Giáo phận Kon Tum

Một Giáo Phận Công Giáo Rôma thuộc Tổng Giáo Phận Huế ở Miền Tây Nguyên Việt Nam

Giáo phận Kon Tum (tiếng Latin: Dioecesis Kontumensis) là một giáo phận Công giáo RômaViệt Nam, là giáo phận lâu đời nhất vùng Tây Nguyên. Địa giới gồm hai tỉnh Gia LaiKon Tum có diện tích 25.225 km², là địa bàn sinh sống chủ yếu của các sắc tộc bản địa: Gia Rai, Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ Triêng.

Giáo phận Kon Tum
Dioecesis Kontumensis
Vị trí
Địa giớiGia Lai, Kon Tum
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Huế
Thống kê
Dân số
- Địa bàn
- Giáo dân
(tính đến 2017)
1.833.200
342.281
Giáo hạt10
Giáo xứ101
Thông tin
Thành lập4 tháng 1 năm 1932
Nhà thờ chính tòaNhà thờ gỗ Kon Tum
Toà giám mục146 Trần Hưng Đạo, P. Thắng Lợi, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum
Thánh bổn mạngThánh Stêphanô Théodore Cuénot Thể
Linh mục đoàn160 (2017)
Linh mục triều88
Linh mục dòng72
Lãnh đạo hiện tại
Giáo hoàngGiáo hoàng Phanxicô
Trưởng giáo tỉnh Giuse Nguyễn Chí Linh
Giám mục Aloisiô Nguyễn Hùng Vị
Tổng Đại diện Giuse Đỗ Hiệu
Nguyên giám mục Micae Hoàng Đức Oanh
Trang mạng
http://giaophankontum.com/
Huy hiệu giám mục Aloisiô Nguyễn Hùng Vị.

Tính đến cuối năm 2017, giáo phận có 342.281 giáo dân (chiếm 18,6% dân số) trong tổng số dân trên địa bàn là 1.833.200 người. Linh mục đoàn gồm 72 linh mục dòng và 88 linh mục triều quản lý 101 giáo xứ chia làm 10 giáo hạt.[1]

Đương kim giám mục là Aloisiô Nguyễn Hùng Vị quản lý giáo phận từ năm 2015.

Lịch sử sửa

Đầu năm 1842, Giám mục Tông tòa Đàng Trong Stêphanô Théodore Cuénot Thể đã cử 2 linh mục J.C. Miche Mịch, Duclos Lộ cùng thầy giảng Micae Cuông tới vùng Tây Nguyên để khai cuộc truyền giáo. Tuy nhiên, chuyến đi đầu tiên này không thành công, vì vậy liên tiếp trong những năm 1842-1846, Giám mục Cuénot Thể liên tiếp sai linh mục, thầy giảng và giáo dân tìm đường lên Tây Nguyên qua ngả Quảng Nam, Quảng Ngãi, nhưng việc đều không thành.

Năm 1848, Tự Đức lên ngôi và ban hành chỉ dụ cấm đoán Công giáo. Một nhà truyền giáo trẻ người Việt là Nguyễn Do đã tìm cách mở đường lên vùng Bắc Tây Nguyên lánh nạn. Ông tìm thấy một thung lũng khá rộng, đất đai phì nhiêu nằm trên sông Dak Bla có thể định cư sinh sống, thời bấy giờ vẫn còn rất hoang sơ với cư dân thưa thớt và hầu như không có bóng dáng người Kinh. Hai năm sau đó, 2 linh mục Pháp và 7 thầy giảng người Việt, cùng nhiều tín đồ, phần đông là người tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi, đã lánh nạn lên đây sinh sống, định cư, lập thành làng Gò Mít, nay là khu Tân Hương, trung tâm thành phố Kontum. Hai trong 4 trung tâm truyền giáo đầu tiên của vùng Tây Nguyên được đặt ở vùng Kontum ngày nay: Kon Kơ Xâm (do linh mục Combes phụ trách, truyền giáo bộ tộc Bahnar-Jơlơng) và Kon Trang (do linh mục Dourisboure phụ trách, truyền giáo bộ tộc Sêđăng).

Năm 1898, thực dân Pháp lập tòa đại lý hành chính ở nơi đây và trực thuộc Tòa Khâm sứ Quy Nhơn, giao cho linh mục thừa sai P. Viallenton Truyền cai quản. Năm 1907, tòa đại lý đổi thành tòa công sứ, lúc đó tỉnh Kontum bao gồm cả hai tỉnh Pleiku và Darlac. Darlac tách ra khỏi Kontum vào năm 1923, rồi Pleiku cũng tách ra vào năm 1929. Ngày 14 tháng 1 năm 1932, Giáo hoàng Piô XI quyết định thành lập Địa phận Kon Tum gồm ba tỉnh Kontum, Pleiku, Darlac và một phần lãnh thổ Attâpư thuộc Lào, phong Linh mục M. Jannin Phước làm Giám mục hiệu tòa Gadara và bổ nhiệm ông làm Đại diện Tông tòa Địa phận Kontum.

Ngày 22 tháng 6 năm 1967, Giáo hoàng Phaolô VI ra Sắc chỉ Qui Dei Benignitate, tách tỉnh Darlac thuộc Giáo phận Kontum, các tỉnh Quảng ĐứcPhước Long thuộc Giáo phận Đà Lạt, hợp lại để thành lập Giáo phận Ban Mê Thuột. Từ đó, Giáo phận Kon Tum ổn định địa giới cho đến ngày nay.

Địa giới giáo phận: phía bắc giáp giáo phận Đà Nẵng, phía nam giáp giáo phận Ban Mê Thuột, phía đông giáp giáo phận Qui Nhơn, phía tây bắc giáp Hạt Đại diện Tông tòa Pakse (Lào), phía tây nam giáp Hạt Phủ doãn Tông tòa Kampong Cham (Campuchia).

Danh sách các giáo hạt và giáo xứ sửa

Miền Kontum có 3 giáo hạt. Miền Pleiku có 7 giáo hạt.

Giáo hạt Kon Tum (TP. Kon Tum, Kon Plông, Kon Rẫy)
Stt Giáo xứ Địa chỉ
1 Chính Tòa 13 Nguyễn Huệ, P. Thống Nhất, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum
2 Đắk Kia Buôn Đắk Kia, xã Đoàn Kết, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum
3 Đắk Tân Xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum
4 Klâu Rơngol Thôn Klâu Rơngol, xã Ia Chim, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum
5 Kon Jơdreh Xã Đăk Blà, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum
6 Kon Rơbang Xã Vinh Quang, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum
7 Kon Xơmluh QL24, xã Đắk Tờ Re, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum
8 Măng La Xã Ngok Bay, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum
9 Phương Hòa Đường Nguyễn Văn Linh, P. Nguyễn Trãi, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum
10 Phương Nghĩa 03 Lý Tự Trọng, P. Thắng Lợi, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum
11 Phương Quý Xã Vinh Quang, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum
12 Plei Jơdrâp Xã Đăk Năng, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum
13 Plei Rơhai Đường Đặng Tiến Đông, P. Lê Lợi, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum
14 Tân Điền Thôn 5, xã Đoàn Kết, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum
15 Tân Hương 540 Nguyễn Huệ, P. Thống Nhất, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum
16 Tân Phát Xã Chư Hreng, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum
17 Tân Phú 805 Phạm Văn Đồng, P. Trần Hưng Đạo, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum
18 Trung Nghĩa Thôn 3, xã Hòa Bình, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum
19 Võ Lâm 274 Trần Nhân Tông, P. Quang Trung, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum
Giáo hạt Đăk Hà (Đăk Hà, Ia H'Drai, Sa Thầy)
Stt Giáo xứ Địa chỉ
1 Đăk Kơđem Xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum
2 Đăk Mút Xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum
3 Hơmoong Kơtu Xã Hơmoong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
4 Kleng Thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
5 Kon Bơbăn Xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum
6 Kon Gung Xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum
7 Ling La Xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum
8 Plei Kơbey Xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
9 Rờ Kơi Làng Kram, xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
Giáo hạt Đăk Mót (Đăk Glei, Đăk Tô, Ngọc Hồi, Tu Mơ Rông)
Stt Giáo xứ Địa chỉ
1 Đăk Chô Xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum
2 Đăk Jâk Xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum
3 Đăk Long Xã Đăk Long, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum
4 Đăk Mot Xã Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
5 Đăk Rao Kram Xã Pô Kô [2] , huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum
6 Đăk Tuk Thôn Đăk Tuk, TT. Đắk Glei, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum
7 Hơ Moong Thôn Đăk Wơk, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
8 Kon Hring Thôn 5, xã Diên Bình, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum
9 Tea Hnă Xã Đăk Tờ Kan, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum
10 Tea Rơxá Xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum
Giáo hạt Pleiku (TP. Pleiku)
Stt Giáo xứ Địa chỉ
1 An Mỹ Xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai
2 Đức An 20 Wừu, P. Diên Hồng, Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
3 Hiếu Đạo Nhà thờ bị trưng dụng làm Nhà Văn Hóa Thiếu Nhi tỉnh Gia Lai[3]
4 Hiếu Đức Tổ 13 Huỳnh Thúc Kháng, P. Yên Đỗ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai
5 Hiếu Nghĩa P. Thống Nhất, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai
6 Hòa Bình 82 Hàn Thuyên, xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai
7 Mẹ Vô Nhiễm Hoa Lư 175 Cách Mạng Tháng Tám, P. Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai
8 Phaolô Pleiku 325 Nguyễn Viết Xuân, P. Hội Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai
9 Phú Thọ Thôn 11, xã An Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
10 Plei Chuet Phường Thắng Lợi, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai
11 Thăng Thiên 02 Quang Trung, P. Tây Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai
12 Thánh Tâm 542 Hùng Vương, P. Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai
13 Tiên Sơn Xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai
14 Trà Đa Đường Dương Minh Châu, xã Trà Đa, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai
15 Vinh Sơn Thôn Ia Klai, xã Ia Băng, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai
Giáo hạt An Khê (TX. An Khê, Đăk Pơ, K'Bang, Kông Chro)
Stt Giáo xứ Địa chỉ
1 An Khê 198 Quang Trung, P. An Tân, TX. An Khê, tỉnh Gia Lai
2 An Sơn Xã Tân An, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai
3 Chợ Đồn 821 Quang Trung, P. An Bình, TX. An Khê, tỉnh Gia Lai
4 Đồng Sơn Xã Tân An, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai
Giáo hạt Ayun Pa (TX. Ayun Pa, Ia Pa, Krông Pa, Phú Thiện)
Stt Giáo xứ Địa chỉ
1 Bon Ama Djơng 149 Trần Hưng Đạo, P. Cheo Reo, TX. Ayun Pa, tỉnh Gia Lai
2 Bôn Ơi Nu Xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai
3 Chroh Ale Đường Bon Sô Ama Mrơng, xã Ia Peng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai
4 Phú Bổn 186 Trần Hưng Đạo, P. Đoàn Kết, TX. Ayun Pa, tỉnh Gia Lai
5 Phú Thiện Thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai
6 Phú Túc Thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai
7 Plei Athai Thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai
Giáo hạt Mang Yang (Mang Yang, Đăk Đoa)
Stt Giáo xứ Địa chỉ
1 Châu Khê Xã Đăk Yă, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai
2 Đe Sơmei Xã Đăk Sơmei, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai
3 Kon Mahar Xã Hà Đông, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai
4 Kon Thụp Làng Đak Pnan, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai
5 La Sơn Xã Ia Băng, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai
6 Lệ Cần Xã Tân Bình[4], huyện Đăk Đoa, Tỉnh Gia Lai
7 Lệ Chí Xã Nam Yang, huyện Đăk Đoa, Tỉnh Gia Lai
8 Phaolô H’neng Thôn 4, thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai
9 Phú Yên – H’ra Xã H’ra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai
10 Plei Bông Xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai
Giáo hạt Chư Păh (Chư Păh, Ia Grai)
Stt Giáo xứ Địa chỉ
1 Đức Bà Biển Hồ Xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
2 Hà Bầu Xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
3 Hòa Phú Thôn 2, xã Hòa Phú, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
4 Ia Kha Thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
5 Ia Tô Xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
7 Plei Jut Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
8 Plei Tơwer Xã Hòa Phú, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
9 Ngô Sơn Xã Chư Jôi, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
10 Ninh Đức Xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
Giáo hạt Chư Prông (Chư Prông, Đức Cơ)
Stt Giáo xứ Địa chỉ
1 Đức Hưng Xã Thăng Hưng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
2 Hoàng Yên Xã Ia Phín, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
3 Ia Pia Xã Ia Pia, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
4 Phú Mỹ Thôn Phú Mỹ, xã Ia Băng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
5 Plei Rơng Khóp Xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai
6 Thanh Bình QL19, xã Bình Giáo, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
7 Thanh Hà Xã Ia Dăng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
Giáo hạt Chư Sê (Chư Sê, Chư Pưh)
Stt Giáo xứ Địa chỉ
1 An Tôn Xã Kông H’tok, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai
2 H’Bông Xã H’bông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai
3 Ia Blứ Thôn Phú Vinh, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai
4 Ia Dreng Xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai
5 Ia Hrú – Phú Quang Xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai
6 Phaolô – Ia Tiêm Xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai
7 Phú Nhơn 323 Hùng Vương, TT. Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai
8 Plei Kly Thôn Hòa An, TT. Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai
9 Mân Côi Thôn Ia Long, xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai
10 Mỹ Thạch 365 Hùng Vương, TT. Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

Các danh địa giáo phận sửa

Nhà thờ chính tòa và Tòa Giám mục sửa

Nhà thờ chính tòa Kon Tum còn được gọi là Nhà thờ gỗ Kontum, địa chỉ: 13 Nguyễn Huệ, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum.

Tòa giám mục Giáo phận Kon Tum đặt tại 146 Trần Hưng Đạo, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

Thánh địa hành hương sửa

Các nhà thờ và tu viện lớn sửa

Các đời giám mục quản nhiệm sửa

STT Tên Thời gian quản nhiệm Ghi chú
Hạt Đại diện Tông tòa Kon Tum
1 † Martial Pierre Marie Jannin Phước   1933-1940
2 † Jean Liévin Joseph Sion Khâm   1941-1951
3 † Paul-Léon Seitz Kim   1952-1960
Giáo phận Kon Tum
Paul-Léon Seitz Kim   1960-1975
4 † Alexis Phạm Văn Lộc   1975
  1975-1995
Giám mục phó
Giám mục chính tòa
5 † Phêrô Trần Thanh Chung   1981-1995
  1995-2003
Giám mục phó
Giám mục chính tòa
6 Micae Hoàng Đức Oanh   2003-2015
7 Aloisiô Nguyễn Hùng Vị   2015-nay
  •  : Giám mục chính tòa
  •  : Giám mục phó, phụ tá hoặc Giám quản Tông tòa, Đại diện Tông tòa

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ “Giới thiệu sơ lược về Giáo phận Kontum”. hdgmvietnam.com. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2021.
  2. ^ Nơi có địa danh lịch sử Đồi Charlie nổi tiếng trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai
  3. ^ “Giáo xứ Hiếu Đạo”. giaophankontum.com. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2021.
  4. ^ Nơi cung cấp giống Khoai lang Lệ Cần nổi tiếng vùng đất đỏ Tây Nguyên

Liên kết ngoài sửa