Hồ Trung Hậu

Chuẩn tướng Nhảy dù của Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Hồ Trung Hậu (1931-1995), nguyên là một tướng lĩnh gốc Nhảy dù của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Chuẩn tướng. Ông xuất thân từ những khóa đầu tiên tại trường Sĩ Quan Trừ bị do Chính phủ Quốc gia Việt Nam được sự hỗ trợ về mặt điều hành và huấn luyện của Quân đội Liên hiệp Pháp mở ra ở miền Nam. Trong thời gian tại ngũ, ông đã phục vụ ở Binh chủng Nhảy dù một thời gian dài từ chức vụ Trung đội trưởng, tuần tự lên đến Phó Tư lệnh Sư đoàn. Sau ông được chuyển sang đơn vị Bộ binh giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn.

Hồ Trung Hậu
Chức vụ

Chánh Thanh tra Quân đoàn III
Nhiệm kỳ10/1973 – 4/1975
Cấp bậc-Chuẩn tướng
Vị tríQuân khu III
Tư lệnhCác Trung tướng:
-Phạm Quốc Thuần
-Dư Quốc Đống
-Nguyễn Văn Toàn

Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh
Nhiệm kỳ5/1972 – 10/1973
Cấp bậc-Chuẩn tướng
Tiền nhiệm-Thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Nghi
Kế nhiệm-Đại tá Chương Dzềnh Quay
Vị tríQuân khu IV

Tư lệnh phó Sư đoàn Nhảy Dù
Nhiệm kỳ2/1969 – 4/1971
Cấp bậc-Đại tá
-Chuẩn tướng (4/1971)
Kế nhiệm-Đại tá Lê Quang Lưỡng
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Tư lệnh-Trung tướng Dư Quốc Đống
Tham mưu trưởng Sư đoàn Nhảy Dù
Nhiệm kỳ11/1967 – 2/1969
Cấp bậc-Trung tá
-Đại tá (11/1968)
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Tư lệnh SĐ-Chuẩn tướng Dư Quốc Đống
Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 1 Nhảy Dù
Nhiệm kỳ9/1965 – 11/1967
Cấp bậc-Thiếu tá
-Trung tá (6/1965)
Tiền nhiệm-Trung tá Bùi Kim Kha
Kế nhiệm-Thiếu tá Lê Quang Lưỡng
Vị tríVùng 3 chiến thuật
(Hậu cứ)
Tư lệnh Sư đoàn-Chuẩn tướng Dư Quốc Đống
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù
Nhiệm kỳ5/1965 – 9/1965
Cấp bậc-Thiếu tá
Tiền nhiệm-Thiếu tá Khiếu Hữu Diêu
Kế nhiệm-Đại úy Nguyễn Khoa Nam
Vị tríVùng 3 chiến thuật
Tư lệnh Lữ đoàn-Chuẩn tướng Dư Quốc Đống
Phụ tá Tham mưu trưởng Lữ đoàn ND
Nhiệm kỳ2/1964 – 5/1965
Cấp bậc-Thiếu tá
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Tham mưu trưởng-Thiếu tá Bùi Kim Kha
Phụ tá Hành quân cho Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 1 Nhảy Dù
Nhiệm kỳ11/1963 – 2/1964
Cấp bậc-Thiếu tá
Vị tríVùng 3 chiến thuật
Chiến đoàn trưởng-Trung tá Dư Quốc Đống
Tỉnh trưởng tỉnh Phước Thành
Nhiệm kỳ9/1961 – 1/1963
Cấp bậc-Thiếu tá
Tiền nhiệm-Thiếu tá Nguyễn Minh Mẫng[1]
Kế nhiệm-Trung tá Đỗ Văn Diễn
Vị tríVùng 3 chiến thuật
Sĩ quan Tùy viên
Tổng thống Ngô Đình Diệm
Nhiệm kỳ1/1959 – 9/1961
Cấp bậc-Đại úy (1/1959)
-Thiếu tá (6/1960)
Vị tríThủ đô Sài Gòn
Thông tin chung
Quốc tịch Việt Nam Cộng Hòa
SinhTháng 1 năm 1931
Bến Tre, Việt Nam
Mất1995 (64 tuổi)
Thành phố HCM
Nguyên nhân mấtTuổi già
Nơi ởThành phố Hồ Chí Minh
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
Học vấnTú tài toàn phần
Trường lớp-Trường Trung học Lasan Tabert, Sài Gòn
-Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức
Quê quánNam Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực VNCH
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1953-1975
Cấp bậc Chuẩn tướng
Đơn vị Sư đoàn 21 Bộ binh
Binh chủng Nhảy dù
Quân đoàn III và QK 3
Chỉ huy Quân đội Quốc gia
Quân lực VNCH
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam

Tiểu sử & binh nghiệp sửa

Ông sinh vào tháng 1 năm 1931 trong một gia đình khá giả tại Bến Tre, miền Nam Việt Nam. Năm 1943, khi học đến chương trình Trung học, gia đình gửi ông lên Sài Gòn nhập học vào trường Lasan Tabert, Sài Gòn. Ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II).

Quân đội Quốc gia Việt Nam sửa

Cuối tháng 6 năm 1953, thi hành lệnh động viên, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 51/121.320. Theo học khóa 4 Cương Quyết tại trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, khai giảng ngày 7 tháng 1 năm 1953. Ngày 1 tháng 6 năm 1954 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy.[2] Ra trường, ông tình nguyện gia nhập Binh chủng Nhảy dù, được cử làm Trung đội trưởng trong Tiểu đoàn 6 Nhảy dù.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa sửa

Cuối năm 1955, sau cuộc trưng cầu dân ý, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đắc cử lên làm Tổng thống thay Quốc trưởng Bảo Đại, lập ra nền Đệ nhất Cộng hòa và đổi tên Quân đội Quốc gia Việt Nam thành Quân đội Việt nam Cộng hòa. Thời điểm này, ông được cử làm Đại đội trưởng Đại đội 2, Tiểu đoàn 6 Nhảy dù.

Đầu năm 1958, ông được thăng cấp Trung úy, tạm rời đơn vị Nhảy dù để biệt phái sang Bộ Nội vụ giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện cán bộ Dinh điền. Đến đầu năm 1959, ông được thăng cấp Đại úy và được cử làm Sĩ quan Tuỳ viên cho Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Giữa năm 1960, ông được thăng cấp Thiếu tá tại nhiệm. Trung tuần tháng 9 năm 1961, ông được bổ nhiệm chức vụ Tỉnh trưởng tỉnh Phước Thành thay thế Thiếu tá Nguyễn Minh Mẫn.[3][4]

Đầu năm 1963, ông nhận lệnh bàn giao chức vụ Tỉnh trưởng lại cho Trung tá Đỗ Văn Diễn[5] để trở lại đơn vị Nhảy dù. Tháng 11 cùng năm, sau cuộc đảo chính Tổng thống Diệm, ông được cử giữ chức Phụ tá hành quân cho trung tá Dư Quốc Đống Chỉ huy trưởng Chiến đoàn 1 Nhảy dù. Đầu tháng 2 năm 1964, sau cuộc Chỉnh lý của tướng Nguyễn Khánh, ông được cử giữ chức vụ Phụ tá hành quân cho Thiếu tá Bùi Kim Kha, Tham mưu trưởng Lữ đoàn Nhảy Dù.

Tháng 5 năm 1965, Ông được cử làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 Nhảy dù thay thế Thiếu tá Khiếu Hữu Diêu.[6] Tháng 9 cùng năm, ông được lệnh bàn giao chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 lại cho Đại úy Nguyễn Khoa Nam để lên giữ chức vụ Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 1 Nhảy dù thay thế Trung tá Bùi Kim Kha.[7] Vào thời điểm cuối năm này Lữ đoàn Nhảy dù được bổ sung cấp số, chuyển đổi quy chế và đổi tên thành Sư đoàn Nhảy dù, đồng thời các Chiến đoàn được đổi tên thành Lữ đoàn.

Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1966, ông được thăng cấp Trung tá tại nhiệm. Tháng 11 năm 1967, ông nhận lệnh bàn giao chức vụ chỉ huy Lữ đoàn 1 lại cho Thiếu tá Lê Quang Lưỡng để về Bộ Tư lệnh Sư đoàn giữ chức vụ Tham mưu trưởng.

Ngày Quốc khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1968, ông được đặc cách thăng cấp Đại tá tại nhiệm. Tháng 2 năm 1969, ông được cử giữ chức vụ Tư lệnh Phó Sư đoàn Nhảy dù. Tháng 4 năm 1971, ông được đặc cách tại mặt trận thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm. Tháng 5 năm 1972, ông nhận lệnh bàn giao chức vụ Tư lệnh phó Sư đoàn Nhảy dù lại cho Đại tá Lê Quang Lưỡng.

Trong suốt thời gian phục vụ ở đơn vị Nhảy dù, từ đầu cho đến khi ông rời khỏi, Tư lệnh Binh chủng duy nhất chỉ có tướng Dư Quốc Đống.

Ngay sau khi rời chức vụ Tư lệnh phó Sư đoàn Nhảy dù, ông chuyển về Quân khu 4 để nhận chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh thay thế Thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Nghi được cử lên làm Tư lệnh Quân đoàn IV, Quân khu 4. Trung tuần tháng 8 cùng năm, ông được lệnh bàn giao Sư đoàn 21 lại cho Đại tá Chương Dzềnh Quay để chuyển về công tác ở Bộ Tổng tham mưu.

Tháng 10 năm 1973, ông được Tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu cử đến Quân khu 3 giữ chức Chánh Thanh tra Quân đoàn III và ông ở chức vụ này cho đến cuối tháng 4 năm 1975.

Trong thời gian ông làm Chánh thanh tra Quân đoàn III, trải qua 3 vị Tư lệnh Quân đoàn là các Trung tướng Phạm Quốc Thuần (10/1973-10/1974), Dư Quốc Đống (10/1974-1/1975) và Nguyễn Văn Toàn (1/1975-4/1975).

Sau năm 1975 sửa

Sau ngày 30 tháng 4, ông ra trình diện Chính quyền Cách mạng và bị giam giữ từ Nam ra Bắc cho đến ngày 11 tháng 2 năm 1988 mới được trả tự do.

Năm 1995, ông từ trần tại Thành phố Hồ Chí Minh , hưởng thọ 64 tuổi. Sáu tháng sau, vợ cùng các con của ông được Chính phủ Hoa Kỳ bảo lãnh xuất cảnh theo diện H.O sang định cư tại miền bắc Tiểu bang California.

Chú thích sửa

  1. ^ Đại Nam Quấc âm tự vị: Mẫng là một phát âm của "門" (Hán Việt: môn) nói theo tiếng Triều Châu
  2. ^ Khóa 4 Cương Quyết Võ khoa Thủ Đức mãn khóa cùng thời điểm với khóa 10 Trần Bình Trọng Võ bị Đà Lạt.
    -Tốt nghiệp khóa 4 Võ khoa Thủ Đức, sau này lên tướng còn có: Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Thiếu tướng Bùi Thế Lân, các Chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng, Nguyễn Văn Điềm và cố Chuẩn tướng Nguyễn Trọng Bảo.
  3. ^ Thiếu tá Nguyễn Minh Mẫn bị tử thương do địch quân tấn công vào Tỉnh lỵ Phước Thành ngày 18 tháng 9 năm 1961, được truy thăng Trung tá
  4. ^ manhhai (17 tháng 9 năm 2015), 1967-06 The_late_Chief_of_the_Province_Nguyen_Minh_Mang by Francois Sully, truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2022
  5. ^ Trung tá Đỗ Văn Diễn tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt. Giải ngũ năm 1965 ở cấp Đại tá.
  6. ^ Thiếu tá Khiếu Hữu Diêu sinh năm 1928 tại Thái Bình, tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt. Sau cùng là Đại tá Tỉnh trưởng tỉnh An Giang.
  7. ^ Trung tá Bùi Kim Kha sinh năm 1932 tại Nam Định, tốt nghiệp khóa 9 Võ bị Đà Lạt. Sau cùng là Đại tá Tham mưu trưởng Sư đoàn Nhảy dù.

Tham khảo sửa

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.