Henutmire là một công chúa, đồng thời là một vương hậu thuộc Vương triều thứ 19 trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Bà là một trong 7 người vợ được sắc phong danh hiệu Chánh cung của Pharaon của pharaon Ramesses II.

Henutmire
Vương hậu Ai Cập cổ đại
Henutmire xuất hiện trên tượng lớn của vương hậu Tuya.
Thông tin chung
An tángQV75
Hôn phốiRamesses II
Tên đầy đủ
Henutmire
Người con gái của thần Ra
N5V28W24 t
W10
W19i

V28W24 t
W10
N5W19iR8
Thân phụSeti I ?
Thân mẫuTuya ?

Thân thế sửa

Henutmire được suy đoán là con út của pharaon Seti I và vương hậu Tuya, vì thế Henutmire sẽ là em gái của pharaon Ramesses II. Giả thuyết này bắt nguồn từ bức tượng lớn bằng đá hoa cương của Tuya, phía dưới chân tượng là hình ảnh và khung tên của công chúa Henutmire. Dựa vào đó có thể kết luận rằng Henutmire là con gái của Seti và Tuya. Tuy nhiên, Henutmire lại không được gọi là "Chị em gái của Vua", như danh hiệu mà công chúa Tia (chị em với Ramesses II) đã được nhận. Tuy nhiên Henutmire vẫn được gọi là "Con gái của Vua", vì thế khó xác định được rằng bà là em gái hay con gái của Ramesses II[1]

Bà đã kết hôn với vua Ramesses II và được sắc phong làm chánh cung, không rõ thời gian nào. Nếu Henutmire là con gái của Ramesses, thì bà là công chúa thứ tư được phong làm vương hậu của cha mình, bên cạnh Bintanath, MeritamenNebettawy. Như những bà hậu khác của Ramesses II, Henutmire được nhận toàn bộ những danh hiệu mà một hoàng hậu có được.

Henutmire cũng xuất hiện trên nhiều bức tượng của Ramesses II. Tại Hermopolis, một bức tượng của Ramesses II có khắc hình ảnh của bà và công chúa Bintanath[2].

Qua đời và chôn cất sửa

Henutmire mất vào khoảng năm 40 của Ramesses, táng tại QV75, Thung lũng các Hoàng hậu. Mộ của bà đã bị những tên cướp mộ đột nhập, cỗ quan tài của bà sau đó được tái sử dụng cho vua Harsiese A (Vương triều thứ 22)[3][4]. Cỗ quan tài của Henutmire hiện đang được lưu giữ tại Viện bảo tàng Ai Cập.

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Aidan Dodson & Dyan Hilton: The Complete Royal Families of Ancient Egypt. Thames & Hudson, 1987, tr.164 ISBN 0-500-05128-3
  2. ^ Dodson & Hilton, sđd, tr.170
  3. ^ Elena Pischikova, Julia Budka, Kenneth Griffin (2014), Thebes in the First Millennium BC, Nhà xuất bản Cambridge Scholars, tr.21 ISBN 9781443859639
  4. ^ John Boardman, I.E.S. Edwards, N.G L. Hammond, E. Sollberger (1982), The Cambridge Ancient History, quyển III, phần 1, Cambridge University Press, tr.556 ISBN 9780521224963