Giải phóng miền Nam (bài hát)

quốc ca của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

"Giải phóng miền Nam" được sáng tác vào năm 1961 bởi nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (có bút hiệu khác là Huỳnh Minh Siêng), là bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1961–1976), và đồng thời là quốc ca của Nhà nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam trên toàn bộ miền Nam Việt Nam (1975–1976).[2][3]

Giải phóng miền Nam

Quốc ca của  Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
LờiLưu Hữu Phước, tháng 7 năm 1969[1]
NhạcLưu Hữu Phước, tháng 7 năm 1969[1]
Được chấp nhận1975
Cho đến1976
Quốc ca trước đóTiếng gọi công dân
Quốc ca sau nàyTiến quân ca
Mẫu âm thanh
Giải phóng miền Nam

Lịch sử sửa

Sự hình thành của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời vào năm 1960 đặt ra nhu cầu tự nhiên về một bài ca chính thức dành cho Mặt trận. Vì vậy Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam Việt Nam ba nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng sáng tác tập thể một bài hát làm bài ca chính thức của Mặt trận. Mai Văn Bộ và Huỳnh Văn Tiểng đã phác thảo xong ca từ của bài hát trong vòng một tuần, còn Lưu Hữu Phước được phân công viết phần nhạc. Bộ ba Huỳnh – Mai – Lưu trong vòng một tuần đã hoàn tất xong ca khúc Giải phóng miền Nam.

Khi nghe cả ba nhạc sĩ hát bài Giải phóng miền Nam lần đầu để được phê duyệt, ông Phạm Hùng, khi đó là cán bộ cấp cao của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã đứng lên nói to: "Được rồi, hay lắm! Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng! Vùng lên! Xông pha vượt qua bão bùng! Vận nước đã đến rồi... Hay hết sức! Hoan nghênh và cảm ơn các đồng chí".[4]

Sau đó bài Giải phóng miền Nam được mang tên chung của 3 người là Huỳnh Minh Siêng. Theo lời kể của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước thì ban đầu để tên ghép là Huỳnh Minh Liêng (từ chữ cái đầu trong họ của 3 ông). Chữ Liêng được cố tình viết sai chính tả là L-i-ê-n-g (các từ liền với nhau bằng gạch nối) để mang tính dân gian và tránh trùng tên của nhân sĩ Đặng Thúc Liêng. Nhưng khi đưa lên báo Nhân dân thì do tam sao thất bản (chữ L viết tay hoa bị nhầm thành S), nên đã in thành Siêng. Thực chất, để bí mật, nhóm bộ ba này đã đặt tên tác giả là: "Huỳnh Minh Liêng"; nhưng do sắp chữ khi in, người sắp chữ đã nhầm chữ L thành chữ S, và về sau thì nhóm bộ ba này, chủ yếu là Lưu Hữu Phước, cũng không muốn sửa nữa vì từ Siêng cũng có cái hay của nó là siêng năng. Huỳnh Minh Siêng – tác giả bài hát Giải phóng miền Nam được đặt tên tác giả là vậy.

Từ đây, bài hát nhanh chóng được phổ biến rộng rãi qua sóng phát thanh của Đài Phát thanh Giải phóng miền Nam và các đoàn văn công quân Giải phóng.

Lời bài hát sửa

Giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước

Diệt đế quốc Mỹ phá tan bè lũ bán nước

Ôi xương tan máu rơi lòng hận thù ngất trời

Sông núi bao nhiêu năm cắt rời

Đây Cửu Long hùng tráng

Đây Trường Sơn vinh quang

Thúc giục đoàn ta xung phong đi giết quân thù

Vai sát vai chung một bóng cờ

Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng

Vùng lên xông pha vượt qua bão bùng

Thề cứu lấy nước nhà

Thề hy sinh đến cùng

Cầm gươm ôm súng xông tới

Vận nước đã đến rồi

Bình minh chiếu khắp nơi

Nguyện xây non nước sáng tươi muôn đời

Giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước

Diệt đế quốc Mỹ phá tan bè lũ bán nước

Ôi xương tan máu rơi lòng hận thù ngất trời

Sông núi bao nhiêu năm cắt rời

Đây Cửu Long hùng tráng

Đây Trường Sơn vinh quang

Thúc giục đoàn ta xung phong đi giết thù

Vai sát vai chung một bóng cờ

Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng

Vùng lên xông pha vượt qua bão bùng

Thề cứu lấy nước nhà

Thề hy sinh đến cùng

Cầm gươm ôm súng xông tới

Vận nước đã đến rồi

Bình minh chiếu khắp nơi

Nguyện xây non nước sáng tươi muôn đời

Vận nước đã đến rồi

Bình minh chiếu khắp nơi

Nguyện xây non nước-

Giải phóng miền Nam!

---Hết---

Lưu ý: Đây là lời hát trong mẫu âm thanh.

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b “South Vietnam 1975-1976”. nationalanthems.info. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2012.
  2. ^ Hà Thi (28 tháng 4 năm 2020). “Tiến về Sài Gòn như định hướng báo trước!”. Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập 3 tháng 1 năm 2021.
  3. ^ “Khúc ca khải hoàn ngày thống nhất non sông”. baodansinh.vn. Truy cập 3 tháng 1 năm 2021.
  4. ^ Hoàng Tuyết (30 tháng 4 năm 2017). “Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước với bài ca 'Giải phóng miền Nam'. baotintuc.vn. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2023.

Liên kết ngoài sửa