Luise xứ Baden

Đại Công nữ Baden, Hoàng hậu Nga
(Đổi hướng từ Elizabeth Alexeievna)

Luise xứ Baden (tiếng Đức: Luise von Baden; tiếng Nga: Луиза Баденская; tiếng Anh: Louise of Baden; tên đầy đủ: Luise Marie Auguste; 24 tháng 1, năm 177916 tháng 5, năm 1826)[1][2][3] còn được biết đến ở Nga với cái tên là Yelizaveta Alekseevna (Tiếng Nga: Елизавета Алексеевна; tiếng Đức: Elisabeth Alexejewna; tiếng Anh: Elizabeth Alexeievna) là Đại Công nữ Baden, Hoàng hậu Đế quốc Nga với tư cách là vợ của Hoàng đế Aleksandr I của Nga.[4]

Luise xứ Baden
Luise von Baden
Hoàng hậu Đế quốc Nga
Tại vị24 tháng 3 năm 18011 tháng 12 năm 1825
24 năm, 252 ngày
Đăng quang15 tháng 9 năm 1801
Tiền nhiệmSophie Dorothee xứ Württemberg
Kế nhiệmCharotte của Phổ
Thông tin chung
Sinh(1779-01-24)24 tháng 1, 1779
Karlsruhe, Baden
Mất16 tháng 5, 1826(1826-05-16) (47 tuổi)
Belyov, Đế quốc Nga
Phối ngẫuAleksandr I của Nga Vua hoặc hoàng đế
Hậu duệMariya Aleksandrovna của Nga
Yelizaveta Aleksandrovna của Nga
Tên đầy đủ
Luise Marie Auguste
Gia tộcNhà Zähringen
Nhà Romanov (hôn nhân)
Thân phụKarl Ludwig xứ Baden
Thân mẫuAmalie xứ Hessen-Darmstadt
Tôn giáoChính thống giáo Nga
Trước là Giáo hội Luther

Đại Công nữ Baden sửa

 
Chân dung Luise xứ Baden năm 1791.

Luise xứ Baden sinh ở Karlsruhe, vào ngày 24 tháng 1 năm 1779 (theo lịch cũ13 tháng 1), tên đầy đủ là Luise Marie Auguste, là một Đại công nữ của Đại công quốc Baden thuộc Gia tộc Zähringen. Luise là con thứ ba trong tổng số bảy người con của Karl Ludwig xứ BadenAmalie xứ Hesse-Darmstadt. Ông bà nội của Luise là Karl Friedrich xứ BadenKaroline Luise xứ Hessen-Darmstadt. Ông bà ngoại của Luise là Ludwig IX xứ Hessen-DarmstadtKaroline xứ Pfalz-Zweibrücken. Khi chào đời, Luise rất bé và các bác sĩ sợ rằng Đại Công nữ sẽ không thể sống sót.

 
Chân dung Luise xứ Baden.

Luise xứ Baden lớn lên trong mái ấm của gia đình. Đại Công nữ gắn bó đặc biệt với người mẹ và liên tục duy trì việc trao đổi thư từ cho đến khi qua đời. Khi mới 12 tưổi, một cuộc sắp xếp hôn nhân diễn ra đã quyết định cuộc đời bà. Nữ hoàng Nga Yekaterina II đang tìm kiếm người vợ cho đứa cháu lớn là Aleksandr (sau là Hoàng đế Nga), đã chọn Louise làm vợ. Sau khi nhận được cảm tình gây ấn tượng sâu sắc, Ekaterina II mời Luise và người em gái Friederike đến Nga. Vào mùa thu năm 1792, hai chị em được đưa đến kinh đô Sankt-Peterburg.

 
Hôn lễ của Đại Công nữ Luise xứ Baden và Đại vương công Aleksandr của Nga.

Nữ hoàng Ekaterina rất có cảm tình với Luise, tìm được nét đẹp chân thành và tính trung thực từ bà.[5] Sắc đẹp của Luise cũng đã mê hoặc Aleksandr; lúc này Aleksandr còn trẻ và cũng rất đẹp trai. Lúc đầu, Aleksandr còn ngại ngùng với người vợ tương lai của mình (khi ông còn rất trẻ và chưa có kinh nghiệm), ông không biết đối xử với bà như thế nào và làm Luise hiểu nhầm rằng ông không thích bà. Nhưng cuối cùng tình cảm của cặp đôi trẻ chẳng mấy trốc đã nồng nàn. Trong một lá thư mà Luise gửi cho Aleksandr, bà có viết đoạn:"Chàng nói với em là em giữ hạnh phúc của người chung thủy... Nếu đúng thì hạnh phúc của chàng là vĩnh viễn. Chàng yêu em thật lòng thì em cũng yêu chàng bằng cả trái tim, đó sẽ là hạnh phúc mà em mong ước. Chàng hãy chắc chắn là em yêu chàng hơn tất cả những gì em có thể nói". Họ đính hôn vào tháng 5 năm 1793.

Sau đó, Luise xứ Baden bắt đầu học tiếng Nga, cải đạo Chính Thống giáo Nga, lấy danh hiệu [Đại vương công phu nhân Nga; theo truyền thống và đổi tên thành Yelizaveta Alekseevna. Sau khi tình cảm đã tràn đầy, họ quyết định làm đám cưới vào ngày 28 tháng 9 năm 1793[5] " đó là đám cưới được ví như Cupid và Psyche".[5] Nữ hoàng Yekaterina viết thư đến Thân vương xứ Ligne. Luise lúc này 14 tuổi còn Aleksandr 15 tuổi.

Đại vương công phu nhân Nga sửa

 
Luise xứ Baden, Đại vương công phu nhân Yelizaveta Alekseevna, chân dung bởi Jean-Laurent Mosnier.
 
Aleksandr và Luise.

Kết hôn ở độ tuổi còn rất trẻ, cùng với bản tính nhút nhát và ngây thơ, Luise không hề được chuẩn bị kỹ càng cho vai trò mới ở Nga. Luise còn bị choáng ngợp bởi sự hào nhoáng của triều đình Nga và hoảng sợ trước những âm mưu xấu xa và toan tính lạnh lùng. Đại vương công phu nhân cũng kinh hoàng trước những mối quan hệ nhục dục xung quanh bản thân tại triều đình khi ngoại tình là một điều được chấp nhận như một hình thức giải trí. Chính Nữ hoàng Yekaterina II đã tạo nên tiền lệ cho lối sống phóng đãng tại triều đình Nga.[6] Thậm chí tình nhân của Nữ hoàng, Platon Zubov, có gắng quyến rũ Luise.[7]

Trước tình cảnh làm dâu nước Nga, Luise cảm thấy cô đơn và nhớ nhà, đặc biệt là sau khi em gái Friederike trở về Baden. Luise bị bỏ mặc trong một thế giới xa lạ và không thể là chính mình, kể cả khi chỉ có các người hầu và thị tùng. Tình yêu của Aleksandr là nguồn ai ủi duy nhất của Luise. "Không có chồng của em, người duy nhất khiến em hạnh phúc, em đã chết đi cả ngàn lần."[a][6]

Những năm đầu hôn nhân của Luise và chồng tương đối hạnh phúc. Thế nhưng Luise dần khiến Nữ hoàng Yekaterina II phật lòng khi hai vợ chồng vẫn chưa có con trai. Sau khi Yekaterina II qua đời vào năm 1796, cha chồng của Luise trở thành Hoàng đế nước Nga với trị hiệu Pavel I. Dưới thời cai trị của cha chồng, Luise tránh xuất hiện tại triều đình của Pavel I.[8] Đại vương công phu nhân chán ghét cha chồng và bất mãn với sự bất công trong chính quyền của Pavel I và tính cộc cằn của Pavel I.

 
Bản in Luise xứ Baden, Đại vương công phu nhân Yelizaveta Alekseevna với Aleksandr tại Đại hội Viên năm 1814 Cliché (Huy chương được làm bởi Leopold Heuberger).

Những vết nứt đầu tiên trong cuộc hôn nhân giữa Luise và Aleksandr dần xuất hiện. Luise không thể được thỏa mãn khao khát tình cảm lãng mạn ở một người chồng tỏ ra thờ ơ với mình. Vì thế Đại vương công phu nhân tìm kiếm sự an ủi từ một người khác. Lúc đầu Luise tìm kiếm chỗ dựa tinh thần thông qua tình bạn thân thiết với Bá tước phu nhân Golovina xinh đẹp. Sau đó Luise bắt đầu có mối quan hệ tình ái với bạn thân của chồng là Adam Jerzy Czartoryski, chàng Thân vương điển trai và thông minh người Ba Lan. Mối quan hệ giữa Luise và Adam kéo dài ba năm.

Sau hơn năm năm kề từ khi kết hôn, Luise đã hạ sinh một người con gái là Mariya Aleksandrovna vào ngày 29 tháng 5 năm 1799. Trong triều đình, một số người cho rằng đứa trẻ là con gái của Thân vương người Ba Lan. Mariya Aleksandrovna có mái tóc đen và màu mắt tối màu. Tại lễ rửa tội, Hoàng đế Pavel I đã không khỏi ngạc nhiên khi thấy rằng đứa con của một cạp vợ chồng tóc vàng mắt xanh lam lại có màu tóc đen. Mariya Aleksandrovna không sông được lâu và người tình của Luise qua đời không lâu sau đó sau khi được cử đi thực hiện một nhiệm vụ ngoại giao. Ngày 27 háng 7 năm 1800, Luise viết cho mẹ rằng: "Vào lúc sáng nay, con không còn con gái nữa, con bé đã chết. Không một giờ phút nào trong ngày mà con không nghĩ đến con bé, và chắc chắn không ngày nào mà con không khóc vì con gái con. Sẽ mãi là như thế chừng nào con còn sống, kể cả khi con hạ sinh được hai chục đứa trẻ khác."[b][9]

Hoàng hậu Đế quốc Nga sửa

Tính cách lập dị của Pavel I của Nga đã dẫn đến một cuộc đảo chính Pavel I nhằm đưa Aleksandr lên ngai vàng Nga. Luise nhận biết được âm mưu này và vào đêm cha chồng bị ám sát, Luise đã ở bên chồng để hỗ trợ Aleksandr.

Khi Aleksandr trở thành Hoàng đế, Luise động viên chồng vượt qua nỗi ám ảnh về việc Pavel I bị ám sát và tận tâm phục vụ nước Nga. Với tư cách là Hoàng hậu, Luise tham dự vào đời sống cung đình cũng như các nhiệm vụ đại diện cho Hoàng thất, thế nhưng người hụ nữ có địa vị tôn quý nhất Đế quốc Nga lại là Sophie Dorothee xứ Württemberg, Hoàng thái hậu Mariya Fyodorovna, mẹ chồng của Luise. Trong các sự kiện chính thức, Sophie Dorothee thường kề bên con trai, trong khi đó Luise bị buộc phải đi sau hai mẹ con.

Aleksandr I vẫn tiếp tục đối xử hờ hững với vợ. Trước mặt công chúng tại các dịp lễ, Aleksandr I đối xử tử tế với Luise và nỗ lực cùng dùng bữa với vợ. Luise được cho là quá mềm yếu và ôn hòa để có thể níu giữ một người đàn ông luôn bồn chồn với tâm hồn bị tra tấn như Aleksandr I.[10] Năm 1803, Aleksandr I bắt đầu mối quan hệ tình ái với Thân vương phi Mariya Antonovna Naryshkina, vợ của Thân vương Dmitri Naryshkin. Mariya Naryshkina đã khoe khoang về mối quan hhe65 của mình với Hoàng đế với thái độ trắng trợn và nhạt nhẽo.

 
Hoàng hậu Yelizaveta Alekseevna được thờ kính (1813) bởi Józef Oleszkiewicz: National MuseumWarszawa
 
Chan dung Luise xứ Baden, Hoàng hậu Yelizaveta Alekseevna (1805) bởi Jean-Laurent Mosnier: Bảo tàng Quốc gia của Nghệ thuật Tuyệt đẹp Chelyabinsk.

Về phần Luise, Hoàng hậu tìm thấy niềm an ủi nơi người tình Adam Czartoryski, người đã trở về Nga kể từ khi Aleksandr I lên ngôi. Mối quan hệ kết thúc khi Luise bắt đầu mối quan hệ với một chàng tham mưu trưởng đẹp trai là Aleksey Okhotnikov. tất cả thư từ giữa Luise và Aleksey Okhotnikov, và một vài cuốn nhật ký của Luise đã bị em chồng là Nikolai I của Nga cho tiêu hủy sau khi Luise qua đời.

Mối quan hệ với Aleksey Okhotnikov có một kết thúc tồi tệ. Chàng tham mưu trưởng phải vật lộn với bệnh lao, dẫn đến sức khỏe yếu dần và qua đời năm 1807. Có tin đồn rằng Aleksandr I của Nga và em trai Konstantin Pavlovich đã hạ lệnh giết chết Aleksey Okhotnikov. Vào đầu thế kỷ 20, Đại vương công Nikolay Mikhaylovich của Nga đã biến những tin đồn này thành một truyền thuyết chi tiết cho cuốn tiểu sử về Luise của mình, mặc dù chương liên quan đến Aleksey Okhotnikov không được xuất bản vào thời điểm đó do sự can thiệp cá nhân của Nikolai II của Nga, và cũng đo nhiều nghiên cứu khác của Nikolay Mikhaylovich tại thời điểm đó.

Ngày 16 tháng 11 năm 1806, Luise hạ sinh người con gái thứ hai. Có tin đồn rằng đứa trẻ mới sinh Yelizaveta Aleksandrovna không phải là con gái Hoàng đế mà bởi người tình Aleksey Okhotnikov.

On 16 November 1806, Elizabeth gave birth to a second daughter. Sau cái chết của người tình, Luise cảm thấy bị bỏ rơi hơn bao giờ hết và dành hết tình yêu thương vào người con gái Yelizaveta Aleksandrovna, gọi thân mật là "Lisinka". Nhưng mười lăm tháng sau, Hoàng nữ đã qua đời vì bị nhiễm trùng do mọc răng. Luise đã viết cho mẹ của mình rằng:"Giờ đây, con không còn sức để tốt bụng với bất cứ điều gì trên thế giới này nữa, linh hồn con không còn sức mạnh để phục hồi từ cú sốc này."[c][11]

Cái chết của con gái đã giúp hai vợ chồng gần nhau hơn trong khoảng thời gian ngắn. Dù Luise lúc bấy giờ chưa đến 30 tuổi, nhưng cả Luise và Aleksandr I đều không trông mong gì về một gia đình và cũng không có con nữa.

Trong thời kỳ Chiến tranh Napoléon, Luise là nguồn động viên đáng tin cậy về chính sách chính trị của Aleksandr I như Luise vẫn hay làm trong các xung đột cá nhân và chính trị khác.[10] Sau khi Napoléon Bonaparte thất thế, Luise cùng chồng và các vị quân chủ châu Âu hội ngộ tại Đại hội Viên năm 1814, nơi Luise gặp lại người tình cũ Adam Jerzy Czartoryski. Adam vãn còn yêu say đắm Luise, bỏ qua mối tình với Aleksey Okhotnikov của Hoàng hậu và hai người hàn gắn mối quan hệ. Tuy nhiên mối quan hệ lần này kéo dài không được bao lâu.

Tính cách và ngoại hình sửa

 
Luise xứ Baden, Hoàng hậu Yelizaveta Alekseevna, chân dung bởi Vladimir Borovikovsky, năm 1813. Nhà thơ nguòi Nga Aleksandr Sergeyevich Pushkin đã thể hiện tấm lòng đến Hoàng hậu Nga thông qua câu thơ sau:"Tôi không được sinh ra để làm hài lòng Sa hoàng" (я не рожден царей забавить...)

Luise xứ Baden được chú ý bởi giọng nói nhẹ ngàng và du dương cùng với gương mặt hình trái xoan với đường nét thanh tú: góc nhìn đậm nét Hy Lạp, đôi mắt có hình dáng như hạnh nhân và có màu xanh lam và mái tóc xoăn màu vàng tro mà Hoàng hậu Nga thường tạo kiểu bồng bềnh trên vai. Với đường nét thanh lịch, phong thái vương giả và gương mặt tựa thiên thần, Luise xứ Baden được nhìn nhận là một trong những người phụ nữ xinh đẹp nhất và chắc chắn là vị phối ngẫu quốc chủ đẹp nhất đương thời. Quyến rũ, hào phóng và thông tuệ, Luise có một sự yêu thích đối với văn học và nghệ thuật. Luise được học về âm nhạc bởi Ludwig-Wilhelm Tepper de Ferguson (1768–sau 1824). Tuy nhiên, Luise lại có bản tính nhút nhát, dè dặt khiến bản thân Hoàng hậu không được yêu mến được với triều đình Nga cũng như nhà chồng. Luise ưa thích sự đơn giản và ít người hơn là sự xa hoa và lễ nghi của triều đình Nga.

Hôn nhân cũng không khiến Luise có được hạnh phúc trong cuộc sống. Dù yêu thương và ủng hộ Aleksandr I trong nhiều xung đột cá nhân và chính trị, Aleksandr lại thờ ơ với vợ. Mối quan hệ giữa hai vợ chồng tuy hòa thuận nhưng lại nhạt nhòa về mặt cảm xúc, và cả hai vợ chồng đều có những mối quan hệ ngoài luồng.

Những năm sau này và qua đời sửa

Con cái sửa

Luise xứ Baden và Aleksandr I của Nga có hai người con gái. Tuy nhiên hai vị Hoàng nữ đều qua đời khi còn nhỏ, điều này góp phần khiến hai vợ chồng gần nhau hơn trong thời gian ngắn:

  • Mariya Aleksandrovna của Nga (Sankt-Petersburg, 29 tháng 5 năm 1799 – Sankt-Petersburg, 8 tháng 7 năm 1800).
  • Yelizaveta Aleksandrovna của Nga (Sankt-Petersburg, 15 tháng 11 năm 1806 – Sankt-Petersburg, 12 tháng 5 năm 1808).

Tổ tiên sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ Văn bản tiếng Anh: "Without my husband, who alone makes me happy, I should have died a thousand deaths."
  2. ^ Nguyên văn: "As of this morning, I no longer have a child, she is dead. Not an hour of the day passes without my thinking of her, and certainly not a day without my giving her bitter tears. It cannot be otherwise so long as I live, even if she were to be replaced by two dozen children."
  3. ^ Nguyên văn:"Now, I am not longer good for anything in this world, my soul has no more strength to recover from this last blow."

Chú thích sửa

  1. ^ “Collections Online | British Museum”. www.britishmuseum.org. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ Rapelli, Paola (2011). Symbols of Power in Art (bằng tiếng Anh). Getty Publications. tr. 169. ISBN 978-1-60606-066-7.
  3. ^ Fremont-Barnes 2007, tr. 16.
  4. ^ Lincoln 1981, tr. 356.
  5. ^ a b c Lincoln 1981, tr. 385.
  6. ^ a b Lincoln 1981, tr. 385–386.
  7. ^ Lincoln 1981, tr. 237.
  8. ^ Bergamini, The Tragic Dynasty, p. 267
  9. ^ Troyat 2002, tr. 45.
  10. ^ a b Bergamini, The Tragic Dynasty, p. 299
  11. ^ Troyat, Alexander of Russia, p. 110
  12. ^ Genealogie ascendante jusqu'au quatrieme degre inclusivement de tous les Rois et Princes de maisons souveraines de l'Europe actuellement vivans [Genealogy up to the fourth degree inclusive of all the Kings and Princes of sovereign houses of Europe currently living] (bằng tiếng Pháp). Bourdeaux: Frederic Guillaume Birnstiel. 1768. tr. 38 (cha), 69 (mẹ).

Nguồn tài liệu sửa

Luise xứ Baden
Sinh: 24 tháng 1, năm 1779 Mất: 16 tháng 5, năm 1826
Hoàng thất Nga
Tiền nhiệm
Sophie Dorothee xứ Württemberg
Hoàng hậu Nga
1801–1825
Kế nhiệm
Charlotte của Phổ