Gamma Canis Majoris (γ Canis Majoris, viết tắt Gamma CMA, γ CMA), còn gọi là Muliphein /ˈmjuːlɪfn/,[10] là một ngôi sao trong chòm sao Đại Khuyển. Không rõ chính xác lý do tại sao ngôi sao tương đối mờ nhạt này được chỉ định là 'gamma', nhưng có thể vì nó nằm trong cùng một phần của chòm sao với Thiên Lang (alpha) và Mirzam (beta).

γ Canis Majoris
Vị trí của γ Canis Majoris (trong vòng tròn)
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000.0      Xuân phân J2000.0
Chòm sao Đại Khuyển
Xích kinh 07h 03m 45,49305s[1]
Xích vĩ −15° 37′ 59,8300″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) +4,10[2]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổB8II[3]
Chỉ mục màu U-B−0,45[2]
Chỉ mục màu B-V−0,13[2]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)+32,0[4] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: −0,14[1] mas/năm
Dec.: –11,36[1] mas/năm
Thị sai (π)7,38 ± 0,21[1] mas
Khoảng cách440 ± 10 ly
(136 ± 4 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)−1,4[5]
Chi tiết
Bán kính5,6[6] R
Hấp dẫn bề mặt (log g)3,5[6] cgs
Nhiệt độ13.596[6] K
Độ kim loại−0,24[7]
Tự quay6,16 ngày[8]
Tốc độ tự quay (v sin i)30[9] km/s
Tên gọi khác
Muliphein, Muliphen, 23 Canis Majoris, BD−15°1625, FK5 271, HD 53244, HR 2657, HIP 34045, SAO 152303
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Danh pháp sửa

γ Canis Majoris (được Latin hóa thành Gamma Canis Majoris) là tên gọi Bayer của ngôi sao này.

Nó mang tên truyền thống Muliphein,[11] không nên nhầm lẫn với Muhlifain là tên gọi của Gamma Centauri; cả hai tên đều bắt nguồn từ cùng một gốc Ả Rập, محلفين muħlifayn. Vào năm 2016, Liên minh Thiên văn Quốc tế đã tổ chức một Nhóm Công tác về Tên Sao (WGSN) [12] để lập danh mục và chuẩn hóa tên riêng cho các ngôi sao. WGSN đã phê duyệt tên Muliphein cho ngôi sao này vào ngày 21 tháng 8 năm 2016 và hiện tại nó đã được đưa vào Danh lục tên Sao của IAU.[10]

Tính chất sửa

Gamma Canis Majoris là một ngôi sao khổng lồ sáng loại B màu trắng xanh với phân loại sao B8II[3]cấp sao biểu kiến là +4,11. Nó cách Trái Đất khoảng 440 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao Hg-Mg kì dị về mặt hóa học, hiển thị các vạch phổ thủy ngânmagiê bất thường.[8] Ngôi sao này có bán kính 5,6 lần Mặt Trời và khí quyển bên ngoài có nhiệt độ hiệu dụng là 13.596 K.[6]

Ngôi sao này bị nghi ngờ là một hệ sao đôi quang phổ, và có một ứng viên đồng hành ở khoảng cách góc 0,32″ dọc theo vị trí góc 114,8°.[8] Nó là một thành viên của cụm phân tán Collinder 121.[13]

Di sản hiện đại sửa

Muliphein xuất hiện trên quốc kỳ của Brasil, tượng trưng cho bang Rondônia.[14]

Tàu chở hàng của Hải quân Hoa Kỳ USS Muliphen (AKA-61) được đặt theo tên của ngôi sao này.

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e van Leeuwen, F. (2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357.
  2. ^ a b c Fernie, J. D. (tháng 5 năm 1983), “New UBVRI photometry for 900 supergiants”, Astrophysical Journal Supplement Series, 52: 7–22, Bibcode:1983ApJS...52....7F, doi:10.1086/190856.
  3. ^ a b Buscombe, W. (1962), “Spectral classification of Southern fundamental stars”, Mount Stromlo Observatory Mimeogram, 4, Bibcode:1962MtSOM...4....1B.
  4. ^ Kharchenko, N. V.; và đồng nghiệp (2007), “Astrophysical supplements to the ASCC-2.5: Ia. Radial velocities of ∼55000 stars and mean radial velocities of 516 Galactic open clusters and associations”, Astronomische Nachrichten, 328 (9): 889–896, arXiv:0705.0878, Bibcode:2007AN....328..889K, doi:10.1002/asna.200710776.
  5. ^ Jaschek, C.; Gomez, A. E. (1998). “The absolute magnitude of the early type MK standards from HIPPARCOS parallaxes”. Astronomy and Astrophysics. 330: 619. Bibcode:1998A&A...330..619J.
  6. ^ a b c d Underhill, A. B.; và đồng nghiệp (tháng 11 năm 1979), “Effective temperatures, angular diameters, distances and linear radii for 160 O and B stars”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 189 (3): 601–605, Bibcode:1979MNRAS.189..601U, doi:10.1093/mnras/189.3.601.
  7. ^ Searle, Leonard; và đồng nghiệp (tháng 7 năm 1966), “Studies of the Peculiar a Stars.IV. The Relative Abundances of Four Iron-Peak Elements”, Astrophysical Journal, 145: 141, Bibcode:1966ApJ...145..141S, doi:10.1086/148750.
  8. ^ a b c Hubrig, S.; và đồng nghiệp (tháng 11 năm 2012), “Magnetic fields of HgMn stars*”, Astronomy & Astrophysics, 547: 24, arXiv:1208.2910, Bibcode:2012A&A...547A..90H, doi:10.1051/0004-6361/201219778, A90.
  9. ^ Abt, Helmut A.; và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2002), “Rotational Velocities of B Stars”, The Astrophysical Journal, 573 (1): 359–365, Bibcode:2002ApJ...573..359A, doi:10.1086/340590.
  10. ^ a b “IAU Catalog of Star Names”. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2016.
  11. ^ Star Name - R.H.Allen p.130
  12. ^ IAU Working Group on Star Names (WGSN), International Astronomical Union, truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2016.
  13. ^ Maza, N. L.; và đồng nghiệp (tháng 10 năm 2010), “Atomic species in the spectrum of the Hg-Mn star HD 53244”, Revista Mexicana de Astronomía y Astrofísica, 46: 339–348, Bibcode:2010RMxAA..46..339M.
  14. ^ “Astronomy of the Brazilian Flag”. FOTW Flags Of The World website.