Hãn Quý phi

phi tần của Càn Long Đế

Hãn Quý phi Đới Giai thị (chữ Hán: 忻贵妃戴佳氏, ? - 28 tháng 4 năm 1764), Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, là 1 phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế.

Thanh Cao Tông Hãn Quý phi
清高宗忻贵妃
Càn Long Đế Quý phi
Thông tin chung
Sinh29 tháng 5, ?
Mất28 tháng 4 năm 1764
Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
An táng2 tháng 2 năm 1765
Phi viên tẩm của Dụ lăng, Thanh Đông lăng
Phối ngẫuThanh Cao Tông
Càn Long Hoàng đế
Hậu duệHoàng lục nữ
Hoàng bát nữ
Tước hiệu[Hãn tần; 忻嫔]
[Hãn phi; 忻妃]
[Hãn Quý phi; 忻贵妃]
(truy phong)
Thân phụNa Tô Đồ

Nhập cung phong Tần sửa

Sử ký không ghi rõ Hãn Quý phi sinh năm nào, chỉ biết bà sinh ngày 29 tháng 5 (âm lịch), có lẽ sinh vào năm đầu Càn Long, xuất thân từ gia tộc danh giá Đới Giai thị thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ.Cùng tộc với Thành Phi của Khang Hi Đế, thân phụ Tổng đốc Na Tô Đồ (那苏图), một vị quan nổi tiếng thanh liêm, chính trực, là trọng thần dưới 2 triều Ung Chính và Càn Long. Ông từng nhiều lần được bổ nhiệm các chức quan lớn như Thượng thư, Tổng đốc.

Năm Càn Long thứ 14 (1749), Na Tô Đồ mất khi đang thực hiện nhiệm vụ trị thủy, được Càn Long Đế ban lễ tế ở quê nhà, ban hàm Thái tử Thái bảo, ban thụy hiệu Khác Cần (接任), nhập bài vị vào thờ cúng tại Hiền Lương từ (nhà từ đường chuyên để hương khói cho các đại thần có công với triều đình).

Năm Càn Long thứ 18 (1753), 20 tháng 7, Đới Giai thị tiến cung, chiếu phong là Hãn tần (忻嫔). Trước đó, theo quy định của triều đình Mãn Thanh, các Tú nữ tiến cung sơ phong cao nhất chỉ là Quý nhân. Điều này chắc hẳn có mối liên quan mật thiết, nhiều khả năng, việc Hãn tần tiến cung là một đặc ân mà Hoàng đế ban cho nhà Đới Giai.

Tháng 4 sang năm (1754), lấy Đại học sĩ Lai Bảo (来保) làm Chính sứ, Lễ bộ Tả Thị lang Giới Phúc (介福) làm Phó sứ, hành Hãn tần sách phong lễ[1]. Sách văn rằng:

Năm Càn Long thứ 20 (1755), ngày 17 tháng 7, Hãn tần Đới Giai thị sinh Hoàng lục nữ, nhưng chỉ sống được đến năm 3 tuổi. Ngày 7 tháng 12 năm Càn Long thứ 22 (1757), Hãn tần tiếp tục sinh Hoàng bát nữ[3]. Cũng yểu mệnh như người chị ruột của mình, Bát công chúa mất năm 11 tuổi, được táng tại viên tẩm của Đoan Tuệ Hoàng thái tử Vĩnh Liễn.

Phong Phi và qua đời sửa

Năm Càn Long thứ 28 (1763), ngày 10 tháng 9, phụng ý chỉ của Sùng Khánh Hoàng thái hậu, Hãn tần được tấn phong Hãn phi (忻妃).

Tài liệu của Nội vụ phủ chép lại, tháng 12 cùng năm đó, vì Hãn phi đang mang long thai nên được gia tăng lượng than sưởi. Còn theo hồ sơ của Kính sự phòng, tháng 2 năm Càn Long thứ 29 (1764), bổ sung thêm 2 bà đỡ và 1 thái y [4]. Không ngờ, Hãn phi mất đột ngột vào giờ Thân ngày 28 tháng 4 năm Càn Long thứ 29 (1764). Lần theo các mốc thời gian, nhiều khả năng vì bà có thai nên được phong Phi nhưng chưa kịp sinh con đã ngã bệnh qua đời, một xác hai mạng. Hãn phi cũng không đợi được đến ngày đại lễ tấn phong, dù kim sách và kim bảo đã hoàn thành. Càn Long Hoàng đế cho ngừng triều 5 ngày, ra lệnh ghi thêm 2 chữ [Quý phi] vào sách lụa trước kim quan và dùng nghi lễ của Quý phi để an táng bà. Trong lễ tế, Tứ a ca Vĩnh Thành, Lục a ca Vĩnh Dung, Bát a ca Vĩnh Tuyền, Hoàng tôn Miên Ân, Thất Công chúa (Cố Luân Hòa Tĩnh công chúa), Bát công chúa (con của Hãn Quý phi) và các Phúc tấn được chỉ định mặc tang phục, hiếu lễ với Hãn Quý phi. Một tang lễ hết sức trọng thể, Càn Long Đế còn đích thân tới tế rượu, đều tương đồng với tang lễ của Ôn Hi Quý phi thời Khang Hi[5][6].

Năm Càn Long thứ 30 (1765), ngày 22 tháng 2 (âm lịch), kim quan của Hãn Quý phi được dời đi an táng tại Dụ lăng Phi viên tẩm, cùng với Thận tầnPhúc Quý nhân.

Trong bài thơ "Mạn đề tam thủ" của Càn Long có nhắc đến Hãn Quý phi như sau: "Tây cung tân thích chi nghi vong" và Hoàng đế cũng tự mình chú thích là: "Từ lúc Hãn Quý phi về cõi tiên đến nay đã qua 5 ngày không thiết triều". Vào dịp giỗ đầu của bà, Hoàng đế đích thân đến tế rượu. Trong khi đó, 2 vị phi tần khác cũng mất ở ngôi phi và được an táng theo nghi lễ Quý phi là Du Quý phi Kha Lý Diệp Đặc thị và Tuần Quý phi Y Nhĩ Căn Giác La thị đều không có được ân điển này, cũng không được ngừng triều để tang và có thơ khóc viếng. Đây có thể thấy rõ sự thiên vị và đặc biệt nể trọng của Càn Long Đế đối với Hãn Quý phi. Cùng với 11 vị hậu phi khác, Hãn Quý phi Đới Giai thị được Càn Long sai người họa lại chân dung, lưu trong tập tranh Tâm tả trị bình, bức tranh này vào năm Càn Long thứ 41 thì hoàn thành. Bức vẽ của bà được thực hiện vào năm Càn Long thứ 19, sau lễ sắc phong Tần. Điều này chứng tỏ Hãn Quý phi hẳn có được vị trí không nhỏ trong lòng Càn Long Đế.

Hậu duệ sửa

Hãn Quý phi sinh được 2 vị Hoàng nữ, chưa kịp phong làm Công chúa thì mất sớm:

  1. Hoàng lục nữ [皇六女; 24 tháng 8 năm 1755 - 27 tháng 9 năm 1758), con gái thứ sáu. Sinh ngày 17 tháng 7 (âm lịch) năm Càn Long thứ 20, mất ngày 26 tháng 8 (âm lịch) năm Càn Long thứ 23.
  2. Hoàng bát nữ [皇八女; 16 tháng 1 năm 1758 - 17 tháng 6 năm 1767), con gái thứ tám. Sinh ngày 7 tháng 12 (âm lịch) năm Càn Long thứ 22 (1757), mất ngày 21 tháng 5 (âm lịch) năm Càn Long thứ 32.

Xem thêm sửa

Trong văn hoá đại chúng sửa

Hãn Quý phi được mô tả thông qua nhân vật [Đới Mi Nhược; 戴湄若] trong tiểu thuyết Hậu cung Như Ý truyện. Khi chuyển thể thành phim truyền hình Như Ý truyện, Đới Mi Nhược được hợp nhất với Dĩnh Quý phi, thành nhân vật [Ba Lâm·Mi Nhược; 巴林·湄若].

Tham khảo sửa

  1. ^ 《清實錄·乾隆朝實錄》,卷之四百六十二:庚申。冊封忻嬪。命大學士來保、為正使。禮部左侍郎介福、為副使。持節。冊封戴佳氏為忻嬪。冊文曰。朕惟宮闈敷化。聿資淑慎之儀。綸綍宣恩。式表溫恭之德。徽章榮賁。茂典攸昭。爾戴佳氏、秀毓名門。早嫻懿範。垂芳型於圖史。著媺中閨。葉雅度於珩璜。敬修內職。茲仰承皇太后慈諭。冊封爾為忻嬪。爾其祇膺象服。懋恭儉以承庥。永迓純禧。履謙和而衍慶。欽哉。
  2. ^ 《清高宗实录》 - 乾隆帝册封戴佳氏为忻嫔册文: 命大学士来保、为正使。礼部左侍郎介福、为副使。持节。册封戴佳氏为忻嫔。册文曰。朕惟宫闱敷化。聿资淑慎之仪。纶綍宣恩。式表温恭之德。徽章荣贲。茂典攸昭。尔戴佳氏、秀毓名门。早娴懿范。垂芳型于图史。着媺中闺。叶雅度于珩璜。敬修内职。兹仰承皇太后慈谕。册封尔为忻嫔。尔其只膺象服。懋恭俭以承庥。永迓纯禧。履谦和而衍庆。钦哉。
  3. ^ 《乾隆至嘉慶年添減底檔》(節錄):十月初四日,敬事房首領楊雙全傳說,忻嬪遇喜⋯⋯紅羅炭二斛八斛、黑炭十斛、守月姥姥黑炭二斛、大夫黑炭二斛八兩。
  4. ^ Theo quy chế, Hậu phi khi mang thai tầm 7, 8 tháng đều có bà đỡ và thái y túc trực
  5. ^ 《清實錄·乾隆朝實錄》,卷之七百零九:己酉。諭曰、忻妃薨逝。加恩照貴妃例辦理。著四阿哥、六阿哥、八阿哥、綿恩、穿孝。其應行典禮。交該部察例具奏
  6. ^ 《欽定大清會典事例》乾隆二十九年四月二十八日,忻妃薨。奉諭,忻妃薨逝,著加恩照貴妃之例辦理。高宗純皇帝輟朝五日。初祭日,親臨奠酒。一應禮儀,均與康熙三十三年溫僖貴妃喪禮同。
  • Triệu Nhĩ Tốn (1928). Thanh sử cảo (清史稿) (bằng tiếng Trung). quyển 214.
  • Noble Consort Xin