Giải thưởng Wolf là một giải thưởng quốc tế được trao trong phần lớn trong các năm từ 1978 dành cho các nhà khoa họcnghệ sĩ còn sống vì "những thành tựu trong sự quan tâm của nhân loại và mối quan hệ thân mật của con người... không kể quốc tịch, chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính hay quan điểm chính trị."

Giải Wolf
Trao choThành tựu nổi bật về Nông nghiệp, Hóa học, Toán học, Y học, Vật lý, và Nghệ thuật.
Quốc giaIsrael
Được trao bởiQuỹ Wolf
Lần đầu tiên1978
Trang chủhttp://www.wolffund.org.il/main.asp?idMain=13

Các giải thưởng sửa

Giải thưởng được trao tại Israel bởi Quỹ Wolf, được sáng lập bởi Ricardo Wolf, một nhà phát minh sinh ra tại Đức và từng là đại sứ Cuba tại Israel. Các giải thưởng được trao tại 6 lĩnh vực: Nông nghiệp, Hóa học, Toán học, Y học, Vật lýNghệ thuật, trong đó Giải Nghệ thuật luân phiên giữa Kiến trúc, Âm nhạc, Hội họaĐiêu khắc. Mỗi giải thưởng bao gồm một tấm bằng chứng nhận và tiền thưởng 100 000 đô-la Mỹ. Quỹ Wolf cho biết rằng giải thưởng được "trao hàng năm", nhưng thực tế không phải như vậy: chỉ có 6 giải được trao từ năm 2000 đến 2009 trong hầu hết các lĩnh vực, và chỉ có 4 giải Vật lý.

Uy tín sửa

Giải Wolf trong Vật lý và Hóa học được cho là các giải thưởng có uy tín nhất trong các lĩnh vực đó chỉ sau Giải Nobel.[1][2][3] Trên thực tế, Giải thưởng trong lĩnh vực Vật lý gần như được coi là dấu hiệu để xác định chủ nhân tương lai của Giải Nobel: trong 26 người được trao giải từ 1978 đến 2010, có đến 14 người tiếp tục được trao giải Nobel, 5 người trong số đó được trao vào năm tiếp theo.[2]

Trong lĩnh vực Y học, giải thưởng Wolf được cho là có uy tín thứ ba, sau Giải NobelGiải Lasker. Cho đến khi Giải Abel được thiết lập, Giải Wolf được cho là gần như tương đương với "Giải Nobel trong Toán học", từ khi mà Huy chương Fields danh giá chỉ được trao bốn năm một lần cho các nhà toán học dưới 40 tuổi. Giải Wolf trong Nông nghiệp được cho là tương đương với "Giải Nobel trong Nông nghiệp".[4]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Physicsworld.com: Wolf prize goes to particle theorists”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2011.
  2. ^ a b Harris, Margaret (tháng 11 năm 2010). “Gongs away”. Physics World. Bristol: Institute of Physics Publishing. 23 (11): 46–47. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  3. ^ Basolo, F: "From Coello to Inorganic Chemistry: A Lifetime of Reactions", page 65, Springer, 2002
  4. ^ National Research Council: "National Research Initiative: A Vital Competitive Grants Program in Food, Fiber and Natural-resources Research", page 155, National Academies Press, 2000