Giải Oscar lần thứ 78

Giải Oscar lần thứ 78 vinh danh những phim xuất sắc nhất trong năm 2005, được diễn ra vào ngày 5 tháng 3 năm 2006 tại nhà hát Kodak, Hollywood. Lễ trao giải diễn ra với người dẫn chương trình Jon Stewart cùng với Tom Kane lần đầu tham gia lễ trao giải. Đem trao giải diễn ra muộn hơn so với thường niên do sự kiện Thế vận hội Mùa đông 2006 tại Turin, Ý.

Giải Oscar lần thứ 78
Tập tin:78th Academy Awards.jpg
NgàyChủ nhật, 5 tháng 3 năm 2006
Địa điểmNhà hát Kodak
Hollywood, Los Angeles, California
Chủ trì bởiJon Stewart
Chủ trì preshowBilly Bush
Chris Connelly
Cynthia Garrett
Vanessa Minnillo
Nhà sản xuấtGilbert Cates
Đạo diễnLouis J. Horvitz
Điểm nhấn
Phim hay nhấtCrash (phim 2004)
Nhiều giải thưởng nhấtBrokeback Mountain, Crash, King KongHồi ức của một geisha (3)
Nhiều đề cử nhấtBrokeback Mountain (8)
Phủ sóng truyền hình
Kênh truyền hìnhABC
Thời lượng3 giờ, 33 phút
Rating38.64 triệu
22.91 (Nielsen ratings)

Giải Oscar lần thứ 78 được chú ý vì nội dung các tác phẩm được đề cử tập trung vào nhiều vấn đề chính trị và xã hội gây tranh cãi, ví dụ như phân biệt chủng tộc (Crash), đồng tính (Brokeback Mountain, Capote), chuyển giới (Transamerica), chủ nghĩa McCarthy (Good Night, and Good Luck), khủng bố, ám sát, vấn đề chính trị liên quan đến dầu lửa (Munich, Syriana).

Giải Oscar 2005 đem đến nhiều sự thất vọng. Phim Brokeback Mountain là đối thủ lớn và được kỳ vọng nhiều nhất cho giải thưởng Giải Oscar cho phim hay nhất nhưng kết quả này đã rơi vào Crash, dù Brokeback Mountain giành được những giải phim hay nhất ở những giải uy tín trước Oscar. Những bộ phim dành nhiều giải thưởng gồm có Brokeback Mountain, Crash, Hồi ức của một geishaKing Kong; mỗi phim giành được 3 giải thưởng. Ngoài ra cũng có một số sự tranh cãi xung quanh sự đề cử cho giải phim nước ngoài hay nhất của phim Paradise Now.

Giải thưởng sửa

 
Ang Lee, Đạo diễn xuất sắc nhất
 
Philip Seymour Hoffman, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
 
Reese Witherspoon, Nữ diễn viên xuất sắc nhất
 
George Clooney, Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất
 
Rachel Weisz, Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất
 
Paul Haggis, Kịch bản gốc xuất sắc nhất

Những đề cử được công bố vào ngày 31 tháng 1 năm 2006 bởi chủ tịch viện hàn lâm Sid Ganis và nữ diễn viên Mira Sorvino. Brokeback Mountain của đạo diễn Lý An nhận được nhiều đề cử nhất với 8 đề cử. Crash, Hồi ức của một geishaGood Night, and Good Luck. theo sau với mỗi phim 6 đề cử. Nam tài tử George Clooney giành được 3 đề cử cho 2 bộ phim. Paul Haggis giành được 2 giải thưởng tại lễ trao giải với vai trò sản xuất và biên kịch cho phim Crash.

Crash, bộ phim dành giải thưởng quan trọng nhất của Oscar và cũng gây nên sự thất vọng lớn nhất trong lịch sử của giải thưởng này. Đó là phim đầu tiên dành giải phim hay nhất kể từ khi Rocky giành giải này 29 năm trước mà chỉ chiến thắng 3 giải, và cũng là bộ phim đầu tiên dành giải phim hay nhất kể từ phim Chariots of Fire (giành giải năm 1982) mà không chiến thắng giải đạo diễn xuất sắc nhất hay bất cứ giải thưởng nào cho diễn viên. Và lần đầu tiên sau 49 năm, 6 giải quan trọng nhất bao gồm giải phim hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất và các giải xuất sắc của diễn viên thuộc về 6 phim khác nhau. Điều này cũng tương tự xảy ra tại Giải Oscar lần thứ 85. Lần đầu tiên sau 58 năm, không có phim nào giành được nhiều hơn 3 giải thưởng. King KongHồi ức của một geisha là hai phim giành được 3 giải thưởng mà không có đề cử cho giải phim hay nhất.

Lý An là đạo diễn châu Á đầu tiên được vinh danh với giải thưởng đạo diễn xuất sắc nhất. Lần đầu tiên sau 44 năm, mỗi diễn viên dành giải thưởng diễn xuất đều nhận giải cho lần đề cử đầu tiên. Lần đầu tiên các diễn viên nhận giải diễn xuất cho vai chính (Philip Seymour Hoffman và Reese Witherspoon) dành cả năm giải tương tự nhau tại 5 giải thưởng lớn nhất (Oscar, Quả cầu vàng, BAFTA, SAG và Critic's Choice Award). Nhà soạn nhạc nổi tiếng John Williams nhận đề cử thứ 45 khiến ông trở thành người thứ 2 nhận được nhiều đề cử Oscar nhất cùng với Alfred Newman và chỉ sau Walt Disney với 59 đề cử.

Phim và tên người chiến thắng ở đầu tiên trong danh sách và được in đậm.[1]

Phim hay nhất Đạo diễn xuất sắc nhất
Nam diễn viên chính xuất sắc nhất Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất
Kịch bản gốc xuất sắc nhất Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất
  • Brokeback MountainLarry McMurtryDiana Ossana
    • Capote – Dan Futterman
    • The Constant Gardener – Jeffrey Caine
    • A History of Violence – Josh Olson
    • Munich – Tony Kushner và Eric Roth
Phim hoạt hình hay nhất Phim ngoại ngữ hay nhất
Phim tài liệu xuất sắc nhất Phim tài liệu ngắn xuất sắc nhất
  • March of the Penguins – Luc Jacquet và Yves Darondeau
    • Darwin's Nightmare – Hubert Sauper
    • Enron: The Smartest Guys in the Room – Alex Gibney và Jason Kliot
    • Murderball – Henry-Alex Rubin và Dana Adam Shapiro
    • Street Fight – Marshall Curry
  • A Note of Triumph: The Golden Age of Norman Corwin – Corinne Marrinan và Eric Simonson
    • The Death of Kevin Carter: Casualty of the Bang Bang Club – Dan Krauss
    • God Sleeps in Rwanda – Kimberlee Acquaro và Stacy Sherman
    • The Mushroom Club – Steven Okazaki
Phim ngắn hay nhất Phim hoạt hình ngắn hay nhất
  • Six Shooter – Martin McDonagh
    • Ausreißer (The Runaway) – Ulrike Grote
    • Cashback – Sean Ellis và Lene Bausager
    • The Last Farm – Rúnar Rúnarsson và Thor S. Sigurjónsson
    • Our Time is Up - Rob Pearlstein và Pia Clemente
  • The Moon and the Son: An Imagined Conversation – John Canemaker vàPeggy Stern
    • Badgered – Sharon Colman
    • The Mysterious Geographic Explorations of Jasper Morello – Anthony Lucas
    • 9 – Shane Acker
    • One Man Band – Andrew Jimenez và Mark Andrews
Nhạc phim hay nhất Bài hát trong phim hay nhất
  • "It's Hard Out Here for a Pimp" - Hustle & Flow – nhạc và lời bởi Jordan Houston, Cedric Coleman và Paul Beauregard
    • "In the Deep" - Crash – nhạc bởi Kathleen York và Michael Becker; lời bởi Kathleen York
    • "Travelin' Thru" - Transamerica – nhạc và lời bởi Dolly Parton
Biên tập âm thanh xuất sắc nhất Âm thanh xuất sắc nhất
Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất Quay phim xuất sắc nhất
Hóa trang xuất sắc nhất Thiết kế trang phục xuất sắc nhất
  • Hồi ức của một geisha – Colleen Atwood
    • Charlie and the Chocolate Factory – Gabriella Pescucci
    • Mrs. Henderson Presents – Sandy Powell
    • Pride & Prejudice – Jacqueline Durran
    • Walk the Line – Arianne Phillips
Biên tập xuất sắc nhất Hiệu ứng xuất sắc nhất
  • Crash – Hughes Winborne
    • Cinderella Man – Mike Hill và Daniel P. Hanley
    • The Constant Gardener – Claire Simpson
    • Munich – Michael Kahn
    • Walk the Line – Michael McCusker

Giải thưởng đặc biệt sửa

Giải Oscar danh dự

Phim nhiều đề cử và giải thưởng sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “The 78th Academy Awards (2006) Nominees and Winners”. oscars.org. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2011.