Iset/Isis Ta-Hemdjert, thường được gọi ngắn gọn là Iset/Isis, là một vương hậu sống vào thời kỳ Vương triều thứ 20 trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Bà là một người vợ của pharaon Ramesses III và là mẹ ruột của pharaon Ramesses VI[1].

Iset/Isis Ta-Hemdjert
Vương hậu Ai Cập cổ đại
Iset và thần Ptah-Sokar, phù điêu tại ngôi mộ QV51
Thông tin chung
An tángQV51
Hôn phốiRamesses III
Hậu duệRamesses VI
Tên đầy đủ
Iset/Isis Ta-Hemdjert

<
Q1t
H8
t&A F18
d
G20sr
ti
B7
>
Vương triềuVương triều thứ 20
Thân mẫuHemdjert
Phù điêu của Isis Ta-Hemdjert tại đền Karnak

Thân thế sửa

Mẹ của Iset tên là Hemdjert (Habadjilat hoặc Hebnerdjent), là một người Syria[2]. Người con duy nhất được biết đến của bà là pharaon Ramesses VI[1]. Iset Ta-Hemdjert từng được nghĩ là mẹ đẻ của pharaon Ramesses IV (anh cùng cha với Ramesses VI). Mãi đến năm 2010 trong một lần khám phá, người ta mới phát hiện rằng bà Tyti mới là mẹ của Ramesses IV dựa vào những đoạn văn tự được ghi chép trong cuộn giấy Papyrus BM EA 10052 (cuộn giấy cói ghi lại vụ xét xử những tên trộm mộ của Tyti)[3].

Dưới triều đại vua Ramesses VI, Iset được phong danh hiệu "Người vợ vĩ đại của Pharaon""Vợ của thần", được gọi là "Mẹ của Vua". Bà được nhắc đến trên một bức tượng của Ramesses III tại đền thờ nữ thần Mut (thuộc quần thể đền Karnak).

An táng sửa

Iset Ta-Hemdjert qua đời trong khoảng thời gian cai trị của con trai bà, thi hài sau đó được chôn cất tại ngôi mộ QV51[2]. Ngôi mộ này được xây bắt đầu từ thời Ramesses III chồng bà và hoàn thiện vào thời Ramesses VI. Ngôi mộ đã bị trộm đột nhập nhiều lần, được đề cập trong cuộn giấy Abbott Papyrus vào Vương triều thứ 20[4].

QV51 bao gồm một hành lang kéo dài từ lối vào đến sảnh chính với 2 dãy phòng chôn cất. Những khung cảnh dọc hành lang cho thấy Iset đang đứng trước các thần Ptah-Sokar, AtumOsiris. Trên những khung cửa và các dãy phòng, Vương hậu xuất hiện cùng với nhiều vị thần tối cao khác như Shu, Neith, Serket, IsisNephthys. Trên đó có những dòng chữ do chính tay Ramesses VI viết lên[5].

Những mảnh vỡ của cỗ quách bằng đá hoa cương đỏ được tìm thấy bởi nhà nghiên cứu Schiaparelli, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Museo Egizio thuộc Ý.

Chú thích sửa

  1. ^ a b Aidan Dodson & Dyan Hilton, The Complete Royal Families of Ancient Egypt, Thames & Hudson (2004), tr.186-187 ISBN 0-500-05128-3
  2. ^ a b Dodson & Hilton, sđd, tr.192
  3. ^ Mark Collier, Aidan Dodson, & Gottfried Hamernik, P. BM EA 10052, Anthony Harris and Queen Tyti, JEA 96 (2010), tr.242-246
  4. ^ “Valley of the Queens Assessment Report”.
  5. ^ Bertha Porter & Rosalind Moss. Topographical Bibliography of Ancient Egyptian Hieroglyphic Texts, Statues, Reliefs and Paintings; Quyển 1: The Theban Necropolis, phần 2: Royal Tombs and Smaller Cemeteries. Griffith Institute (1964), tr.756