Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu 2009

Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu 2009 hay Women's Euro 2009, diễn ta tại Phần Lan từ 26 tháng 10 tới 13 tháng 11 năm 2009.

Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu 2009
UEFA Naisten EURO 2009
Logo chính thức
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàPhần Lan
Thời gian26 tháng 10 – 13 tháng 11
Số đội12
Địa điểm thi đấu5 (tại 4 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Đức (lần thứ 7)
Á quân Anh
Hạng ba Hà Lan
 Na Uy
Thống kê giải đấu
Số trận đấu25
Số bàn thắng75 (3 bàn/trận)
Số khán giả134.907 (5.396 khán giả/trận)
Vua phá lướiĐức Inka Grings (6 bàn)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Đức Inka Grings
2005
2013

Đội tuyển nữ Đức lên ngôi vô địch lần thứ bảy sau khi thắng Anh với tỉ số 6–2 trong trận chung kết.[1] Inka Grings của Đức giành danh hiệu vua phá lưới.

Vòng loại sửa

 
Các đội tham dự

45 đội cạnh tranh cho 11 suất tại vòng chung kết; các đội vượt qua vòng loại và chủ nhà gồm:

Quốc gia Tư cách Ngày vượt qua Các lần tham dự trước1
  Phần Lan Chủ nhà 11 tháng 7 năm 2006 1 (2005)
  Anh Nhất bảng 1 2 tháng 10 năm 2008 5 (1984, 1987, 1995, 2001, 2005)
  Thụy Điển Nhất bảng 2 1 tháng 10 năm 2008 7 (1984, 1987, 1989, 1995, 1997, 2001, 2005)
  Pháp Nhất bảng 3 27 tháng 9 năm 2008 3 (1997, 2001, 2005)
  Đức Nhất bảng 4 1 tháng 10 năm 2008 7 (1989, 1991, 1993, 1995, 1997, 2001, 2005)
  Đan Mạch Nhất bảng 5 1 tháng 10 năm 2008 6 (1984, 1991, 1993, 1997, 2001, 2005)
  Na Uy Nhất bảng 6 2 tháng 10 năm 2008 8 (1987, 1989, 1991, 1993, 1995, 1997, 2001, 2005)
  Ý Thắng trận play-off 29 tháng 10 năm 2008 8 (1984, 1987, 1989, 1991, 1993, 1997, 2001, 2005)
  Nga Thắng trận play-off 30 tháng 10 năm 2008 2 (1997, 2001)
  Ukraina Thắng trận play-off 30 tháng 10 năm 2008 0 (lần đầu tham dự)
  Iceland Thắng trận play-off 30 tháng 10 năm 2008 0 (lần đầu tham dự)
  Hà Lan Thắng trận play-off 30 tháng 10 năm 2008 0 (lần đầu tham dự)
1 Các năm in đậm là năm đội đó vô địch. Các năm in nghiêng là năm nước đó là chủ nhà

Danh sách cầu thủ sửa

Tóm tắt giải đấu sửa

Lượt trận một – 23–25 tháng 8 sửa

 
Đức gặp Na Uy tại Tampere ngày 24 tháng 8.

Trong lượt trận mở màn bảng A, Phần LanHà Lan tỏ ra chiếm ưu thế. Các bàn thắng của Kirsten van de Ven và Karin Stevens mang về chiến thắng 2–0 cho người Hà Lan trước Ukraina. Trong trận đấu trên sân Olympic tại Helsinki, chủ nhà Phần Lan mở màn chiến dịch của họ với chiến thắng 1–0 trước đối thủ Đan Mạch với bàn thắng quốc tế đầu tiên trong sự nghiệp của Maija Saari.

Tại bảng B đương kim vô địch thế giới và châu Âu Đức vượt qua Na Uy, đội bóng cũng được đánh giá rất cao, với tỉ số đậm 4–0. Đương kim vô địch dẫn trước từ khá sớm tuy nhiên phải tới những phút bù giờ họ mới có thể ghi thêm ba bàn thắng để vươn lên ngôi đầu bảng B. Ở trận đấu còn lại Pháp khởi đầu với cuộc lội ngược dòng đánh bại Iceland 3–1.

Bảng C chứng kiến bất ngờ khi Anh thất thủ 2–1 trước Ý. Anh dẫn trước 1–0 bằng quả phạt đền của Williams trước khi hiệp một kết thúc tuy nhiên Panico và Tuttino giúp Ý giành trọn ba điểm, trong khi Anh rời sân với chỉ 10 người sau thẻ đỏ của Casey Stoney. Thụy Điển có chiến thắng 3–0 trong cuộc đối đầu với Nga.

Lượt trận hai – 26–28 tháng 8 sửa

Phần Lan nối tiếp phong độ ở trận đấu trước đó bằng thắng lợi 2–1 khi chạm trán Hà Lan. Kalmari lập cú đúp đưa đội chủ nhà lên ngôi đầu bảng A. Trước đó đội tuyển Ukraina để Đan Mạch vượt qua với tỉ số 2–1, đồng thời chấm dứt hy vọng lọt vào tứ kết.

Đức giành tấm vé vào vòng sau của bảng B nhờ thắng lợi hủy diệt 5–1 trước người Pháp. Na Uy trở lại sau thất bại ngày ra quân bằng chiến thắng tối thiểu trước Iceland, đồng thời loại luôn đội bóng này.

Ở bảng C, Thụy Điển trở thành đội thứ ba vào tứ kết với thắng lợi 2–0 trước Ý nhờ hai bàn thắng trong hai mươi phút đầu tiên. Chiến thắng của Thụy Điển đồng nghĩa với việc nếu đội tuyển Anh thua cuộc trước Nga, họ sẽ phải lần thứ ba liên tiếp rời cuộc chơi từ vòng bảng Euro. Nguy cơ đó càng được khẳng định sau khi Ksenia Tsybutovich và Olesya Kurochkina thay nhau lập công giúp Nga vượt lên với tỉ số 2–0. Tuy nhiên đây lại là khởi đầu của điều kỳ diệu mà người Anh tạo ra sau đó. Karen Carney rút ngắn cách biệt và chỉ mười phút sau chính cô là người chuyền bóng để Aluko cân bằng tỉ số. Hai phút trước giờ nghỉ giữa giờ Kelly Smith ghi bàn ấn định chiến thắng. Với cục diện này Anh và Nga còn nguyên hy vọng lọt vào tứ kết.

Lượt trận ba – 29–31 tháng 8 sửa

Do trận đấu giữa Ukraina và Phần Lan chỉ còn mang ý nghĩa thủ tục, đội chủ nhà có nhiều sự thay đổi trong đội hình xuất phát. Ukraina tận dụng điều này và nói lời chia tay giải vô địch châu Âu đầu tiên của mình bằng thắng lợi 1–0. Trong khi đó ở trận quyết đấu của bảng A, Hà Lan vuơn lên dẫn trước 2–0 trước Đan Mạch. Rasmussen rút ngắn cách biệt cho đại diện Bắc Âu tuy nhiên đó là tất cả những gì Đan Mạch làm được. Hà Lan bước tiếp vào vòng sau trong khi Đan Mạch phải chờ kết quả các bảng còn lại.

Ở bảng B, Đức đứng đầu với chín điểm tuyệt đối bằng chiến thắng 1–0 trước Iceland. Trong khi đó trận hòa 1–1 còn lại giữa Na Uy và Pháp giúp cả hai dắt tay nhau vào vòng sau.

Tại bảng C, Ý tiếp tục cuộc chơi với chiến thắng 2–0 trước Nga, đội rời giải với vị trí cuối bảng. Ở trận đấu cùng giờ Thụy Điển duy trì ngôi đầu với trận hòa 1–1 trong cuộc chạm trán với Anh. Kết quả này giúp Anh lọt vào vòng sau, đồng thời chấm dứt những hy vọng của Đan Mạch ở bảng A.

Tứ kết – 3–4 tháng 9 sửa

Trong trận tứ kết đầu tiên Phần Lan bị Anh vươn lên dẫn trước trong hiệp một bởi pha lập công của Eniola Aluko. Williams nhân đôi cách biệt cho Anh ngay đầu hiệp hai trước khi đội chủ nhà rút ngắn cách biệt nhờ công của Sjölund. Chỉ một phút sau Aluko lấy lại thế dẫn trước hai bàn cho người Anh. Bàn thắng của Sällström sau đó là không đủ và Phần Lan buộc phải rời giải đấu.

Ở trận tứ kết thứ hai Pháp và Hà Lan hòa nhau trong 120 phút thi đấu khiến hai đội phải giải quyết thắng thua bằng loạt luân lưu. Sau tám cú sút trúng đích đầu tiên của cả hai bên, mỗi đội lại thực hiện hỏng quả penalty tiếp theo của mình. Tuy vậy Pháp mắc sai lầm ở loạt sút tiếp theo và đành nhìn Hà Lan lọt vào bán kết gặp Anh.

Trong loạt trận tứ kết ngày thứ Sáu, Đức dẫn 2–0 nhờ cú đúp của Grings, người đang dẫn đầu trong cuộc đua săn bàn. Patriza Panico thắp lên hy vọng cho Ý đồng thời buộc người Đức phải chống đỡ trong những phút còn lại. Tuy vậy đội đương kim giữ cúp vẫn đứng vững và giữ nguyên tỉ số 2–1.

Trong trận tứ kết cuối cùng, hai bàn trong hiệp một và một bàn trong hiệp hai giúp Na Uy đánh bại Thụy Điển 3–1 để tiến vào bán kết, nơi họ mong chờ sẽ đòi lại món nợ thua 4–0 ở vòng bảng với Đức.

Bán kết – 6–7 tháng 9 sửa

Anh đối đầu với Hà Lan trong trận đấu đầu tiên. Anh phá vỡ thế bế tắc ở phút 61 do công của Kelly Smith trước khi Marlous Pieëte lập lại thế quân bình. Tỉ số 1–1 buộc hai đội phải bước vào hiệp phụ, nơi Jill Scott ghi bàn thắng quyết định cho Anh bốn phút trước khi hết giờ.

Ở trận bán kết còn lại, Na Uy dù dẫn bàn từ khá sớm nhưng sự trở lại mạnh mẽ của Đức trong hiệp hai khiến giấc mơ chung kết của họ tan vỡ. Trong khi đó Đức đứng trước cơ hội bảo vệ thành công danh hiệu của mình lần thứ tư liên tiếp.

Chung kết – 10 tháng 9 sửa

Anh cố gắng kiểm soát thế trận ngay từ đầu, tuy nhiên họ lại bị thủng lưới ngay trong đợt tấn công của Đức ở phút thứ 20 và chỉ hai phút sau Melanie Behringer đưa Đức vươn lên dẫn 2–0 nhờ cú sút xa đẹp mắt. Anh gỡ lại hai phút sau đó nhờ công của Carney. Hiệp hai Anh tiếp tục thế trận tấn công trong khi Đức thu mình chờ cơ hội phản công. Tuy nhiên Đức vẫn là đội có bàn thắng trước của Kim Kulig, trong khi Anh có câu trả lời bằng bàn thắng của Kelly Smith. Tuy nhiên sau khi Grings ghi bàn thứ tư cho Đức, các cầu thủ Anh dường như không còn ý chí chiến đấu. Điều này giúp Đức dễ dàng có hai bàn nữa để lần thứ bảy đăng quang tại các kỳ Euro. Đây là trận chung kết có nhiều bàn thắng nhất cũng như có cách biệt thắng thua lớn nhất kể từ khi giải được tổ chức.

Kết quả sửa

Giờ thi đấu là giờ địa phương (EEST/UTC+3)

Vòng bảng sửa

Hai đội đứng đầu mỗi bảng cùng hai đội xếp thứ ba xuất sắc nhất tiến vào vòng tứ kết.

Nếu hai hay nhiều đội bằng điểm nhau, thứ tự ưu tiên sau được tính đến: (a) số điểm giành được cao hơn trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội, (b) hiệu số bàn thắng cao hơn trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội (c) số bàn thắng ghi được cao hơn trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội, (d) hiệu số bàn thắng cao hơn trong tất cả các trận vòng bảng, (e) số bàn thắng ghi được cao hơn, (f) Xếp hạng Fair Play, (g) bốc thăm.[2]

Bảng A sửa

Đội Tr
T
H
B
BT
BB
HS
Đ
  Phần Lan 3 2 0 1 3 2 +1 6
  Hà Lan 3 2 0 1 5 3 +2 6
  Đan Mạch 3 1 0 2 3 4 −1 3
  Ukraina 3 1 0 2 2 4 −2 3
Ukraina  0-2  Hà Lan
Chi tiết van de Ven   4'
Stevens   9'
Khán giả: 2.571

Phần Lan  1–0  Đan Mạch
Saari   49' Chi tiết

Ukraina  1–2  Đan Mạch
Apanaschenko   63' Chi tiết Sand Andersen   49'
Pape   87'
Khán giả: 1.372
Trọng tài: Gyöngyi Gaál (Hungary)

Hà Lan  1–2  Phần Lan
van de Ven   25' Chi tiết Österberg Kalmari   7'69'

Phần Lan  0–1  Ukraina
Chi tiết Pekur   69'
Khán giả: 15.138
Trọng tài: Natalia Avdonchenko (Nga)

Đan Mạch  1–2  Hà Lan
J. Rasmussen   71' Chi tiết Smit   58'
Melis   66'

Bảng B sửa

Đội Tr
T
H
B
BT
BB
HS
Đ
  Đức 3 3 0 0 10 1 +9 9
  Pháp 3 1 1 1 5 7 −2 4
  Na Uy 3 1 1 1 2 5 −3 4
  Iceland 3 0 0 3 1 5 −4 0
Đức  4–0  Na Uy
Bresonik   33' (ph.đ.)
Bajramaj   90'90+4'
Mittag   90+2'
Chi tiết
Khán giả: 6.552
Trọng tài: Alexandra Ihringova (Anh)

Iceland  1–3  Pháp
Magnúsdóttir   6' Chi tiết Abily   18' (ph.đ.)
Bompastor   53' (ph.đ.)
Nécib   67'
Khán giả: 6.552
Trọng tài: Natalia Avdonchenko (Nga)

Pháp  1–5  Đức
Thiney   51' Chi tiết Grings   9'
Krahn   17'
Behringer   45+ 1'
Bresonik   47' (ph.đ.)
Laudehr   90+ 1'
Khán giả: 3.331
Trọng tài: Kateryna Monzul (Ukraina)

Iceland  0–1  Na Uy
Chi tiết Pedersen   45'
Khán giả: 1.399

Đức  1–0  Iceland
Grings   50' Chi tiết
Khán giả: 3.101
Trọng tài: Kirsi Heikkinen (Phần Lan)

Na Uy  1–1  Pháp
Storløkken   4' Chi tiết Abily   16'

Bảng C sửa

Đội Tr
T
H
B
BT
BB
HS
Đ
  Thụy Điển 3 2 1 0 6 1 +5 7
  Ý 3 2 0 1 4 3 +1 6
  Anh 3 1 1 1 5 5 0 4
  Nga 3 0 0 3 2 8 −6 0
Ý  2–1  Anh
Panico   56'
Tuttino   82'
Chi tiết Williams   38' (ph.đ.)
Khán giả: 2.950
Trọng tài: Bibiana Steinhaus (Đức

Thụy Điển  3–0  Nga
Rohlin   5'
Sandell Svensson   15'
Seger   82'
Chi tiết
Khán giả: 4.697
Trọng tài: Kirsi Heikkinen (Phần Lan)

Ý  0–2  Thụy Điển
Chi tiết Schelin   9'
Asllani   19'
Khán giả: 5.947
Trọng tài: Bibiana Steinhaus (Đức

Anh  3–2  Nga
Carney   24'
Aluko   32'
K. Smith   42'
Chi tiết Tsybutovich   2'
Kurochkina   22'

Nga  0–2  Ý
Chi tiết Gabbiadini   77'
Zorri   90+3'
Khán giả: 1.112
Trọng tài: Gyöngyi Gaál (Hungary)

Thụy Điển  1–1  Anh
Sandell Svensson   40' (ph.đ.) Chi tiết White   28'
Khán giả: 6.142
Trọng tài: Kateryna Monzul (Ukraina)

Xếp hạng các đội thứ ba sửa

Đội Tr
T
H
B
BT
BB
HS
Đ
  Anh 3 1 1 1 5 5 0 4
  Na Uy 3 1 1 1 2 5 −3 4
  Đan Mạch 3 1 0 2 3 4 −1 3

Vòng đấu loại trực tiếp sửa

Tứ kết Bán kết Chung kết
                   
6 tháng 11 - Turku        
   Phần Lan  2
9 tháng 11 - Tampere
   Anh  3  
   Anh  2
6 tháng 11 - Tampere
       Hà Lan  1  
   Hà Lan  0 (5)
13 tháng 11 - Helsinki
   Pháp  0 (4)  
   Anh  2
7 tháng 11 - Lahti    
     Đức  6
   Đức  2
10 tháng 11 - Helsinki
   Ý  1  
   Đức  3
7 tháng 11 - Helsinki
       Na Uy  1  
   Thụy Điển  1
   Na Uy  3  
 

Tứ kết sửa

Phần Lan  2–3  Anh
Sjölund   66'
Sällström   79'
Chi tiết Aluko   15'67'
Williams   49'
Khán giả: 7.247

Hà Lan  0–0 (s.h.p.)  Pháp
Chi tiết
Loạt sút luân lưu
Stevens  
Melis  
Kiesel-Griffioen  
Smit  
Koster  
Bito  
Hoogendijk  
5–4   Soubeyrand
  Abily
  Henry
  Le Sommer
  Franco
  Meilleroux
  Herbert
Khán giả: 2.766
Trọng tài: Kirsi Heikkinen (Phần Lan)

Đức  2–1  Ý
Grings   4'47' Chi tiết Panico   63'

Thụy Điển  1–3  Na Uy
Sandell Svensson   80' Chi tiết Segerström   39' (l.n.)
Giske   45'
Pedersen   60'

Bán kết sửa

Anh  2–1 (s.h.p.)  Hà Lan
K. Smith   61'
J. Scott   116'
Chi tiết Pieëte   64'
Khán giả: 4.621
Trọng tài: Gyöngyi Gaál (Hungary)

Đức  3–1  Na Uy
Laudehr   59'
da Mbabi   61'
Bajramaj   90+3'
Chi tiết Herlovsen   10'

Chung kết sửa

Anh  2–6  Đức
Carney   24'
K. Smith   55'
Chi tiết Prinz   20'76'
Behringer   22'
Kulig   50'
Grings   62'73'
Anh Đức
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TM 1 Rachel Brown
HVT 3 Casey Stoney   44'
TrV 14 Faye White (c)
TrV 6 Anita Asante
HVP 2 Alex Scott
TV 9 Eniola Aluko   81'
TV 4 Fara Williams
TV 8 Katie Chapman   85'
TV 7 Karen Carney
10 Kelly Smith
12 Jill Scott
Dự bị
HV 5 Lindsay Johnson
TV 11 Sue Smith
TM 13 Siobhan Chamberlain
HV 15 Rachel Unitt
16 Jody Handley
17 Lianne Sanderson   81'
TV 18 Emily Westwood   85'
HV 19 Laura Bassett
TV 20 Danielle Buet
21 Jessica Clarke
TM 22 Karen Bardsley
Huấn luyện viên
  Hope Powell
TM 1 Nadine Angerer
HVT 4 Babett Peter
TrV 3 Saskia Bartusiak
TrV 5 Annike Krahn
HVP 10 Linda Bresonik
TV 7 Melanie Behringer   60'
TV 6 Simone Laudehr
TV 14 Kim Kulig
TV 18 Kerstin Garefrekes   83'
9 Birgit Prinz (c)
8 Inka Grings
Dự bị
HV 2 Kerstin Stegemann
HV 11 Anja Mittag
TM 12 Ursula Holl
TV 13 Célia Okoyino da Mbabi   60'
TV 15 Sonja Fuss
16 Martina Müller
17 Ariane Hingst
19 Fatmire Bajramaj   83'
20 Jennifer Zietz
HV 21 Lisa Weiß
22 Bianca Schmidt
Huấn luyện viên
  Silvia Neid


 Vô địch Euro nữ 2009 
 
Đức
Lần thứ bảy

Cầu thủ ghi bàn sửa

 
Inka Grings của Đức là vua phá lưới của giải đấu.
6 bàn
3 bàn

2 bàn
1 bàn
Phản lưới nhà

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “England 2–6 Germany”. BBC Sport. 13 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2009.
  2. ^ uefa.com – UEFA Women's C'ship – Standings

Liên kết ngoài sửa