Hòa Thạc Hòa Khác Công chúa

công chúa nhà Thanh, con gái Càn Long

Hoà Thạc Hoà Khác Công chúa (chữ Hán: 和硕和恪公主; 17 tháng 8 năm 175814 tháng 12 năm 1780), Công chúa nhà Thanh, là Hoàng nữ thứ 9 của Thanh Cao Tông Càn Long Đế trong lịch sử Trung Quốc.

Hoà Thạc Hoà Khác Công chúa
和硕和恪公主
Công chúa nhà Thanh
Thông tin chung
Sinh(1758-08-17)17 tháng 8, 1758
Mất14 tháng 12, 1780(1780-12-14) (22 tuổi)
Phu quânTrát Lan Thái
Hậu duệ1 con gái
Thân phụThanh Cao Tông
Thân mẫuHiếu Nghi Thuần Hoàng hậu

Tiểu sử sửa

Hòa Khác Công chúa sinh ngày 14 tháng 7 (âm lịch) năm Càn Long thứ 23, mẹ là Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu Ngụy Giai thị, khi ấy còn đang là Lệnh phi trong hậu cung của Càn Long Đế. Công chúa là em gái cùng mẹ với Cố Luân Hòa Tĩnh Công chúa và là chị gái của Thanh Nhân Tông Gia Khánh Đế. Theo nhiều khả năng, Hòa Khác Công chúa được giao cho Thư phi nuôi dưỡng.

Năm Càn Long thứ 36 (1771), tháng 12, định ra huy hiệu [Hòa Thạc Công chúa; 和硕公主] - tước hiệu dành cho con gái của phi tần theo điển chế nhà Thanh. Sang sau (1772), tháng 8, chính thức làm lễ hạ giá lấy Trát Lan Thái (札蘭泰), là con trai của Nhất đẳng Vũ nghị Mưu Dũng công Triệu Huệ. Hôm đính hôn, Càn Long Đế và Hoàng thái hậu đang nghỉ ngơi ở Nhiệt Hà, nên ra lệnh hủy bỏ tiệc mừng đáng lẽ ra tổ chức ở Bảo Hòa điện, tiệc do đó dời từ Từ Ninh cung sang Vĩnh Thọ cung. Do không có Đế - Hậu, số bình rượu của công chúa chỉ có 6 bình[1]. Trong khi đó, vào năm Càn Long thứ 35 (1770), Càn Long Đế ra chỉ dụ:"Quận chúa kết hôn dùng rượu 50 bình, huyện chúa 40 bình, Quận quân 30 bình, huyện quân 20 bình, Hương quân 16 bình".

Khi chuẩn bị hôn sự cho công chúa, Nội vụ phủ có kiến nghị dùng số lượng lớn là vàng làm của hồi môn, nhưng Càn Long Đế quyết định dùng bạc làm phần lớn số món yêu cầu[2]. Ngoài ra, danh hiệu [Hòa Khác công chúa] của Cửu công chúa không rõ được ban định khi nào, nhưng cứ theo sách Thanh thực lục ghi nhận, vào lúc Cửu công chúa đính hôn, bà chỉ được ghi là [Hòa Thạc Công chúa] hoặc [Cửu công chúa] mà thôi[3]. Công chúa phủ có 174 gian phòng không tính khuôn viên.

Năm Càn Long thứ 45 (1780), ngày 19 tháng 11 (âm lịch), Hòa Khác công chúa qua đời, hưởng niên 22 tuổi. Năm thứ 53 (1788), ngày 17 tháng 3, Ngạch phò Trát Lan Thái qua đời. Cả hai người chỉ có duy nhất một con gái. Theo Hồ sơ y tế Thanh Đảo, có ghi lại về bệnh tình của Hòa Khác Công chúa khi mất:

  • [八月二十日,张茂芝看得九公主脉息浮数,系肺胃有热,外受微凉,以致身热面赤,口干,今用清解汤调理。次年正月二十一日,蔡世俊、张茂芝看得九公主脉息微数,系风热,已服用清解汤,脉恙俱减。议用清热和胃汤调理。闰五月二十三日,蔡世俊、张茂芝看得九公主微有伤风。今议用藿香正气丸末调理。乾隆四十五年十一月十九日,陈世官、姜晟、李德宣、那永泰看得和恪和硕公主,原系肝虚肺燥、咳嗽吐红,消耗日久劳症。竭力设法用药调治不应,与本月十九日卯时薨逝。]
  • Vào ngày 20 tháng 8, Cửu công chúa có một số biểu hiện lạ. Phổi và dạ dày nóng bỏng, bên ngoài lại lạnh phát run. Cơ thể công chúa nóng và đỏ, khoang miệng khô. Vào ngày 21 tháng tiếp theo, thường nhìn thấy Công chúa đau đớn và bị thương nhẹ. Vào ngày 19 tháng 11, năm Càn Long thứ 45, họ chứng kiến Cửu công chúa cố gắng sử dụng thuốc để tránh khỏi cái chết.

Năm Càn Long thứ 46 (1781), Trưởng nữ của Hòa Thạc Hòa Khác công chúa được đưa đến Dực Khôn cung nuôi dưỡng, ban thưởng vật phẩm[4]. Năm sau, Trưởng nữ được Càn Long Đế chỉ định đính hôn với Lâm Thấm Đa Nhĩ Tế (琳沁多尔济), con trai của Trác Lý Khắc Đồ Thân vương Cung Cách Lạt Bố Thản (恭格喇布坦) thuộc bộ tộc Khoa Nhĩ Thấm Mông Cổ[5].

Tương quan sửa

Luật pháp nhà Thanh đã quy định, cho con gái của Hoàng đế là Công chúa, phân ra làm hai loại tước hiệu là [Cố Luân công chúa; 固倫公主] và [Hoà Thạc công chúa; 和碩公主], xác định các nghi thức sắc phong. Trong đó tước hiệu [Cố Luân công chúa] được ban cho công chúa do Hoàng hậu sinh ra, tức là [Đích nữ; 嫡女]; còn tước hiệu [Hoà Thạc công chúa] được ban cho công chúa do các phi tần sinh ra, tức là [Thứ nữ; 庶女].

Có thể dễ thấy tại sao Hòa Khác Công chúa lại được phong [Hòa Thạc Công chúa]. Thân mẫu của bà, Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu Ngụy Giai thị, năm đó giữ danh hiệu Hoàng quý phi, theo luật thì con gái của Hoàng quý phi vẫn ở danh hiệu Hòa Thạc, chỉ trừ một vài trường hợp có sự thiên vị, như người chị gái ruột của Hòa Khác Công chúa, Cố Luân Hòa Tĩnh Công chúa, hoặc như Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa, thân mẫu là Đôn phi Uông thị.

Thế nhưng, khi Gia Khánh Đế được lập làm Hoàng thái tử năm Càn Long thứ 60 (1795), Hoàng quý phi Ngụy thị cũng được truy phong làm [Hiếu Nghi Hoàng hậu] và ngay cả khi Càn Long Đế tuyên chiếu thiện nhượng cho Hoàng thái tử nối ngôi, thì Hòa Khác Công chúa vẫn ở phong hiệu Hòa Thạc. Điều này tương đối gây tranh cãi do Ung Chính Đế khi vừa lên ngôi đã truy phong em gái ruột của mình làm Cố Luân Ôn Hiến Công chúa. Hiện giờ, theo vài cứ liệu có thể suy ra, Hòa Khác Công chúa cùng các anh chị em của mình bị chia xa từ nhỏ, nên không có thân thiết được như anh chị em ruột bình thường. Vĩnh Diễm được giao cho Khánh Cung Hoàng quý phi Lục thị, Vĩnh Lân được giao cho Dĩnh Quý phi Ba Lâm thị sau khi sinh mẫu Ngụy thị qua đời, Cố Luân Hòa Tĩnh Công chúa được giao cho Dự phi Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị còn Hòa Khác Công chúa lại là Thư phi.

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ 《钦定大清会典事例》: 三十七年奉準,和碩公主下嫁初定日,恭值聖駕奉皇太后駐蹕熱河,將保和殿筵燕停止。慈寜宮筵燕改設於永壽宮, 備席十六, 酒六瓶, 羊十
    Bản chép tay 钦定大清会典事例, trang 93 và 94
  2. ^ 《内务府奏销档》: 十二日总管内务府谨奏为奏旨事。查从前每逢 公主 下嫁时,除赔给 公主 之朝衣朝冠金珠首饰银两衣服等项什物之外,尚有金银器皿六十余件,此项器皿内除预备 公主 日常茶水饭食应用器皿之外,如金折盂金执壶金茶桶银锅等项并非常用之物,似可毋庸成造。今臣等拟将应行赔给 公主 之金银器皿内所有必需应用之物,仍令该处照例成造,以备应用外,其非寻常日用之物,与其收贮无用,莫若折给银两交办理 公主 府事务内务府大臣迈拉逊筹酌办理,似於 公主 府事务觉有裨益。再查前项金银器皿,除毋庸成造之金器十项银器十项外,其应行成造之金器十八项内,除现有由内交出金镶青金头箍金手镯等六项抵补应用外,实应成造金器十二项,用六成金二十三两三钱一分七厘,今将交出应行鎔化八成金器二件计金三两、银库册存八成金马杓一件重二十二两,照每十两例加银三两三钱三分一厘,合得六成金三十三两三钱三分三厘,除改造金器十二项,尚余存六成金十两一分六厘,归入正项。应行成造之银器十四项内,除现有由内交出商银小碟盖碗等四项抵补应用外,实应成造银器十项,用银三百二十五两六钱。并合对六成金所用银八两三钱三分三厘。今将交出应行鎔化银器十四件计银一百十四两三钱、银库旧存银锅一件重二百二十五两鎔化改造银器十项外,尚余存银五两三钱六分七厘,归入正项。至毋庸打造之金银器皿核计应折给银四千九十四两九钱九分七厘,内有应成造撒袋上金什件一分计金十三两,金酌改为银镀金什件,计用银十三两镀饰用金三钱九分一厘外,实折给银四千七十八两四钱七分八厘,此项银两请由广储司支给,为此谨将毋庸成造金银器皿分两数目,并应行成造金银器皿分两数目,分晰款项另缮清单,一并恭呈御览。为此谨奏请旨等因缮片。於四月十二日具奏。奉旨:知道了。钦此。毋庸成造金器
  3. ^ 《清实录乾隆朝实录》卷之八百九十八[liên kết hỏng]: 乾隆三十六年。辛卯。十二月○又谕曰、九公主著指配公扎兰泰于明年成婚。封为和硕公主。一切应行典礼。交各该衙门照例办理。公扎兰泰授为散秩大臣。仍在御前行走
  4. ^ 内廷赏赐例: 乾隆四十六年二月初三日 和恪和硕公主长女进里边来翊坤宫居住赏(物品)
  5. ^ 科尔沁卓哩克图亲王恭格喇布坦之子琳沁多尔济。今将九公主之格格、指配与伊为婚。

Tham khảo sửa