Haematopus fuliginosus là một loài chim trong họ Haematopodidae.[2] Đây là loài chim đặc hữu của Úc và thường được tìm thấy trên bờ biển Úc. Chúng thích bờ biển đá, nhưng thường xuyên sống ở các cửa sông. Toàn bộ bộ lông của loài này có màu đen. Nó có mắt, vòng mắt và mỏ màu đỏ.

Haematopus fuliginosus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Charadriiformes
Họ (familia)Haematopodidae
Chi (genus)Haematopus
Loài (species)H. fuliginosus
Danh pháp hai phần
Haematopus fuliginosus
Gould, 1845

Mô tả sửa

Mooloolaba, Australia
 
Tổ và trứng ở bờ biển phía nam New South Wales

Thân có kích thước dài từ 42 đến 52 cm với chiều dài mỏ 5–8 cm, bộ lông màu đen,[3] với các chân màu hồng đỏ và đỏ tươi hoặc đỏ cam ở mỏ và mắt. Là loài nặng nhất trong số tất cả các loài thuộc chi Haematopus, loài này cân nặng tới 980 g, cân nặng trung bình khoảng 819 g,[4] với những con mái lớn hơn và nặng hơn ở cả hai phân loài. Con trống có mỏ ngắn hơn, dày hơn và con mái có mỏ dài hơn, mỏng hơn. Sự khác biệt trung bình 19% về chiều dài là dấu hiệu rõ ràng nhất đối với bất kỳ loài Haematopus nào.[5] Chim chưa trưởng thành có chân màu nâu xám, mỏ có màu nâu, bộ lông màu nâu nhạt hơn, và mắt nâu. Mỏ, mắt và chân trở nên đỏ vào năm thứ hai.

Phân bố và sinh cảnh sửa

Loài này ưa thích những bờ biển nhiều đá, là loài đặc hữu của Úc. Ước tính có khoảng 11.500 cá thể, 4000 thuộc phân loài chỉ định và 7500 thuộc phân loài phía bắc. Loài chim này phổ biến xung quanh các đảo Tasmania và eo biển Bass.[6] Tuy nhiên, loài được tuyên bố là hiếm ở Nam Úc và Queensland, gần bị đe dọa ở Victoria và nguy cấp ở New South Wales.[7]

Hình ảnh sửa

Chú thích sửa

  1. ^ BirdLife International (2012). Haematopus fuliginosus. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2013.2. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2013.
  2. ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Sullivan, B.L.; Wood, C. L.; Roberson, D. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.
  3. ^ South Coast Shorebird Recovery Program. “Sooty Oystercatcher” (PDF). Threatened Species Information. NSW National Parks and Wildlife Service (NPWS). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2012.
  4. ^ John B. Dunning Jr. (1992). CRC Handbook of Avian Body Masses. CRC Press. tr. 98. ISBN 978-0-8493-4258-5.
  5. ^ Aplin, Lucy Margaret; Cockburn, Andrew (2012). “Ecological Selection and Sexual Dimorphism in the Sooty Oystercatcher, Haematopus fuliginosus”. Austral Ecology. 37 (2): 248–57. doi:10.1111/j.1442-9993.2011.02263.x.
  6. ^ Parks & Wildlife Service (2010). “Sooty Oystercatcher, Haematopus fuliginosus. Nature & Conservation. Department of Primary Industries, Parks, Water and Environment, Tasmanian Government. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2012.
  7. ^ NSW Scientific Committee (tháng 5 năm 2008). “Sooty Oystercatcher Haematopus fuliginosus: Review of Current Information in NSW” (PDF). Hurstville, NSW. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2012.