Elisabeth xứ Bayern (tiếng Đức: Elisabeth von Bayern), hay Elisabeth của Wittelsbach-Ingolstadt (tiếng Đức: Elisabeth von Bayern-Ingolstadt), tên tiếng Pháp là Isabeau xứ Bavaria (tiếng Pháp: Isabeau de Bavière; 137024 tháng 9 năm 1435), hoặc Isabelle, thuộc Vương tộc Wittelsbach, con gái lớn của Công tước Stephan III xứ BayernTaddea xứ Milano. Elisabeth trở thành Vương hậu của Vương quốc Pháp khi kết hôn với Quốc vương Charles VI của Pháp vào năm 1385. Khi chỉ tầm 16 tuổi, Elisabeth được đưa sang nước Pháp theo sự chấp thuận của vị Vua trẻ người Pháp, cặp đôi đã cưới 3 ngày ngay sau cuộc gặp gỡ đầu tiên.

Elisabeth xứ Bayern
Elisabeth von Bayern
Vương hậu nước Pháp
Tại vị17 tháng 7, 1385 - 22 tháng 10, 1422
(37 năm, 97 ngày)
Đăng quang23 tháng 8, năm 1389
Tiền nhiệmJeanne xứ Bourbon
Kế nhiệmMarie xứ Anjou
Thông tin chung
Sinh1370
Mất24 tháng 10 năm 1435 (65 tuổi)
Paris, Pháp
An tángTháng 10 năm 1435
Vương cung thánh đường Thánh Denis
Phối ngẫuCharles VI của Pháp Vua hoặc hoàng đế
Hậu duệIsabelle, Vương hậu nước Anh

Jeanne, Công tước phu nhân xứ Bretagne
Charles xứ Valois
Marie, Nữ tu
Michelle, Công tước phu nhân xứ Bourgogne
Louis, Công tước xứ Guyenne
Jean, Công tước xứ Touraine
Catherine, Vương hậu nước Anh

Charles VII, Quốc vương nước Pháp Vua hoặc hoàng đế
Vương tộcNhà Wittelsbach
Nhà Valois (kết hôn)
Thân phụStephan III xứ Bayern
Thân mẫuTaddea Visconti

Theo đúng nghi thức vương triều Pháp, Elisabeth được vinh danh vào năm 1389 với một lễ đăng quang xa hoa và nhập cảnh vào Paris cùng năm đó. Năm 1392, Vua Charles phải chịu cuộc khủng hoảng đầu tiên và bị một căn bệnh tâm thần suốt đời và tiến triển ngày càng nặng nề hơn, dẫn đến việc rút khỏi chính phủ định kỳ. Các khủng hoảng chính trị xảy ra với tần suất ngày càng tăng, khiến tòa án bị chia rẽ bởi các phe phái chính trị và chìm đắm trong sự hoang phí xã hội. Mặc dù nhà vua yêu cầu loại bỏ Elisabeth khỏi sự hiện diện của Charles trong thời gian bị bệnh, nhưng ông luôn cho phép bà hành động thay mặt ông với tư cách như là một nhiếp chính. Bằng cách này, bà trở thành nhiếp chính của Dauphin nước Pháp, và ngồi trong hội đồng nhiếp chính. Điều này khiến bà về cơ bản là có nhiều quyền lực thực tế hơn các phụ nữ làm Vương hậu bình thường khác thời Trung Cổ, thời điểm mà phụ nữ chỉ có vai trò về sinh sảntôn giáo.

Bệnh tật của Vua Charles đã tạo ra một khoảng trống quyền lực cuối cùng dẫn đến cuộc Nội chiến Armagnac và Burgundian, giữa những người ủng hộ anh trai của ông, Louis xứ Oléans và các Công tước Burgundy. Vương hậu Elisabeth thay đổi lòng trung thành khi bà chọn con đường thuận lợi nhất cho người thừa kế ngai vàng. Khi bà theo phe Armagnac, người Burgundy đã buộc tội bà ngoại tình với Louis xứ Orleans, em trai ruột chồng mình. Khi bà đứng về phía người Burgundy, thì phe Armagnac đã đưa bà ra khỏi Hội đồng Paris và bà bị cầm tù. Vào năm 1407, Công tước xứ Burgundy là John Dũng cảm đã ám sát Công tước Louis, gây ra sự thù địch giữa các phe phái. Chiến tranh kết thúc ngay sau khi con trai cả còn sống sót của Vương hậu Elisabeth, Charles, đã cho người ám sát John the Fearless, một hành động khiến cho ông bị tước quyền thừa kế. Elisabeth đã tham dự lễ ký kết Hiệp ước Troyes năm 1420, dẫn đến quyết định rằng Quốc vương nước Anh sẽ kế thừa ngai vàng của nước Pháp sau cái chết của chồng bà, Charles VI. Bà sống ở Paris phần cuối đời còn lại do người Anh chiếm đóng cho đến khi qua đời năm 1435, hưởng thọ 65 tuổi.

Trong lịch sử Pháp, dựa vào những thất bại về chính trị và ngoại giao của Vương quốc Pháp khi ấy, cũng như quyết định mấu chốt ở Hiệp ước Troyes, Vương hậu Elisabeth không được yêu thích bởi dân gian hoặc các sử gia, bà thường được nhiều người coi là một người đàn bà hèn hạ và vô trách nhiệm, chỉ biết hưởng thụ mà bỏ mặc quốc gia rơi vào hỗn loạn, thậm chí còn trao ngai vàng cho kẻ thù là nước Anh. Vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, các nhà sử học đã kiểm tra lại các biên niên sử rộng lớn trong cuộc đời bà, kết luận rằng nhiều yếu tố về danh tiếng của bà không được học hỏi và xuất phát từ chủ nghĩa bè phái và tuyên truyền.

Do tính chất hôn nhân, Elisabeth trở thành tổ tiên của các quân chủ Châu Âu đời sau. Ngoài việc thông qua con trai út là Charles VII của Pháp khiến bà trở thành tổ tiên của hầu hết quân chủ nước Pháp về sau, thì thông qua con gái Catherine của Pháp, bà cũng là tổ tiên của tất cả các vị quân chủ nước Anh kể từ nhà Tudor, và nhà Stuart kể từ James V của Scotland.

Tiểu sử sửa

Vương hậu nước Pháp sửa

Vua Charles ngã bệnh sửa

Đảng tranh sửa

Cuộc nội chiến sửa

Hiệp ước Troyes và cuối đời sửa

Đánh giá sửa

Hậu duệ sửa

Tên Chân dung Ngày sinh và ngày mất Ghi chú
Isabelle của Pháp   9 tháng 11 năm 1389
- 13 tháng 11 năm 1409
(19 tuổi)
Kết hôn (1) Richard II của Anh. Không hậu duệ.
Kết hôn (2) Charles I xứ Orleans. Có hậu duệ.
Jeanne của Pháp   24 tháng 1 năm 1391
- 27 tháng 9 năm 1433
(42 tuổi)
Kết hôn với Công tước Jean V xứ Bretagne. Có hậu duệ.
Marie của Pháp   24 tháng 8 năm 1393
- 19 tháng 8 năm 1438
(44 tuổi)
Làm Viện mẫu của Tu viện Poissy. Không kết hôn. Không hậu duệ.
Michelle của Pháp   11 tháng 1 năm 1395
– 8 tháng 7 năm 1422
(27 tuổi)
Kết hôn với Công tước Philippe III xứ Bourgogne. Không có hậu duệ.
Louis xứ Guyenne   22 tháng 1 năm 1397
- 18 tháng 12 năm 1415
(18 tuổi)
Kết hôn với Margaret xứ Nevers. Không có hậu duệ.
Jean xứ Touraine   31 tháng 8 năm 1398
- 5 tháng 4 năm 1417
(18 tuổi)
Kết hôn với Jacqueline, Nữ bá tước xứ Hainaut. Không có hậu duệ.
Catherine của Pháp   27 tháng 10 năm 1401
- 3 tháng 1 năm 1437
(35 tuổi)
Kết hôn (1) Henry V của Anh. Có hậu duệ.
Kết hôn (2) Owen Tudor. Có hậu duệ.
Charles VII của Pháp   22 tháng 2 năm 1403
– 22 tháng 7 năm 1461
(58 tuổi)
Kết hôn với Marie xứ Anjou. Có hậu duệ.

Tổ tiên sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Riezler, Sigmund Ritter von (1893), “Stephan III.”, Allgemeine Deutsche Biographie (ADB) (bằng tiếng Đức), 36, Leipzig: Duncker & Humblot, tr. 68–71
  2. ^ a b Tuchman (1978), 145
  3. ^ a b c d Schwertl, Gerhard (2013), “Stephan II.”, Neue Deutsche Biographie (NDB) (bằng tiếng Đức), 25, Berlin: Duncker & Humblot, tr. 256–257Quản lý CS1: postscript (liên kết); (full text online)
  4. ^ a b Simeoni, Luigi (1937). “Viscónti, Bernabò”. Enciclopedia Italiana.
  5. ^ a b Rondinini, Gigliola Soldi (1989). “DELLA SCALA, Beatrice”. Dizionario Biografico degli Italiani (bằng tiếng Ý). 37.
  • Adams, Tracy. (2010). The Life and Afterlife of Isabeau of Bavaria. Baltimore, MD: Johns Hopkins University Press. ISBN 978-0-8018-9625-5
  • Allen, Prudence. (2006). The Concept of Woman: The Early Humanist Reformation, 1250–1500, Part 2. Grand Rapids, MI: Eerdmans Publishing. ISBN 978-0-8028-3347-1
  • Buettner, Brigitte. (2001). "Past Presents: New Year's Gifts at the Valois Courts, ca. 1400". The Art Bulletin, Volume 83, pp. 598–625
  • Bellaguet, Louis-François. Chronique du religieux de Saint-Denys. Tome I 1839; Tome II 1840; Tome III, 1841
  • Cochon, Pierre. Chronique Rouennaise, ed. Charles de Robillard de Beaurepaire, Rouen 1870
  • Famiglietti, R.C. (1992). Tales of the Marriage Bed from Medieval France (1300–1500). Providence, RI: Picardy Press. ISBN 978-0-9633494-2-2
  • Gibbons, Rachel. (1996). "Isabeau of Bavaria, Queen of France (1385–1422). The Creation of a Historical Villainess". Transactions of the Royal Historical Society, Volume 6, 51–73
  • Green, Karen. (2006). "Isabeau de Bavière and the Political Philosophy of Christine de Pizan". Historical Reflections / Réflexions Historiques, Volume 32, 247–272
  • Hedeman, Anne D. (1991). The Royal Image: Illustrations of the Grandes Chroniques de France, 1274–1422. Berkeley, CA: UC Press E-Books Collection.
  • Henneman, John Bell. (1996). Olivier de Clisson and Political Society in France under Charles V and Charles VI. Philadelphia, PA: University of Pennsylvania Press. ISBN 978-0-8122-3353-7
  • Husband, Timothy. (2008). The Art of Illumination: The Limbourg Brothers and the Belles Heures of Jean Berry. New Haven, CT: Yale University Press. ISBN 978-0-300-13671-5
  • Huizinga, Johan. (1924, 2009 edition). The Waning of the Middle Ages. Oxford: Benediction. ISBN 978-1-84902-895-0
  • Knecht, Robert. (2007). The Valois: Kings of France 1328–1589. London: Hambledon Continuum. ISBN 978-1-85285-522-2
  • Seward, Desmond. (1978). The Hundred Years War: The English in France 1337–1453. New York, NY: Penguin. ISBN 978-1-101-17377-0
  • Solterer, Helen. (2007). "Making Names, Breaking Lives: Women and Injurious Language at the Court of Isabeau of Bavaria and Charles VI". In Cultural Performances in Medieval France. ed. Eglat Doss-Quimby, et al. Cambridge: DS Brewer. ISBN 978-1-84384-112-8
  • Tuchman, Barbara. (1978). A Distant Mirror: The Calamitous 14th Century. New York, NY: Ballantine. ISBN 978-0-345-34957-6
  • Veenstra, Jan R.and Laurens Pignon. (1997). Magic and Divination at the Courts of Burgundy and France. New York, NY: Brill. ISBN 978-90-04-10925-4