Iah (cũng được viết là Yah, Jah hoặc Aah) là một công chúa, đồng thời là một vương hậu sống vào thời kỳ Vương triều thứ 11 trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Bà được đặt theo tên của thần mặt trăng Iah[1] và cũng là một "Nữ tư tế của Hathor"[2].

Iah / Yah
Phù điêu tại Shatt er-Rigal. Từ trái qua phải: Iah, Mentuhotep II, Intef III và quan quản khố Kheti
Thông tin chung
Hôn phốiIntef III
Hậu duệMentuhotep II
Neferu II
Tên đầy đủ
Iah
Mặt trăng
<
M17D36V28N11
>
Thân phụIntef II ?

Thân thế sửa

Dựa trên những dòng văn tự cổ, bà được gọi với danh hiệu "Con gái của Vua"[2]. Danh hiệu này cho thấy, Iah xuất thân là một công chúa, và rất có thể là con gái của pharaon Intef II, nhưng điều này chỉ mang tính phỏng đoán. Mặc dù không được gọi là "Vợ của Vua", bà vẫn được chứng thực là vợ của pharaon Intef III và là mẹ đẻ của pharaon Mentuhotep II nhờ vào bức phù điêu của Người quản khố và giữ ấn Kheti, được tìm thấy tại Shatt er-Rigal[3].

Trên tường ngôi mộ TT319 của Neferu II, một vương hậu của Mentuhotep II, có khắc những dòng chữ sau: "Nefru, sinh bởi Yah"[4]. Do đó, Neferu II cũng là một người con của vương hậu Iah, tức Neferu là chị em ruột với chồng mình, Mentuhotep II.

Tham khảo sửa

  1. ^ James P. Allen (2000), Middle Egyptian: An Introduction to the Language and Culture of Hieroglyphs, Nhà xuất bản Đại học Cambridge, tr. 436 ISBN 9780521774833
  2. ^ a b Joyce Tyldesley (2006), Chronicle of the Queens of Egypt, Nhà xuất bản Thames & Hudson, tr.66-68 ISBN 0-500-05145-3
  3. ^ Peter Clayton (2006), Chronicle of the Pharaohs, Nhà xuất bản Thames & Hudson, tr.72 ISBN 0-500-28628-0
  4. ^ William Christopher Hayes (1990), The Scepter of Egypt: A Background for the Study of the Egyptian Antiquities in the Metropolitan Museum of Art, Tập 1, Nhà xuất bản Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan, tr.326-327 ISBN 9780870991905