Vương tôn Gustaf Adolf, Công tước xứ Västerbotten

Vương tôn Gustaf Adolf Oscar Fredrik Arthur Edmund, Công tước xứ Västerbotten (sinh ngày 22 tháng 4 năm 1906, tại Stockholm – mất ngày 26 tháng 01 năm 1947, tại Kastrup Airfield, Copenhagen, Đan Mạch) là con trai cả của Vương tôn Gustaf Adolf của Thụy Điển (sau này là Vua Gustaf VI Adolf) với người vợ đầu tiên, Margaret xứ Connaught. Mẹ ông là cháu gái của Nữ vương Victoria, con gái của Vương tử Arthur, Công tước xứ Connaught. Gustaf Adolf là cha của vị vua hiện tại của Thụy Điển, Carl XVI Gustaf. Trong gia đình hoàng gia, ông thường được gọi thân mật là Edmund.

Gustaf Adolf của Thụy Điển
Công tước xứ Västerbotten
Thông tin chung
Sinh(1906-04-22)22 tháng 4 năm 1906
Cung điện Stockholm, Stockholm,  Thụy Điển
Mất26 tháng 1 năm 1947(1947-01-26) (40 tuổi)
Phi trường Kastrup, Copenhagen,  Đan Mạch
Phối ngẫuSibylla xứ Sachsen-Coburg và Gotha
Hậu duệMargaretha, Bà Ambler
Birgitta, Vương tôn nữ Thụy Điển
Désirée, Nam tước phu nhân Silfverschiöld
Christina, Bà Magnuson
Carl XVI Gustaf của Thụy Điển Vua hoặc hoàng đế
Tên đầy đủ
Gustaf Adolf Oscar Fredrik Arthur Edmund
Tước vịHRH Công tước xứ Västerbotten
HRH Vương tôn Gustaf Adolf của Thụy Điển
Vương tộcNhà Bernadotte
Thân phụGustaf VI Adolf của Thụy Điển Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuMargaret xứ Connaught

Vương tôn đã đột ngột qua đời vào ngày 26 tháng 1 năm 1947 trong một vụ tai nạn máy bay tại phi trường Kastrup, Kastrup, Đan Mạch.

Chính trị và Chiến tranh thế giới thứ hai sửa

 
Vương tôn Gustaf Adolf, Hermann Göring và ông nội của Vương tôn, Vua Gustaf V của Thụy ĐiểnBerlin năm 1939

Gần đây, có nhiều tin đồn của phóng viên và các nhà sử học, nói rằng Gustaf Adolf luôn quan tâm tới phong trào của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩaĐức thập niên 30 của thế kỷ XX. Ông luôn đưa ra những bày tỏ quan ngại và chỉ trích việc làm của Đức Quốc xã. Với vai trò là người đại diện hợp pháp của Thụy Điển, Gustaf Adolf đã từng tiếp xúc với nhiều nhà lãnh đạo Đức Quốc xã, kể cả Adolf HitlerHermann Göring (một người đã từng sống và có mối quan hệ rộng rãi với giới thượng lưu ở Thụy Điển). Ông rất ít khi bàn về tình hình chính trị và hầu như không để lại bất cứ giấy tờ nào có liên quan đến chính trị.

Kính xưng Vương thất của
Vương tôn Gustaf Adolf, Công tước xứ Västerbotten

 

Cách đề cập His Royal Highness
Cách xưng hô Your Royal Highness
Cách thay thế Sir

Những tin đồn này đã làm giảm sự kính trọng của người dân Thụy Điển đối với ông. Mọi người thường gọi ông là tyskprinsen (Vương tôn Đức). Tuy nhiên, theo các phóng viên và nhà văn Staffan Skott đã viết trong quyển sách Alla dessa Bernadottar (Tất cả người nhà Bernadotte), dựa vào những thư từ và nhật ký của nhiều người Thụy Điển chống Đức Quốc xã cho thấy tin đồn là sai sự thật. Trong đó có cả những tài liệu của nhà ngoại giao Sven Grafström, vợ và thành viên nội các Gustav Möller, cũng như có cả tài liệu của son trai thứ của Hermann Göring, nói rằng Vương tôn không hề đến thăm nhà của Göring cũng như giữa họ không hề có quan hệ thân thiết. Tờ báo chống Đức Quốc xã, Expressen đã từng công bố rằng tin đồn đó là hoàn toàn sai sự thật, và "những nhân chứng chỉ trích Vương tôn là những người phản dân chủ". Hoàng gia Thụy Điển cũng đã phủ nhận mối quan hệ giữa Vương tôn và Đức Quốc xã.

Gustaf Adolf luôn bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với Phần Lan trong suốt cuộc chiến tranh Tiếp diễn năm 1941-1944. Ông cũng từng có ý muốn được tham gia vào đội quân tình nguyện trong cuộc Chiến tranh Mùa đông năm 1939-1940, nhưng đã bị nhà Vua bác bỏ.

Hoạt động Hướng đạo sửa

Gustaf Adolf từng là một hướng đạo sinh khi còn nhỏ và sau này trở thành Huynh trưởng Hướng đạo. Ông đã nhận được Huy hiệu RừngCông viên Gilwell, Anh Quốc. Khi tổ chức Hướng đạo Svenska Scoutrådet được thành lập, ông trở thành Thủ lĩnh Hướng đạo đầu tiên của tổ chức này. Ông cũng đã từng đại diện cho tổ chức tham dự Trại Họp bạn Hướng đạo Thế giới lần thứ 5 năm 1937 và Trại Họp bạn Tráng sinh Hướng đạo Thế giới năm 1939. Ông phục vụ trong Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới từ tháng 5 năm 1937 cho tới lúc mất.[1][2]

Sự nghiệp quân sự sửa

Gustaf Adolf mang cấp bậc Trung uý trong suốt thập niên 40 của thế kỷ XX.

Hôn nhân và gia đình sửa

 
Ảnh cưới của Vương tôn Gustaf Adolf và công chúa Sibylla.

Ngày 19-20 tháng 10 năm 1932, ở Coburg, Vương tôn kết hôn với người em họ của mình là Sibylla xứ Sachsen-Coburg và Gotha, con gái của Charles Edward, Công tước của Saxe-Coburg và Gotha. Công nữ Sibylla là chắt của Nữ vương Victoria và là cháu gái của Hoàng tử Leopold, Công tước xứ Albany. Họ có với nhau năm người con:

Mất sửa

Xem Tai nạn máy bay KLM Douglas DC-3 Copenhagen năm 1947.
 
Lễ tang của Vương tôn Gustaf Adolf.
 
Mộ của Vương tôn Gustaf Adolf và vợ, Sibylla trên đảo Karlsborg ở Solna, Thụy Điển.

Vương tôn Gustaf Adolf đã đột ngột qua đời vào chiều ngày 26 tháng 1 năm 1947 trong một vụ tai nạn máy bay tại phi trường Kastrup, Kastrup, Đan Mạch. Vương tôn, cùng với hai tuỳ tùng đang trở về Stockholm sau chuyến đi săn kết hợp viếng thăm Vương nữ Juliana của Hà Lan và Thân vương tử Bernhard xứ Lippe-Biesterfeld. Chuyến bay của hãng hàng không KLM từ Amsterdam, sau một thời gian bị hoãn, đã hạ cánh xuống phi trường Copenhagen trước khi tiếp tục bay đến Stockholm. Không bao lâu sau khi máy bay Douglas DC-3 của hãng hàng không KLM cất cánh, nó nhanh chóng đạt đến độ cao 50 m (150 ft) rồi bất ngờ chết máy, rơi xuống mặt đất và nổ tung. Tất cả 22 người trên máy bay (gồm 16 hành khách và 6 phi hành đoàn) đều tử vong. Trên chuyến bay, ngoài Vương tôn Gustaf Adolf còn có nữ ca sĩ, diễn viên người Mỹ Grace Moore. Một thời gian ngắn sau khi điều tra, tổ cảnh sát đã xác định được nguyên nhân của vụ tai nạn, đó là do cơ trưởng chưa kiểm tra đầy đủ các bộ phận của máy bay trước khi cất cánh, và khoá chống gió giật của thang máy vẫn chưa được đóng lại.

Khi mất, Vương tôn Gustaf Adolf đứng thứ 2 trong danh sách thừa kế ngai vàng sau cha của ông, người sau đó trở thành Vua Gustaf VI Adolf vào năm 1950. Con trai duy nhất của ông, Vương tôn Carl Gustaf (lúc đó mới 9 tháng tuổi) được đôn lên đứng vị trí thứ 2 trong danh sách thừa kế ngai vàng, sau này kế vị ông nội trở thành Vua Carl XVI Gustaf.

Tước vị, danh dự và huy hiệu sửa

Tước vị, tước hiệu sửa

  • 22 tháng 4 năm 1906 - 8 tháng 12 năm 1907: His Royal Highness Vương tằng tôn Gustaf Adolf, Công tước xứ Västerbotten Điện hạ
  • 8 tháng 12 năm 1907 - 26 tháng 01 năm 1947: His Royal Highness Vương tôn Gustaf Adolf, Công tước xứ Västerbotten Điện hạ

Danh dự sửa

  •   Thụy Điển:
    • Knight of the Royal Order of the Seraphim (1906)
    • Chỉ huy Grand Cross of the Order of the Sword (1906)
    • Chỉ huy Grand Cross của Order of the Polar Star (1906)
    • Huân chương kỷ niệm Năm Thánh của Hoàng gia Thụy Điển (1906)
    • Huy chương vàng đám cưới của Vương hậu Sofia (1907)
    • Huân chương Kỷ niệm Năm Thánh của Vua Gustaf V (1928)
    • Huân chương Hoàng gia Charles XIII
  •   Phần Lan:
    • Huân chương Order of the Cross of Liberty
    • Order of the White Rose of Finland
  •   Bỉ: Huân chương Leopold
  •   Hungary: Huân chương Công đức của Hungary
  •   Na Uy: Lệnh Hoàng gia Na Uy của Saint Olav
  •   Hà Lan: Order of the Netherlands Lion

Cấp bật Quân sự và huy hiệu sửa

  •   Thụy Điển:
    • Thiếu úy Đội Vệ binh Svea và Trung đoàn Dragoons (1927)
    • Thiếu úy Trung đoàn Life of Horse (1928)
    • Thiếu tá Bộ Tổng tham mưu, Vệ binh Svea Life và Trung đoàn Life of Horse (1941)
    • Trung tá Trung đoàn Västerbotten, Kỵ binh Thụy Điển (1943)

Huy hiệu của Vương tôn Gustaf Adolf cũng chính là huy hiệu của Vương Quốc Thụy Điển, với một góc ở dưới là huy hiệu của xứ Västerbotten.

Tổ tiên sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Kroonenberg, Piet J. (1998). The Undaunted- The Survival and Revival of Scouting in Central and Eastern Europe. Geneva: Oriole International Publications. tr. 31. ISBN 2-88052-003-7.
  2. ^ Kroonenberg, Piet J. (2003). The Undaunted II–The Survival and Revival of Scouting in Eastern Europe and Southeast Asia. Las Vegas: Las Vegas International Scouting Museum. tr. 77. ISBN 0-9746479-0-X.

Liên kết ngoài sửa