Johnny Cash (26 tháng 2 năm 1932 - 12 tháng 9 năm 2003) là một nhạc sĩ người Mỹ và là một trong số các nghệ sĩ có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20. Khởi điểm là một nghệ sĩ nhạc đồng quê, các bài hát và danh tiếng của ông lan sang nhiều thể loại khác gồm rockrock and roll cũng như nhạc blues, nhạc dân gian và nhạc thánh ca.

Johnny Cash
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinhJ. R. Cash
Sinh(1932-02-26)26 tháng 2, 1932
Kingsland, Arkansas, Hoa Kỳ
Mất12 tháng 9, 2003(2003-09-12) (71 tuổi)
Nashville, Tennessee, Hoa Kỳ
Thể loạiĐồng quê, rock and roll, folk, gospel, blues, rockabilly
Nghề nghiệpCa sĩ, nhạc sĩ, diễn viên
Nhạc cụGiọng hát, guitar, piano, harmonica, mandolin
Năm hoạt động1955-2003
Hãng đĩaSun, Columbia, Mercury, American, House of Cash
Hợp tác vớiThe Tennessee Three, The Highwaymen, June Carter, Statler Brothers, Carter Family, Area Code 615
WebsiteJohnnyCash.com

Cash nổi tiếng với chất giọng bass-baritone riêng biệt và sâu, dàn phụ họa Tennessee Three, tính cách và các bộ quần áo tối màu. Vì các bộ quần áo tối màu này mà ông còn có tên là "Người mặc đồ đen". Trước khi bắt đầu buổi hòa nhạc, ông thường chào khán giả bằng câu "Xin chào, tôi là Jony Cash".

Nhiều bài hát của Cash, đặc biệt là vào cuối sự nghiệp, thường là những bài hát buồn bã đầy hối tiếc. Các bài hát danh tiếng bao gồm "I Walk the Line", "Folsom Prison Blues", "Ring of Fire", "Get Rhythm" và "Man in Black". Ông cũng thu âm nhiều bài hát hài hước như "One Piece at a Time" và "A Boy Named Sue", song ca với June Carter trong bài "Jackson", cũng nhưu các bài hát về ngành đường sắt như "Hey Porter" và "Rock Island Line."

Cuộc đời sửa

Nguồn gốc sửa

Johnny Cash là hậu duệ của hoàng gia Scốt len nhưng không hề biết điều này cho tới khi ông nghiên cứu về tổ tiên của mình.[1] Sau cơ hội gặp gỡ với Đại tá Michael Crichton-Stuart, ông đã dò được dòng họ Cash tới thế kỷ 11 Fife, Scotland.[2][3][4] Dòng họ Cash Loch của scốt len là cùng họ với Cash.[2]

Trong thời niên thiếu, ông đã từng tin mình là thuộc dòng máu Ireland và một phần của thổ dân Mỹ. Ngay cả khi biết mình không có nguồn gốc thổ dân, Cash vẫn giữ nguyên sự cảm thông và thương mến với những người thổ dân. Tình cảm này được thể hiện trong nhiều bài hát của ông bao gồm "Apache Tears" và "The Ballad of Ira Hayes" cũng như album, Bitter Tears.

Thiếu thời sửa

Johnny Cash được đặt tên là J. R. Cash, sinh ra ở Kingsland, Arkansas, với bố là Ray (1897-1985) và mẹ là Carrie (née Rivers) Cash (1904-1991) lớn lên ở Dyess, Arkansas.[cần dẫn nguồn]

Cash được đặt tên là "J.R." vì bố mẹ ông không thống nhất được tên mà chỉ thống nhất được chữ cái đầu của tên.[5] Khi tham gia Không lực Hoa Kỳ, quân đội không chấp nhận tên viết tắt và vì vậy Cash lấy tên John R. làm tên chính thức. Năm 1955 khi ký hợp đồng với Sun Records, ông lấy nghệ danh Johnny Cash. Bạn bè và thông gia gọi ông là John và những người có quan hệ huyết thống vẫn gọi ông là J.R.

Cash có 6 anh chị em: Jack, Joanne Cash Yates, Louise Garrett, Reba Hancock, Roy, và Tommy.[6][7] Em trai Cash, Tommy Cash, sau này cũng trở thành nghệ sĩ nhạc đồng quê thành danh.

J.R lúc 5 tuổi thường hay làm nông ở cánh đồng bông và hát cùng gia đình khi làm việc. Trang trại từng bị lụt và vì vậy đã tạo cảm hứng cho Cash viết bài "Ngập một mét rưỡi mà nước vẫn đang dâng" ("Five Feet High and Rising").[8] Tình hình kinh tế gia đình cũng như cuộc sống khó khăn của ông trong Đại khủng hoảng đã tạo cảm hứng cho nhiều bài hát, đặc biệt là các bài về những con người phải chịu chung hoàn cảnh.

Cash rất thân với anh trai Jack hơn Cash 2 tuổi. Năm 1944, Jack bị kéo vào một cái cưa máy trong xưởng và bị gần như cắt làm đôi. Jack phải chịu đựng đau đớn suốt 1 tuần trước khi qua đời.[8] Cash thường kể về cảm giác có lỗi vì sự kiện này. Theo Cash: The Autobiography, bố ông đi vắng sáng hôm đó nhưng cả Cash, mẹ ông và Jack đều cảm thấy có điềm ác và mẹ Cash đã giục Jack đi câu với Cash. Tuy vậy Jack vẫn tiếp tục làm việc vì gia đình cần tiền. Trước khi chết, Jack nói là đã nhìn thấy thiên đường và các thiên sứ. Nhiều thập kỷ sau, Cash cũng nói là mong gặp lại anh trên thiên đường. Ông viết là ông đã gặp anh trai nhiều lần trong mơ và Jack luôn già hơn ông 2 tuổi.

Các kỷ niệm của Cash thời niên thiếu thường là về nhạc thánh ca và đài phát thanh. Được mẹ và bạn thiếu thời dạy, Cash học chơi ghi ta và viết nhạc từ lúc còn trẻ. Khi học cấp 3, Cash hát trên đài phát thanh địa phương. Nhiều thập kỷ sau, ông phát hành album về các bài thánh ca cổ có tiêu đề My Mother's Hymn Book. Ông cũng bị ảnh hưởng lớn bởi nhạc cổ truyền Ireland khi nghe Dennis Day biểu diễn hàng tuần trên dài Jack Benny.[9]

Cash gia nhập Không lực Hoa Kỳ. Sau khóa huấn luyện cơ bản tại Căn cứ không quân Lackland và đào tạo chuyên môn tại Căn cứ không quân Brooks ở San Antonio - Texas, Cash được chuyển tới Ban Anh Ninh Không lựu Mỹ phụ trách việc bắt và giải mã tín hiệu Morse của Quân đội nga tại Landsberg-Đức. Cash giải ngũ ngày 3 tháng 7 năm 1954 với cấp bậc thượng úy và quay trở lại [10]

Vivian Liberto sửa

Ngày 18 tháng 7 năm 1951, khi tham gia tập luyện trong Không lực, Cash gặp cô gái 17 tuổi tên là Vivian Liberto (Sinh ngày 23 tháng 4 năm 1934 tại San Antonio-Texas - mất ngày 24 tháng 5 năm 2005 tại Ventura-Califormnia) tại một bãi trượt patin ở thành phố quê hương San Antonio của cô. Họ hẹn hò trong ba tuần và sau đó Cash bị điều động tới Đức 3 năm. Trong thời gian đó, họ gửi cho nhau hàng trăm lá thư tình.

Ngày 7 tháng 8 năm 1954, một tháng sau khi giải ngũ, họ cưới nhau tại nhà thờ St. Anne tại San Antonio. Họ có bốn con gái: Rosanne (sinh 24 tháng 5 năm 1955), Kathy (sinh 16 tháng 4 năm 1956), Cindy (sinh 29 tháng 7 năm 1958) và Tara (sinh 24 tháng 8 năm 1961). Việc Cash nghiện ma túy và rượu, đi lưu diễn liên tục và quan hệ với nhiều phụ nữ (kể cả vợ sau đó June Carter đã dẫn tới việc Liberto đệ đơn li dị vào năm 1966).

June Carter sửa

Năm 1968, 12 năm sau khi gặp nhau ở sau sân khấu tại Grand Ole Opry, Cash cầu hôn June Carter, một ca sĩ đồng quê đã thành danh, trong một buổi biểu diễn trực tiếp tại London, Ontario,[11] và cưới vào 1 tháng 3 năm 1968 tại Franklin, Kentucky. Trước đó, ông đã cầu hôn nhiều lần nhưng bà đã luôn từ chối. Họ có một con chung duy nhất John Carter Cash (sinh ngày 3 tháng 3 năm 1970).

Họ tiếp tục diễn cùng nhau và lưu diễn trong suốt 35 năm cho tới khi June Carter qua đời năm 2003. Cash mất chỉ 4 tháng sau đó. Cart và June là đồng tác giả của một trong số các nhạc phẩm nổi tiếng của ông "Ring of Fire," và họ đã đạt hai giải Grammy award cho song diễn của mình.

Vivian Liberto lại cung cấp một lịch sử khác của "Ring of Fire" trong I Walked the Line: My Life with Johnny, và nhận đình rằng Cash để Carter có tên trong tác giả bài hát chỉ vì lý do kinh tế.[12]

Sự nghiệp sửa

Khởi đầu sự nghiệp sửa

Năm 1954, Johnny và Vivian chuyển tới Memphis, Tennessee, và Cash bán đồ thiết bị gia đình đồng thời học để làm phát thanh viên radio. Ban đêm Cash chơi nhạc với cây ghita Luther Perkins và cây bass Marshall Grant. Perkins và Grant được biết đến với tên ban nhạc Tennessee Two. Cash can đảm tới phòng thu của hãng đĩa Sun Records với hi vọng có được hợp đồng ghi âm. Sau khi diễn thử cho Sam Phillips, chủ yếu hát các bài thánh ca, Philips nói với ông rằng nhạc thánh ca khó có thể tiếp thị. Người ta còn đồn rằng Philips bảo Cash "về nhà và sám hối và quay lại với các bài hát có thể bán được".Cash phủ nhận việc Philips đã từng nói như vậy trong một buổi phỏng vấn năm 2002.[13] Cash cuối cùng cũng chiến thắng nhà sản xuất với các bài hát mới được trình bày bằng phong cách đầy nhiệt huyết của mình. Các bản ghi âm đầu tiên ở Sun như "Hey Porter" và "Cry Cry Cry" được công bố năm 1955 và khá thành công.

Đĩa thứ hai của Cash "Folsom Prison Blues" lọt vào Top 5 nhạc đồng quê và "I Walk the Line" đạt thứ hạng một trong bảng xếp hạng nhạc đồng quê và vào danh sách 20 của nhạc Pop. Sau "I Walk the Line" là "Home of the Blues", ghi âm tháng 7 năm 1957. Năm đó, Cash cũng là nghệ sĩ đầu tiên của Sun phát hành album trên đĩa long-playing album. Mặc dù là nghệ sĩ bán chạy nhất của Sun, Cash cảm thấy bị giới hạn bởi hợp đồng với hãng đĩa nhỏ. Elvis Presley lúc đó đã rời bỏ Sun và Phillips dành toàn bộ chú ý và quảng bá cho Jerry Lee Lewis. Năm sau đó, Cash từ bỏ hãng đĩa sun và ký hợp đồng béo bở với Columbia Records. Đĩa đơn "Don't Take Your Guns to Town" thành công vang dội với hãng đĩa này.

Đầu thập kỷ 1960, Cash lưu diễn với Carter Family thường cùng với con gái của Mother Maybelle tên là Anita, JuneHelen. June mà Cash sau này cưới làm vợ đã thừa nhận từng ngưỡng mộ ông từ xa trong các tour diễn này.

Cash cũng tham gia đóng phim trong phim Five Minutes to Live năm 1961 và trong lần phát hành lại được đặt tên là Door-to-door Maniac.

Hình ảnh ngoài pháp luật sửa

Khi sự nghiệp cất cánh đầu thập niên 60, Cash bắt đầu nghiện rượu và amphetaminebarbiturate. Trong một khoảng thời gian ngắn, ông ở chung với Waylon Jennings, một người nghiện amphetamine nặng, trong một căn hộ ở Nashville. Bạn bè thường cười nhạo Cash về vẻ lo lắng và các hành vi kỳ cục, nhiều người đã bỏ qua các báo hiệu của nghiện ma túy của Cash. Cash thừa nhận rằng mình đã từng thử tất cả các loại ma túy trong chương trình The Johnny Cash Show.

Mặc dù ngày càng xoáy xa ra khỏi tầm kiểm soát, sự sáng tạo không ngừng của Cash vẫn mang lại nhiều thành công. Hát lại "Ring of Fire" và thành công trên cả hai bảng xếp hạng với vị trí số 1 trên bảng đồng quê và vào top 20 trên bảng pop. Bài hát được June Carter và Merle Kilgore viết. Đầu tiên, bài hát này được chị gái của Carter biểu diễn nhưng phong cách mariachi là do Cash thiết kế và Cash nói rằng ý tưởng đó đã đến từ một giấc mơ.

Tháng 6 năm 1965, xe tải của Cash bị cháy do một vòng bi bánh xe bị quá nóng và gây ra một vụ cháy rừng gây thiệt hại tới hàng trăm mẫu rừng Los Padres National ForestCalifornia. Khi quan tòa hỏi tại sao Cash lại gây ra vụ cháy rừng như vậy, Cash trả lời "Tôi không gây ra việc đó, xe tải của tôi mới gây ra việc đó, nó đã chết và ông không thể hỏi cung nó."[8] Đám cháy đốt sạch 508 mẫu Anh (2,06 km2), đốt cháy các bụi cây của 3 quả núi và làm chết 49 trong số 53 con đại bàng quý hiếm đang được bảo vệ ở California. Cash không hề hối hận: "Tôi không quan tâm tới những con đại bàng màu vàng đó." Chính phủ liên bang kiện Cash và đòi bồi thường $125,172 ($1.162.368 với thời giá hiện nay). Johnny cuối cùng trả $82,001 để giải quyết vụ kiện. Cash cho rằng ông là người duy nhất từng bị chính quyền kiện vì gây ra cháy rừng.[8]

Mặc dù Cash đã xây dựng một hình ảnh ngoài pháp luật lãng mạn, ông không bao giờ ngồi sau song sắt. Mặc dù bị bắt bảy lần vì các tội nhỏ, mỗi lần bị bắt chỉ kéo dài 1 đêm. Vụ bị bắt nổi tiếng nhất khi đang lưu diễn năm 1965 và bị đội phòng chống ma túy bắt ở El Paso, Texas. Sĩ quan cảnh sát nghi ngờ ông đang buôn lậu heroin từ México nhưng sau khi kiểm tra thì chỉ thấy thuốc amphetamines đã được bác sĩ kê đơn và được ông giấu trong thùng đàn ghi ta. Vì là thuốc đã được kê đơn và không phải là thuốc bất hợp phá, ông được hưởng án treo.

 
Johnny Cash và vợ kế, June Carter

Cash cũng bị bắt ngày 11 tháng 5 năm 1965 tại Starkville, Mississippi vì xâm nhập trái phép vào đất tư để hái hoa (và đã gây cảm hứng cho bài hát "Starkville City Jail". Ông đã kể lại câu chuyện này trong album trực tiếp At San Quentin.)

Giữa thập niên 60, Cash phát hành một loạt album concept bao gồm Ballads Of the True West (1965), một đĩa đôi thử nghiệm trộn lẫn các bài hát và các kể chuyện và Bitter Tears (1964) với các bài hát về sự bất hạnh của người da đỏ. Thời điểm này, ông nghiện ma túy rất nặng và vì vậy đã bị vợ đầu tiên li dị và hủy bỏ các buổi lưu diễn.

Folsom Prison Blues sửa

Cash rất đồng cảm với các tù nhân. Ông đã biểu diễn ở nhiều nhà tù từ những năm cuối của thập kỷ 60.[8] Các buổi biểu diễn dẫn tới một cặp album khá thành công Johnny Cash at Folsom Prison (1968) và Johnny Cash at San Quentin (1969).

Đĩa Folsom Prison được giới thiệu cùng với bản hát lại của bài "Folsom Prison Blues" trong khi đĩa San Quentin lại có bài "A Boy Named Sue", một bài hát do Shel Silverstein-sáng tác và đạt thứ hạng số 1 trên bảng đồng quê và số 2 trên bản top 10 nhạc pop. Các bản phát trên sóng radio sau đó có thêm một vài từ lóng mà trước đó đã bị cắt. Bản CD hiện nay không bị sửa đổi hoặc kiểm duyệt và vì vậy dài hơn bản trên các đĩa vinyl.

Không những chỉ biểu diễn ở các nhà tù nước Mỹ, Cash còn biểu diễn ở nhà tù Österåker Prison tại Thụy Điển năm 1972. Album trực tiếp På Österåker ("At Österåker") được công bố năm 1973. Giữa các bài hát, người ta nghe thấy Cash nói tiếng Thụy Điển và các tù nhân rất cảm kích về việc này.

Ghi chú sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Millar, Anna. 4 June, 2006.Celtic connection as Cash walks the line in Fife. Scotland on Sunday. Scottsman.com. Truy cập 2008-12-24.
  2. ^ a b Miller, Stephen (2003). Johnny Cash: The Life of an American Icon. Omnibus. ISBN 0-7119-9626-1.
  3. ^ Dalton, Stephanie. ngày 15 tháng 1 năm 2006. "Walking the line back in time." Scotland on Sunday.Scottsman.com. Truy cập 2007-06-28.
  4. ^ Cash, John R. with Patrick Carr. (1997) Johnny Cash, the Autobiography. Harper Collins. p. 3.
  5. ^ Streissguth, Michael (2006). Johnny Cash: the biography. Cambridge, Massachusetts: Da Capo Press. tr. 6. ISBN 978-0-30681368-9. Carrie gave birth to a boy, weighing eleven pounds, whom they named JR Cash. As Cash himself later explained it, Carrie wanted to name him John while Ray preferred to name the boy after himself; the only compromise they could reach were the initials "JR".
  6. ^ Johnny Cash's Funeral. Johnny and June Carter Cash Memorial Website. Truy cập 2009-01-16.
  7. ^ Reba Cash Hancock Lưu trữ 2012-07-15 tại Archive.today. Harpeth Family Funeral Services. Truy cập 2009-01-16.
  8. ^ a b c d e Cash, Johnny. Cash: The Autobiography.
  9. ^ Gross, Terry. All I Did Was Ask: Conversations with Writers, Actors, Musicians, and Artists.
  10. ^ Berkowitz, Kenny (tháng 6 năm 2001). “No Regrets Johnny Cash, the man in black, is back at the top of his game”. Acoustic Guitar (102). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2009.
  11. ^ Sweeting, Adam (2003-09-12). Obituary: Johnny Cash. The Guardian. Truy cập 2009-01-26.
  12. ^ Liberto, I Walked the Line: My Life with Johnny, p. 294.
  13. ^ “Johnny Cash”. NPR.org. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.

Chú thích sửa

Đã xuất bản sửa

  • Cash, Johnny. Man in Black: His Own Story in His Own Words. Grand Rapids: Zondervan, 1975. ISBN 99924-31-58-X.
  • Cash, Johnny, with Patrick Carr. Cash: The Autobiography. New York: Harper Collins, 1997. ISBN 0-06-101357-9.
  • Cash, Johnny, with June Carter Cash. Love liner notes. New York: Sony, 2000. ASIN B00004TB8A.
  • Turner, Steve. The Man Called Cash: The Life, Love, and Faith of an American Legend. Nashville, Thomas Nelson, 2004. (The Authorized Biography).
  • Cash, Johnny, "The Man in White," 1986, a fictionalized account of the life of the Apostle Paul.

Liên kết ngoài sửa