Isaac Asimov (/ˈzək ˈæziməv/ EYE-zək AZ-i-məv, tên khai sinh Isaak Yudovich Ozimov, tiếng Nga: Исаак Юдович Озимов; 2 tháng 1 năm 1920[1] - 6 tháng 4 năm 1992) là một tác giả người Mỹ và là giáo sư hóa sinh tại Đại học Boston, nổi tiếng nhất với các tác phẩm về khoa học viễn tưởng. Asimov là một trong những nhà văn sáng tác nhiều nhất mọi thời đại, ông đã viết và biên tập hơn 500 cuốn sách và khoảng 90.000 bài văn và bưu thiếp.[2] Các tác phẩm của ông đã được xuất bản ở cả mười hạng mục của Hệ thống Thập phân Dewey.[3]

Isaac Asimov
Asimov năm 1965
Asimov năm 1965
SinhIsaak Yudovich Ozimov
Khoảng giữa ngày 4 tháng 10 năm 1919 và ngày 2 tháng 1 năm 1920[1]
Petrovichi, CHXHCHXV Liên bang Nga
Mất6 tháng 4, 1992(1992-04-06) (72 tuổi)
New York, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpTiểu thuyết gia, nhà văn truyện ngắn, nhà văn tiểu luận, sử giả, Giáo sư hóa sinh, nhà văn viết sách giáo khoa, nhà nhân học
Quốc tịchHoa Kỳ
Dân tộcNgười Nga Do Thái
Học vấnĐại học Columbia, PhD. Hóa sinh, 1948
Thể loạikhoa học viễn tưởng, khoa học phổ biến, viễn tưởng bí ẩn, tiểu luận, phê bình văn học
Trào lưuGolden Age of Science Fiction
Tác phẩm nổi bậtThe Foundation Series, the Robot Series, Nightfall, The Intelligent Man's Guide to Science, I, Robot, Planets for Man


Chữ ký
Trang web
http://www.asimovonline.com/

Asimov được xem là một bậc thầy của khoa học viễn tưởng, cùng với Robert A. HeinleinArthur C. Clarke, ông được coi là một trong ba nhà văn khoa học viễn tưởng tiêu biểu.[4] Tác phẩm nổi tiếng nhất của Asimov là loạt chuyện Foundation;[5] các tác phẩm nổi tiếng khác bao gồm Galactic EmpireRobot, cả hai tác phẩm này sau đó đều được hợp thể hóa vào cùng một vũ trụ với loạt chuyện Foundation để tạo nên Future History.[6] Ông cũng sáng tác rất nhiều truyện ngắn, trong đó có "Nighfall", tác phẩm đã được Science Fiction Writers of America bầu chọn là truyện ngắn khoa học viễn tưởng hay nhất mọi thời đại năm 1964. Asimov cũng sáng tác loạt chuyện Lucky Starr của thể loại tiểu thuyết khoa học viễn tưởng dành cho thiếu nhi, trong loạt truyện này ông sử dụng bút danh là Paul French.[7]

Asimov cũng viết nhiều tác phẩm thuộc thể loại thần bí và tưởng tượng, cũng như những tác phẩm phi viễn tưởng. Hầu hết những tác phẩm này đều giải thích những khái niệm khoa học theo cách lịch sử, đưa người đọc trở lại thời khi hiểu biết về khoa học ở giai đoạn sơ khai nhất. Ông cũng đưa ra cả quốc tịch, ngày sinh, ngày mất cho những nhà khoa học ông đề cập, ông còn cung cấp cả từ nguyên học và chỉ cách phát âm những thuật ngữ kỹ thuật.

Asimov là thành viên lâu năm và là phó chủ tịch của Mensa International, ông cũng là chủ tịch của Hiệp hội Nhân văn Hoa Kỳ.[8] Tiểu hành tinh 5020 Asimov, một miệng núi lửa trên Sao Hỏa,[9] một trưởng tiểu học ở Brooklyn, New YorkGiải thưởng Văn học Isaac Asimov đều được đặt theo tên của ông.


Chú thích sửa

  1. ^ a b Asimov, Isaac (1980). In Memory Yet Green. The date of my birth, as I celebrate it, was January 2, 1920. It could not have been later than that. It might, however, have been earlier. Allowing for the uncertainties of the times, of the lack of records, of the JewishJulian calendars, it might have been as early as ngày 4 tháng 10 năm 1919. There is, however, no way of finding out. My parents were always uncertain and it really doesn't matter. I celebrate ngày 2 tháng 1 năm 1920, so let it be.
  2. ^ Asimov, Stanley (1996). Yours, Isaac Asimov. My estimate is that Isaac received about 100,000 letters in his professional career. And with the compulsiveness that has to be a character trait of a writer of almost 500 books, he answered 90 percent of them. He answered more than half with postcards and didn't make carbons of them. But with the 100,000 letters he received, there are carbons of about 45,000 that he wrote.
  3. ^ Seiler, Edward (ngày 27 tháng 6 năm 2008). “Isaac Asimov FAQ”. Isaac Asimov Home Page. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2008. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp)
  4. ^ Freedman, Carl (2000). “Critical Theory and Science Fiction”. Doubleday: 71. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  5. ^ “Isaac Asimov Biography and List of Works”. Biblio.com. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2008.
  6. ^ Asimov, Isaac (1994). I. Asimov: A Memoir. New York: Doubleday. tr. 475–476. ISBN 0-385-41701-2.
  7. ^ Asimov, Isaac (1969) (in Tiếng Anh) Opus 100 (Anthology) Houghton Mifflin Harcourt "So [Walter Bradbury] said, 'Use a pseudonum.' And I did. I choose Paul French and..."
  8. ^ Asimov, Isaac (1994). I. Asimov: A Memoir. New York: Doubleday. tr. 500. ISBN 0-385-41701-2.
  9. ^ “USGS Gazetteer of Planetary Nomenclature, Mars: Asimov”. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2009.