Hinglish là một từ ghép từ HindiAnh (English),[1]ngôn ngữ Macaroni lai giữa tiếng Anh và các ngôn ngữ tại Nam Á trên khắp tiểu lục địa Ấn Độ, liên quan đến việc thay đổi giữa các ngôn ngữ trong đó chúng được tự do đổi chổ lẫn nhau trong một câu hoặc giữa các câu.[2]

Từ Hinglish được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1967.[3] Các tên gọi thông tục khác cho tiếng Anh chịu ảnh hưởng của tiếng Hindi bao gồm: Hindish (ghi từ năm 1972), Hindlish (1985), Henglish (1993) và Hinlish (2013).

Mặc dù tên gọi này dựa trên ngôn ngữ Hindi, nó không chỉ dành riêng cho tiếng Hindi, nhưng "được sử dụng ở Ấn Độ, với các từ tiếng Anh pha trộn với tiếng Ba Tư, tiếng Gujarat, tiếng Marathitiếng Hindi và cả tiếng Anh châu Á để làm sinh động tiếng Anh chuẩn".[2][4] Đôi khi, mặc dù hiếm, Hinglish được sử dụng để chỉ tiếng Hindi được viết bằng chữ Anh và trộn lẫn với các từ hoặc cụm từ tiếng Anh.[1]

Từ điển sửa

Một từ điển liệt kê từ ngữ Hinglish đã được xuất bản. Trên thực tế, nó bao gồm một số từ trong các ngôn ngữ Ấn Độ thường được sử dụng ở thành thị nước Anh.[5]

Người nói sửa

Hinglish thường được nghe thấy nhiều hơn ở các trung tâm đô thị và bán đô thị ở các bang nói tiếng Hindi của Ấn Độ[6] và được nói bởi người di cư Ấn Độ.[7] Nghiên cứu về động lực học ngôn ngữ của Ấn Độ cho thấy rằng trong khi việc sử dụng tiếng Anh đang gia tăng, có nhiều người thông thạo tiếng Hinglish hơn tiếng Anh thuần túy.[8] David Crystal, một nhà ngôn ngữ học người Anh tại Đại học Wales, dự đoán vào năm 2004 có khoảng 350 triệu người, số người nói tiếng Hinglish trên thế giới có thể sớm vượt xa số người nói tiếng Anh bản ngữ.[9]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “The rise of Hinglish: How the media created a new lingua franca for India's elites”.
  2. ^ a b Coughlan, Sean (ngày 8 tháng 11 năm 2006). “It's Hinglish, innit?”. BBC News Magazine. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2015.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  3. ^ Lambert, James. 2018. A multitude of ‘lishes’: The nomenclature of hybridity. English World-wide, 39(1): 25. doi:10.1075/eww.38.3.04lam
  4. ^ “Hinglish is the new NRI and global language”. The Times of India. ngày 2 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2015.
  5. ^ Mahal, Baljinder K (2006). The Queens Hinglish: How to Speak Pukka. Collins. ISBN 9780007241125.
  6. ^ Thakur, Saroj; Dutta, Kamlesh; Thakur, Aushima (2007). Davis, Graeme; Bernhardt, Karl (biên tập). “Hinglish: Code switching, code mixing and indigenization in multilingual environment”. Lingua et Linguistica. Journal of Language and Linguistics. 1 (2): 112–6. ISBN 978-1-84799-129-4.
  7. ^ “Hinglish gets the most laughs, say Mumbai's standup comics”.
  8. ^ Vineeta Chand (ngày 11 tháng 2 năm 2016). “The rise and rise of Hinglish”. The Conversation.
  9. ^ Scott Baldauf (ngày 23 tháng 11 năm 2004). “A Hindi-English jumble, spoken by 350 million”. Christian Science Monitor.

Đọc thêm sửa

  • Sailaja, Pingali. Hinglish: code-switching in Indian English. ELT Journal, Oxford Journals (2011) 65 (4): 473-480. doi:10.1093/elt/ccr047. First published online: ngày 1 tháng 8 năm 2011
  • Bhatia, Tej K. 2011. The multilingual mind, optimization theory and Hinglish. In Chutneyfying English: The phenomenon of Hinglish, Rita Kothari and Rupert Snell (eds.) pp. 37–52. New Delhi: Penguin Books India.
  • Bhatia, Tej and William C. Ritchie. 2009. Language Mixing, Universal Grammar and Second Language Acquisition. In: The New Handbook of Second Language Acquisition. William C. Ritchie and Tej K. Bhatia (eds.), Chapter 25, pp. 591–622. Bingley, UK: Emeralds Group Publishing Ltd.

Liên kết ngoài sửa