Hiếu Thận Thành Hoàng hậu

Hoàng hậu Đại Thanh

Hiếu Thận Thành Hoàng hậu (chữ Hán: 孝慎成皇后; tiếng Mãn: ᡥᡳᠶᠣᠣᡧᡠᠩᡤᠠ
ᠣᠯᡥᠣᠪᠠ
ᡧᠠᠩᡤᠠᠨ
ᡥᡡᠸᠠᠩᡥᡝᠣ
, Möllendorff: hiyoošungga olhoba šanggan hūwangheo, Abkai: hiyouxungga olhoba xanggan hvwangheu; 16 tháng 6, năm 1790 - 16 tháng 6 năm 1833), kế thất nhưng là Hoàng hậu đầu tiên của Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Hoàng đế.

Hiếu Thận Thành Hoàng hậu
孝慎成皇后
Đạo Quang Đế Hoàng hậu
Hoàng hậu Đại Thanh
Tại vị3 tháng 12 năm 1820
29 tháng 4 năm 1833
Đăng quang16 tháng 11 năm 1822
Tiền nhiệmHiếu Hoà Duệ Hoàng hậu
Kế nhiệmHiếu Toàn Thành Hoàng hậu
Thông tin chung
Sinh(1790-06-10)10 tháng 6, 1790
Mất16 tháng 6, 1833(1833-06-16) (43 tuổi)
Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
An táng11 tháng 12 năm 1835
Mộ lăng (慕陵), Thanh Tây lăng
Phối ngẫuThanh Tuyên Tông
Đạo Quang Hoàng đế
Hậu duệCố Luân Đoan Mẫn Công Chúa
Thụy hiệu
Hiếu Thận Mẫn Túc Triết Thuận Hòa Ý Thành Huệ Đôn Khác Hi Thiên Di Thánh Thành Hoàng hậu
(孝慎敏肅哲順和懿誠惠敦恪熙天詒聖成皇后)
Thân phụThư Minh A

Tiểu sử sửa

 
Hiếu Thận Thành Hoàng hậu Đông Giai thị

Hiếu Thận Thành Hoàng hậu sinh ngày 17 tháng 5 (âm lịch) năm Càn Long thứ 54 (1790), xuất thân từ Đông Giai thị thuộc Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ, dòng dõi của Hiếu Khang Chương Hoàng hậu. Thủy tổ là Đông Quốc Cương (佟國綱), con thứ hai của Đông Đồ Lại (佟图赖) - là anh trai của Đông Quốc Duy (佟國維), cha của Hiếu Ý Nhân Hoàng hậuKhác Huệ Hoàng quý phi. Dòng dõi của bà được xem là "Bát Kỳ thế gia", một trong Hán Quân bát gia lừng lẫy dù là người Mãn. Sau này, gia tộc của bà được nhập Mãn Châu Tương Hoàng kỳ.

Phụ thân của Hoàng hậu là Thư Minh A (舒明阿), là thuộc hàng đại tông chính gốc trong dòng họ, thế tập tặng tước [Tam đẳng công; 三等公], sau được truy phong thành [Nhất đẳng Thừa Ân công; 一等承恩公]. Trong nhà bà có anh lớn Dụ Thành (裕誠) kế thừa Tam đẳng công tước, sau lại nhậm Đại học sĩ; người thứ Dụ Khoan (裕宽), một người chị em gái của bà gả vào Thuần vương phủ đại tông Trấn quốc công Dịch Lương. Ngoài ra, con gái của người anh em thứ ba của bà, Dụ Tường (裕祥), về sau chính là Đoan Khác Hoàng quý phi của Thanh Văn Tông.

Kế vị Phúc tấn sửa

Năm Gia Khánh thứ 13 (1808), ngày 17 tháng 2, nguyên phối Phúc tấn của Hoàng nhị tử Miên NinhNữu Hỗ Lộc thị qua đời không có con cái. Trước tình thế đó, Gia Khánh Đế đã lập tức tuyển chọn ngay một Kế thê khác cho Miên Ninh.

Từ đầu, Gia Khánh Đế ngầm chọn Miên Ninh làm Trữ quân, nên mới tuyển Nữu Hỗ Lộc thị vốn là con nhà cao quý, trực hệ của Khác Hi công Át Tất Long thuộc Hoằng Nghị công Nữu Hỗ Lộc thế gia. Vì vậy lần này, Gia Khánh Đế cũng muốn chọn cho Miên Ninh một Kế thê gia thế không tồi, có thể tương đương hoặc nhỉnh hơn Nữu Hỗ Lộc thị, cuối cùng Gia Khánh Đế chọn ra Đông Giai thị là con gái Tam đẳng công Thư Minh A. So về gia thế, Đông Giai thị thậm chí có phần nhỉnh hơn cả Nữu Hỗ Lộc thị vì bà là trực hệ đại tông thừa tập tước.

Năm Gia Khánh thứ 13 (1808), Đông Giai thị năm 18 tuổi, được Gia Khánh Đế tuyển làm Kế Phúc tấn cho Hoàng nhị tử[1]. Ngày 16 tháng 11, hành sơ lễ đính hôn[2]. Ngày 18 tháng 12, cử hành đại hôn đại lễ[3].

Năm Gia Khánh thứ 18 (1813), ngày 3 tháng 8, giờ Dậu, Phúc tấn Đông Giai thị hạ sinh người con gái đầu lòng cho Miên Ninh. Cùng năm tháng 9, Miên Ninh được phong làm [Trí Thân vương]. Năm Gia Khánh thứ 24 (1819), ngày 20 tháng 10, con gái của Đông Giai thị qua đời, hư linh chỉ mới 7 tuổi. Gia Khánh Đế hạ chỉ truy phong Quận chúa. Từ năm này, Đông Giai thị không hoài thai lần nào nữa.

Đại Thanh Hoàng hậu sửa

Năm Gia Khánh thứ 25 (1820), Trí Thân vương Miên Ninh kế vị, tức [Đạo Quang Đế].

Tháng 9 năm đó, Đạo Quang Đế truy phong con gái xấu số thành Cố Luân Đoan Mẫn Công chúa (固伦端悯公主), cho táng ở Hứa Gia Dục viên tẩm (许家峪园寝). Hoàng đế sau đó gia phong cho anh trai Hoàng hậu là Dụ Khoan làm [Nhất đẳng Thừa Ân hầu; 一等承恩侯]. Ngày 3 tháng 12 cùng năm, sau khi dâng tôn hiệu cho Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu làm [Cung Từ Hoàng thái hậu], Đạo Quang Đế lấy ý chỉ của Hoàng thái hậu, sách dụ Kế phi Đông Giai thị làm Hoàng hậu[4]. Do đang ở trong tang kỳ, lễ sách lập của Đông Giai thị phải dời sang 2 năm sau. Chỉ dụ năm đó:

  • [谕内阁、朕钦奉皇太后懿旨。易称应地。吉宜协乎顺承。诗美伣天。祥用开乎文定。粤若观型所系。厥惟基化之由。宜举大仪。聿昭茂典。皇帝继妃佟佳氏。柔嘉维则。孝敬无违。久孚浣濯之风。教宣躬俭。克相肃雝之化。贤著嗣徽。应正中宫。以崇内治。其立为皇后。膺厥福祥。敬旃淑慎。钦此。朕祗遵慈命。立继妃佟佳氏为皇后。所有应行典礼。该部察例具奏。]
  • Dụ Nội các, Trẫm phụng Hoàng thái hậu ý chỉ. Kinh Dịch gọi Ứng địa, tức điềm lành hòa hợp cùng hiếu kính. Kinh Thi nói Kiến Thiên, ý chỉ việc thi hành văn định. Nếu như muốn làm nên phép tắc, tất phải nghĩ đến cái căn cơ của triều đình. Nên cử hành đại nghi lễ, để làm sáng mậu điển của quốc triều. Xét thấy Kế phi của Hoàng đế là Đông Giai thị, nhu gia duy tắc, hiếu kính vô vi. Có phong thái của bậc đứng đầu nội trị, lại luôn chỉ dạy sự cung kính và kiệm nhã chốn cung vi. Luôn noi theo điển súy Túc Ung chốn lan dịch, để đức hiền sáng rõ khắp lục cung. Rất xứng vị trí Trung cung, để thống lĩnh nội trị. Đáng được lập làm Hoàng hậu, để đức độ sáng rõ nội cung. Kính chiêu thục thận. Khâm thử. Trẫm tuân theo Từ mệnh, lập Kế phi Đông Giai thị làm Hoàng hậu. Các điển lễ nên tiến hành, các khanh xem xét rồi tấu lại cho Trẫm nghe.

Năm Đạo Quang thứ 2 (1822), ngày 16 tháng 11 (âm lịch), lấy Đại học sĩ Trường Linh (长龄) làm Chính sứ, Hiệp bạn Đại học sĩ Hộ bộ Thượng thư Anh Hòa (英和) làm Phó sứ, sách tuyên Kế phi Đông Giai thị thành Hoàng hậu. Chiếu cáo thiên hạ[5].

Sách văn viết:

Trong thời gian ở vị trí Hoàng hậu, Đông Giai thị chuyên trú tại Trữ Tú cung. Từ sau khi Cố Luân Đoan Mẫn Công chúa qua đời, Hoàng hậu vẫn không sinh dục thêm một Hoàng tự nào nữa. Theo [Thanh cung y án] biểu hiện thấy, Hoàng hậu Đông Giai thị thân thể vẫn không tồi, lại thường xuyên phối hợp điều dưỡng, nhưng mãi vẫn không thấy khởi sắc.

Qua đời sửa

Năm Đạo Quang thứ 13 (1833), ngày 29 tháng 4 (âm lịch), giờ Thân, Hoàng hậu Đông Giai thị băng thệ, chung niên 43 tuổi.

Trước đó, năm thứ 12 (1832), mùa hạ, Hoàng hậu Đông Giai thị được ghi chép là mắc chứng đàm nhiệt. Nhưng qua sang năm, bệnh tình chuyển biến nặng lên, rồi mấy ngày sau liền qua đời, trước đó Đạo Quang Đế còn hai lần mời Cung Từ Hoàng thái hậu đến thăm bệnh bà[7]. Từ lúc phát bệnh đến khi băng thệ chỉ có mấy ngày, nên trong sử ghi chép bà bạo bệnh mà chết. Đạo Quang Đế mệnh Đôn Thân vương Miên Khải, Tổng quản Nội vụ phủ Đại thần Hi Ân (禧恩), Lễ bộ Thị lang Văn Khánh (文庆), Công bộ Thị lang Dụ Thành (裕诚) tổng xử lý tang nghi.

Tuy Đông Giai Hoàng hậu không sinh thêm con cái được nữa, nhưng quan hệ của bà với Đạo Quang Đế theo ghi chép tương đối không tồi. Trong chỉ dụ truy tặng bà, Đạo Quang Đế có nhận xét: [Hoàng hậu phụng sự trẫm hơn hai mươi năm, nhu gia duy tắc, hiếu kính vô vi. Chuyện này trong cung ai cũng biết vậy!]. Có thể thấy được Hiếu Thận Thành Hoàng hậu bản thân tác phong cũng là tương đối chính phái. Tử cung của bà tạm quàn tại Đạm Hoài đường (澹懷堂), mỗi ngày Đạo Quang Đế đều đích thân tới tế rượu, rồi các lễ thành phục, tế điện, 2 tháng, trăm ngày,... đều tự mình đến linh tiền tế rượu không sai biệt. Theo nhật ký của Ông Tâm Tồn (翁心存), đến mỗi phùng tết Nguyên đán, Đạo Quang Đế thường sai Điềm tần đến sau hậu viện của Trữ Tú cung thắp hương cho Đông Giai Hoàng hậu.

Đạo Quang Đế cũng đích thân ngự viết 《Đại Hành hoàng hậu vãn thi》 (大行皇后挽诗) để tưởng nhớ bà:

Ngày 13 tháng 5, kim quan tạm an Kiến Đức điện (观德殿) ở Cảnh Sơn. Ngày 24 tháng 7 cùng năm, Đạo Quang Đế truy tặng thụy hiệu cho Hoàng hậu là Hiếu Thận Hoàng hậu (孝慎皇后). Lấy Túc Thân vương Kính Mẫn làm Chính sứ, Thuận Thừa Quận vương Xuân Sơn làm Phó sứ, hành sách thụy lễ. Chiếu cáo thiên hạ[9]. Ngày 3 tháng 9, tạm đưa kim quan của Hiếu Thận Hoàng hậu đến Điền thôn.

Sách thụy văn viết:

Năm Đạo Quang thứ 15 (1835), ngày 28 tháng 8, giờ Tỵ, kim quan của Hiếu Thận Hoàng hậu phụng di Thanh Tây lăng. Ngày 11 tháng 12, giờ Mẹo, cùng với Hiếu Mục Thành Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị cùng an táng tại Mộ lăng (慕陵). Sang ngày 15 tháng 12, làm lễ thăng phụ thần vị của Hiếu Thận Hoàng hậu vào Phụng Tiên điện, Hoàng đế đích thân cử hành[10].

Năm Đạo Quang thứ 30 (1850), ngày 22 tháng 9, Hàm Phong Đế làm lễ dâng thêm thụy hiệu cho Hiếu Thận Hoàng hậu, toàn xưng Hiếu Thận Mẫn Túc Triết Thuận Hòa Ý Hi Thiên Di Thánh Thành Hoàng hậu (孝慎敏肅哲順和懿熙天詒聖成皇后)[11]. Năm Hàm Phong thứ 2 (1852), ngày 7 tháng 3, đưa thần vị của Hiếu Mục Thành Hoàng hậu, Hiếu Thận Thành Hoàng hậu cùng Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu lên Thái Miếu, Phụng Tiên điện.

Qua các đời Hàm Phong, Đồng TrịQuang Tự, thụy hiệu đầy đủ của bà là Hiếu Thận Mẫn Túc Triết Thuận Hòa Ý Thành Huệ Đôn Khác Hi Thiên Di Thánh Thành Hoàng hậu (孝慎敏肃哲顺和懿诚惠敦恪熙天诒圣成皇后).

Hình ảnh sửa

Phim ảnh truyền hình sửa

Phim truyền hình Diễn viên Nhân vật
Mãn Thanh thập tam hoàng triều chi Gia Khánh Hoàng Mạn Ngưng Đông Giai thị
Mãn Thanh thập tam hoàng triều chi Đạo Quang Hoàng Mạn Ngưng Thận phi
Vạn Phụng Chi Vương Hồ Hạnh Nhi Đông Giai Nguyên Uyển

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ 嘉庆实录 嘉庆十三年正月二十八日:乙丑。谕内阁,现应给二阿哥续指福晋。著交户部将京八旗满洲蒙古内外三品以上文武官员之女,未经选过,逾岁及现年十五岁者查明,于二月十七日送赴圆明园选看。其有带往外任者,毋庸令其来京。至此次已经选过者,下届选看之年,毋庸再行豫备选看
  2. ^ 嘉庆十三年十一月十六日至十七日:丁丑。以皇次子旻宁行初定礼。赐宴如仪。戊寅。昨日二阿哥福晋行初定礼。所有例应与宴之大臣等,至已正二刻始行到齐,殊属怠惰,因循疲玩。本应交议,姑念非朝会大典,此次从宽免议。此后须各加警省,力勤戒怠,以副朕期望至意。该大臣等,或因趋朝奏事,或因带领引见,于退直后始往入宴,未免拘泥迟缓。嗣后凡遇吉礼筵宴,俱著定为辰初初刻。其例应与宴之大臣,如届期适有进内承直等事。即著知会扣除。毋庸久候。
  3. ^ 嘉庆十三年十二月十八日:己酉。以皇次子旻宁行成婚礼。赐宴如仪。
  4. ^ 清实录道光朝实录 实录卷之十 Lưu trữ 2019-02-26 tại Wayback Machine: 嘉庆二十五年十二月谕内阁、朕钦奉皇太后懿旨。易称应地。吉宜协乎顺承。诗美伣天。祥用开乎文定。粤若观型所系。厥惟基化之由。宜举大仪。聿昭茂典。皇帝继妃佟佳氏。柔嘉维则。孝敬无违。久孚浣濯之风。教宣躬俭。克相肃雝之化。贤著嗣徽。应正中宫。以崇内治。其立为皇后。膺厥福祥。敬旃淑慎。钦此。朕祗遵慈命。立继妃佟佳氏为皇后。所有应行典礼。该部察例具奏。
  5. ^ 清实录道光朝实录 实录卷之四十五 Lưu trữ 2019-02-25 tại Wayback Machine: ○以册立皇后礼成。颁诏天下。诏曰朕惟穹仪垂象。资坤顺以承乾。羲曜宣光。纪月华之俪日。粤稽书陈妫汭。舜陛观型。诗美河洲。姬宗衍庆。用以敷播雎麟之化。焜煌翚翟之荣。聿焕前模。攸彰钜制。朕诞膺景运。寅绍丕基。御极之初。钦奉圣母恭慈皇太后懿旨。以继妃佟佳氏、瑶牒凝庥。璇闺备德。敬慎原于秉性。端庄著于禔躬。兰掖承欢。肃奉晨昏之职。椒闱佐治。虔襄宵旰之劳。俭勤示则于葛覃。和乐兴歌于樛木。蕃厘懋迓。壸范弥昭。允宜册立为皇后。朕方以永怀之肫切。未遑茂典之周咨。兹当履吉延祺。诹辰申命。念徽音之克嗣。载徵京室之祥。仰懿命之式颁。爰定中宫之位。恪循彝宪。详考崇规。谨告天地宗庙社稷。于道光二年十一月十六日。册立继妃佟佳氏为皇后。龙章作绘。祗迎玺绶之尊。凤轸扬辉。洵协珩璜之度。既成嘉礼。特沛恩施。所有事宜。开列于后。一、亲王福晋以下。至奉恩将军妻室等俱加恩赐。一、民公侯伯以下。二品大臣以上命妇。加恩赐。一、从前恩诏后官员。有升职改任及加级改衔者。照其职衔给与封典。一、八旗满洲蒙古汉军妇人。年七十以上者。照例分别赏赉。一、各省有孤贫残疾无人养赡者。该地方官加意抚恤。毋令失所。一、除十恶及谋杀故杀不赦外。犯法妇人。尽与赦免。于戏。综内政于六宫。长绥祉福。表母仪于万国。共戴尊亲。合陬澨以胪愉。遍臣民而锡祜。布告天下。咸使闻知。
  6. ^ 道光二年十一月: 命大学士长龄为正使。协办大学士户部尚书英和为副使。持节赍册宝。册立继妃佟佳氏为皇后。册文曰:朕惟教型家国。资豫顺以凝庥。位正宫庭。协坤元而配象。嗣徽音于渭涘。惟内修实王化所基。表礼法于河洲。斯中壸为人伦之本。宸枢既俪。宝简爰昭。咨尔佟佳氏、高胄延芬。名门毓粹。娴德容于图史。聿著冲和。谨矩度于圭璋。弥怀敬慎。昔居桂苑。鸡鸣交警于铜扉。今奉椒涂。鸿典允膺夫圭谷。兹钦承恭慈皇太后懿旨。以金册金宝立尔为皇后。尔其祗事璇闱。肃将袆服。恭俭以襄宗祀。柔嘉以赞朕躬。为天下母仪。共念仔肩之重作宫中良佐。无忘辅相之勤。懋锡彝章。长绥福祉。钦哉。以册立皇后礼成。颁诏天下。诏曰朕惟穹仪垂象。资坤顺以承乾。羲曜宣光。纪月华之俪日。粤稽书陈妫汭。舜陛观型。诗美河洲。姬宗衍庆。用以敷播雎麟之化。焜煌翚翟之荣。聿焕前模。攸彰钜制。朕诞膺景运。寅绍丕基。御极之初。钦奉圣母恭慈皇太后懿旨。以继妃佟佳氏、瑶牒凝庥。璇闺备德。敬慎原于秉性。端庄著于禔躬。兰掖承欢。肃奉晨昏之职。椒闱佐治。虔襄宵旰之劳。俭勤示则于葛覃。和乐兴歌于樛木。蕃厘懋迓。壸范弥昭。允宜册立为皇后。朕方以永怀之肫切。未遑茂典之周咨。兹当履吉延祺。诹辰申命。念徽音之克嗣。载徵京室之祥。仰懿命之式颁。爰定中宫之位。恪循彝宪。详考崇规。谨告天地宗庙社稷。于道光二年十一月十六日。册立继妃佟佳氏为皇后。龙章作绘。祗迎玺绶之尊。凤轸扬辉。洵协珩璜之度。既成嘉礼。特沛恩施。所有事宜。开列于后。一、亲王福晋以下。至奉恩将军妻室等俱加恩赐。一、民公侯伯以下。二品大臣以上命妇。加恩赐。一、从前恩诏后官员。有升职改任及加级改衔者。照其职衔给与封典。一、八旗满洲蒙古汉军妇人。年七十以上者。照例分别赏赉。一、各省有孤贫残疾无人养赡者。该地方官加意抚恤。毋令失所。一、除十恶及谋杀故杀不赦外。犯法妇人。尽与赦免。于戏。综内政于六宫。长绥祉福。表母仪于万国。共戴尊亲。合陬澨以胪愉。遍臣民而锡祜。布告天下。咸使闻知。
  7. ^ 《恩賞檔》道光十三年七月初四,敬事房交下,賞祿喜皇后主子遺念,藍大卷宮綢袍料一匹,大卷月白春綢一匹,不必進內謝恩,向上謝恩,欽此。八月十五日,全貴妃封為皇貴妃,總管、官職首領行禮,總管進如意,皇貴妃回賞祿喜如意一柄。
  8. ^ 道光十三年:《大行皇后挽诗》潜邸十三载,中宫复十三。一朝悲逝水,永诀痛何堪。其奈哀风起,空余泪眼含。袆褕尘竟掩,继配又虚谈。
  9. ^ 《道光实录》: 以册谥孝慎皇后礼成。颁诏天下。诏曰。朕维坤极含章。典册纪观型之媺。泰符乘运。宫闱资佐治之猷。修内职于椒庭。永贻淑誉。表徽音于兰掖。懋举隆仪。皇后佟佳氏德备璇闺。庆钟瑶牒。月华阐曜。袆褕毓瑞于勋门。云简流辉。图史徵型于世族。当伣天而作配。早叶安贞。迨应地以承庥。弥昭柔顺。逮事皇考仁宗睿皇帝。恪恭尽礼。诚敬摅忱。珩佩雍容。每肃问安之节。苹蘩馨洁。时殷追远之思。上奉圣母恭慈康豫安成皇太后。善体欢心。深蒙慈爱。萱帏衍庆。职益谨于晨昏。芝殿延和。容倍彰夫愉婉。阅廿六年之久。内教克襄。溯十三载以来。母仪懋著。统宫庭而示俭。翟衣存浣葛之风。总嫔御以规勤。茧馆及条桑之月。仁恩逮下。化启螽麟。厚德禔躬。祥徵瓜瓞。聿协黄裳之吉。备扬彤管之芬。综地道妻道以攸宜。为宫中府中所共式。今道光十三年。四月二十九日崩逝。眷惟懿范。洵符孝德之无愆。缅厥芳猷。悉本慎修之罔懈。夫议谥特隆其典。原非朕意所能私。而考行克称其名。实属群情所允惬。爰咨礼职。详考彝章。祗告太庙。七月二十四日。册谥为孝慎皇后。于戏。播遗徽于万国。丕著嘉称。垂令闻于千秋。亶昭奕禩。颁示天下。咸使闻知。
  10. ^ 《清實錄道光朝實錄》: ○己巳。上以孝慎皇后升祔奉先殿。親詣祭告。遣成郡王載銳、詣孝穆皇后案前拈香。
  11. ^ 咸丰朝实录卷之十八 Lưu trữ 2021-07-11 tại Wayback Machine: 庚戌。命惇郡王奕誴、恭代行朝奠礼上御素服。冠缀缨纬。先诣西陵。恭谒泰陵泰东陵、昌陵。行礼毕至西朝房南金殿。诣隆恩殿。孝和睿皇后神位前行礼。恭奉册宝。上孝慎成皇后尊谥。册文曰。臣闻撰合乾行翚服表承天之度。德彰履福鸿名扬俪日之徽。缅懿范之光昭。裦称奚既展孝思于崇报。茂矩维新。金戺流辉。瑶函溢采。钦惟皇妣孝慎皇后型垂渊谧。性协安贞。内壸修仪。夙著温恭于兰掖。中宫正位。弥徵雝肃于椒庭。慈闱摅爱日之诚。礼执凊温而有恪。黼座协同风之治。勤襄宵旰以忘劬。溯母仪共式彤闺。恩谊早旁推九御。逮仙驭遽辞丹禁。藐躬实甫纪三龄敬仰前徽。十七载音容未远。绍承丕绪。亿万年佑启方长。举隆仪而成宪式循。冀申美报。议崇号而询谋佥协。合焕彝章。谨奉册宝。恭上尊谥曰孝慎敏肃哲顺和懿熙天诒圣成皇后。于戏。典隆亨祀。允符健顺于二仪。义重尊亲。用楙显扬于百世。庶衍燕贻之泽。大启昌符。载腾凤纪之光。长叨慈荫。极铺棻之莫罄。迓保艾于无疆。谨言。
  • Draft history of the Qing dynasty, Consort files. 《清史稿》卷二百十四.列傳一.后妃傳.宣宗孝慎成皇后.
  • Daily Life in the Forbidden City, Wan Yi, Wang Shuqing, Lu Yanzhen ISBN 0-670-81164-5.
  • Betty Peh-Tʻi Wei, (2006) "Ruan Yuan, 1764-1849: the life and work of a major scholar-official in nineteenth-century China before the Opium War". ISBN 962-209-785-5, published by: Hong Kong University Press. Page.272.
  • http://www.royalark.net/China/manchu12.htm, about the Aisin Gioro familytree.