCO, truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2009
  37. ^ History, Westminster Abbey, Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2009, truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2009
  38. ^ Thornbury (1878), p. 567.
  39. ^ a b c d Pontcysyllte Aqueduct and Canal, UNESCO, truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2009
  40. ^ Listed Buildings: Pontcysyllte Aqueduct, Trevor, Wrexham County Borough Council, truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2009
  41. ^ a b c d Royal Botanical Gardens, Kew, UNESCO, truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2009
  42. ^ a b c St Kilda, UNESCO, truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2009
  43. ^ Benvie (2000).
  44. ^ a b c d Saltaire, UNESCO, truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2009
  45. ^ a b c d Stonehenge, Avebury and Associated Sites, UNESCO, truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2009
  46. ^ a b c d Studley Royal Park including the Ruins of Fountains Abbey, UNESCO, truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2009
  47. ^ a b c d Tower of Luân Đôn, UNESCO, truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2009
  48. ^ a b c Gorham's Cave Complex, UNESCO, truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2016
  49. ^ Finlayson C, Pacheco FG, Rodríguez-Vidal J, và đồng nghiệp (tháng 10 năm 2006). “Late survival of Neanderthals at the southernmost extreme of Europe” (PDF). Nature. 443 (7113): 850–3. Bibcode:2006Natur.443..850F. doi:10.1038/nature05195. PMID 16971951. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2016.
  50. ^ a b c The English Lake District, UNESCO, truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2017
  51. ^ a b c d e f Jodrell Bank Observatory, UNESCO, truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019
  52. ^ Glossary, UNESCO, truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2010
  53. ^ Tentative list of United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, UNESCO, ngày 19 tháng 1 năm 2006, truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2016
  54. ^ a b c Chatham Dockyard and its Defences, UNESCO, truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2016
  55. ^ a b c Creswell Crags, UNESCO, truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2016
  56. ^ a b c Darwin's Landscape Laboratory, UNESCO, truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2016
  57. ^ a b Island of St Helena, UNESCO, truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2016
  58. ^ a b Mousa, Old Scatness và Jarlshof: Đỉnh cao thời kỳ đồ sắt ở Shetland, UNESCO, truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2016
  59. ^ a b Slate Industry of North Wales, UNESCO, truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2016
  60. ^ a b Flow Country, UNESCO, truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2016
  61. ^ a b The Twin Monastery of Wearmouth Jarrow, UNESCO, truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2016
  62. ^ a b Turks and Caicos Islands, UNESCO, truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2016
  63. ^ a b Great Spas of Europe, UNESCO, truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2016

Liên kết ngoài sửa