Explorer 1vệ tinh đầu tiên của Hoa Kỳ, được phóng lên quỹ đạo như là một phần của tham gia của quốc gia này vào Năm Vật lý Địa cầu Quốc tế. Vệ tinh này đã được phóng lên quỹ đạo theo sau hai vệ tinh đầu tiên của năm trước; Sputnik 1Sputnik 2 của Liên Xô, mở đầu Chiến tranh Lạnh Chạy đua vào không gian giữa hai quốc gia này.

Explorer 1
Explorer 1 trong quỹ đạo
Dạng nhiệm vụKhoa học Trái Đất
Nhà đầu tưArmy Ballistic Missile Agency
Định danh Harvard1958 Alpha 1
COSPAR ID1958-001A
SATCAT no.00004
Thời gian nhiệm vụ111 ngày
Các thuộc tính thiết bị vũ trụ
Nhà sản xuấtPhòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực
Khối lượng phóng13,97 kilôgam (30,8 lb)
Kích thước80,75 inch (205,1 cm) length
6,00 inch (15,2 cm) đường kính
Công suất60 watts
Bắt đầu nhiệm vụ
Ngày phóngKhông nhận diện được ngày tháng. Năm phải gồm 4 chữ số (để 0 ở đầu nếu năm < 1000).  UTC[1]
Tên lửaTên lửa đẩy Juno I RS-29
Địa điểm phóngTrạm không quân Mũi Canaveral Cape Canaveral Air Force Station Launch Complex 26
Kết thúc nhiệm vụ
Lần liên lạc cuốingày 23 tháng 5 năm 1958 (ngày 23 tháng 5 năm 1958)
Ngày kết thúc31 tháng 3 năm 1970
Các tham số quỹ đạo
Hệ quy chiếuGeocentric orbit
Chế độMedium Earth orbit
Bán trục lớn7.832,2 kilômét (4.866,7 mi)
Độ lệch tâm quỹ đạo0.140
Cận điểm358 kilômét (222 mi)
Viễn điểm2.550 kilômét (1.580 mi)
Độ nghiêng33.24°
Chu kỳ114.8 minutes
Kinh độ điểm mọc334.6171 degrees
Acgumen của cận điểm311.5310 degrees
Độ bất thường trung bình48.3249 degrees
Chuyển động trung bình16.275
Kỷ nguyên31 tháng 3 năm 1970, 00:50:24 UTC[cần dẫn nguồn]
Số vòng58402
Thiết bị
Cosmic-Ray Detector
Micrometeorite Detector
Satellite Drag Atmospheric Density
Explorer program
 

Explorer 1 được phóng lên vào ngày 31 tháng 1 năm 1958 lúc 22:48 Giờ Miền Đông (ngày 1 tháng 2, 03:48 giờ UTC) trên đỉnh của tên lửa tăng tốc Juno đầu tiên từ LC-26 tại Trạm không quân Mũi Canaveral, Florida. Đây là phi thuyền đầu tiên phát hiện ra vành đai bức xạ Van Allen,[2] gửi dữ liệu về vành đai này cho đến khi pin của nó cạn kiệt sau gần bốn tháng. Nó vẫn còn trong quỹ đạo Trái Đất cho đến năm 1970, và theo sau nó có hơn 90 tàu vũ trụ khoa học trong chương trình Explorer.

Explorer 1 được cung cấp Danh mục vệ tinh số 4 và mang mã số chỉ định Harvard là 1958 Alpha 1,[3] tiền thân của Mã đánh số quốc tế hiện đại.

Chuyến bay sửa

Sau một sự chậm trễ liên quan đến dòng khí vào ngày 28 tháng 1 năm 1958, lúc 10:48:16 tối giờ Miền Đông vào ngày 31 tháng 1[4] tên lửa Juno I được phóng lên, đưa Explorer 1 vào quỹ đạo với điểm cận địa là 358 km (222 mi) và điểm viễn địa 2.550 km (1.580 mi) với chu kỳ 114.8 phút.[5][6][7] Trạm theo dõi Goldstone không thể báo cáo sau 90 phút theo kế hoạch cho dù khởi động đã thành công vì quỹ đạo đã lớn hơn dự kiến.[4] Vào khoảng 1:30 sáng, sau khi xác nhận rằng Explorer 1 đã thực sự ở quỹ đạo, một cuộc họp báo được tổ chức tại Đại sảnh tại Học viện Khoa học Quốc gia ở Washington, DC để thông báo tin tức toàn thế giới.[8]

Tuổi thọ dự kiến ban đầu của vệ tinh trước khi rời khỏi quỹ đạo là ba năm.[4] Pin thủy ngân cung cấp bộ phát công suất cao trong 31 ngày và bộ phát công suất thấp trong 105 ngày. Explorer 1 đã ngừng truyền dữ liệu vào ngày 23 tháng 5 năm 1958[9] khi pin của nó bị cạn kiệt, nhưng vẫn duy trì trên quỹ đạo trong hơn 12 năm. Nó trở lại bầu khí quyển trên Thái Bình Dương vào ngày 31 tháng 3 năm 1970 sau hơn 58.000 lần quay quanh quỹ đạo.

Tham khảo sửa

  1. ^ Garber, Steve (ngày 10 tháng 10 năm 2007). “Explorer-I and Jupiter-C”. NASA. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2009.
  2. ^ Paul Dickson, Sputnik: The Launch of the Space Race. (Toronto: MacFarlane Walter & Ross, 2001), 190.
  3. ^ Yost, Charles W. (ngày 6 tháng 9 năm 1963). Registration data for United States Space Launches (PDF). Văn phòng Liên Hợp Quốc về Hoạt động Vũ trụ. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2009.
  4. ^ a b c Ley, Willy (tháng 10 năm 1968). “The Orbit of Explorer-1”. For Your Information. Galaxy Science Fiction: 93–102.
  5. ^ “Explorer 1 First U.S. Satellite—Fast Facts”. JPL, NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2008.
  6. ^ “Trajectory Details”. NSSDC Master Catalog. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2008.
  7. ^ “Solar System Exploration Explorer 1”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2008.
  8. ^ McDonald, Naugle (2008). “Discovering Earth's Radiation Belts: Remembering Explorer 1 and 3”. NASA History. American Geological Union. 89 (39). Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2017.
  9. ^ Zadunaisky, Pedro E. (tháng 10 năm 1960). “The Orbit of Satellite 456 Alpha (Explorer I) during the First 10500 Revolutions”. SAO Special Report. Smithsonian Astrophysical Observatory. 50. Bibcode:1960SAOSR..50.....Z.