Dromaeosauridae là một họ khủng long theropoda giống chim. Chúng là động vật ăn thịt có lông nhỏ và vừa, chúng từng phát triển mạnh mẽ vào kỷ Phấn trắng. Tên Dromaeosauridae có nghĩa là 'thằn lằn chạy', từ tiếng Hy Lạp dromeus (δρομευς) có nghĩa là "Người chạy" và sauros nghĩa là "thằn lằn" (σαυρος). Một tên được dùng không chính thức là raptor[2] (theo Velociraptor), một thuật ngữ được dùng trong bộ phim Công viên kỷ Jura, một vài chi có cụm từ "raptor" trong tên chúng để nhấn mạnh các tập tính giống chim.

Phi long
Khoảng thời gian tồn tại:
Phấn trắng sớmPhấn trắng muộn, 143–66 triệu năm trước đây có thể cả Jura giữa nữa
Mô hình bộ xương Bambiraptor feinbergi
Phân loại khoa học e
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Reptilia
nhánh: Dinosauria
Bộ: Saurischia
Phân bộ: Theropoda
nhánh: Maniraptora
nhánh: Eumaniraptora
Họ: Dromaeosauridae
Matthew & Brown, 1922
Loài điển hình
Dromaeosaurus albertensis
Matthew & Brown, 1922
Phân nhóm[1]
Các đồng nghĩa

Ornithodesmidae Hooley, 1913
Itemiridae Kurzanov, 1976
Unenlagiidae Agnolin & Novas, 2011

Hóa thạch Dromaeosauridae đã được tìm thấy ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Phi, Nhật Bản, Trung Quốc, Mông Cổ, Madagascar, ArgentinaNam Cực.[3] Chúng xuất hiện lần đầu tiên vào giữa kỉ Jura (cuối Bathonian, khoảng 164 triệu năm trước) và sống sót cho đến khi kết thúc của kỷ Phấn trắng (Maastrichtian, 65,5 triệu năm trước), chúng tồn tại hơn 100 triệu năm, cho đến Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen. Sự hiện diện của Dromaeosauridae vào giữa kỷ Jurassic đã được xác nhận bởi việc khám phá ra răng hóa thạch bị cô lập, mặc dù không có hóa thạch cơ thể dromaeosauridae được tìm thấy từ thời kỳ này.[4]

Chú thích sửa

  1. ^ Holtz, Thomas R. Jr. (2012) Dinosaurs: The Most Complete, Up-to-Date Encyclopedia for Dinosaur Lovers of All Ages, Winter 2011 Appendix.
  2. ^ Acorn, J. (2007). Deep Alberta: Fossil Facts and Dinosaur Digs. University of Alberta Press. tr. 13. ISBN 0-88864-481-7.
  3. ^ Case, J.A., Martin, J.E., and Reguero, M. (2007). "A dromaeosaur from the Maastrichtian of James Ross Island and the Late Cretaceous Antarctic dinosaur fauna." Pp. 1–4 in Cooper, A., Raymond, C., and Team, I.E. (eds.), Antarctica: a Keystone in a Changing World – Online Proceedings for the Tenth International Symposium on Antarctic Earth Sciences, U.S. Geological Survey Open-File Report 2007-1047, SRP 083. U.S. Geological Survey, Washington, D.C.
  4. ^ Metcalf, S.J., Vaughan, R.F., Benton, M.J., Cole, J., Simms, M.J. and Dartnall, D.L. (1992). “A new Bathonian (Middle Jurassic) microvertebrate site, within the Chipping Norton Limestone Formation at Hornsleaslow Quarry, Gloucestershire”. Proceedings of the Geologists' Association. 103 (4): 321–342. doi:10.1016/S0016-7878(08)80129-0.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Tham khảo sửa