Kế hoạch Thế kỷ nước Mỹ mới

Kế hoạch Thế kỷ nước Mỹ mới (tiếng Anh: Project for the New American Century, viết tắt là PNAC) là một tổ chức nghiên cứu tân bảo thủ[1][2][3] đặt tại Washington, D.C., tập trung vào chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Nó được thành lập với tư cách một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận vào năm 1997 bởi William KristolRobert Kagan.[4][5] Mục tiêu được nêu ra của PNAC là "thúc đẩy vai trò lãnh đạo toàn cầu của nước Mỹ."[6] Tổ chức này tuyên bố rằng "Sự lãnh đạo của Mỹ tốt cho cả Mỹ và cho thế giới," và cố gắng tạo dựng sự ủng hộ đối với "chính sách của Ronald Reagan về sức mạnh quân sự và tỏ tường đạo lý."[7]

Kế hoạch Thế kỷ nước Mỹ mới
Thành lập1997; 27 năm trước (1997)
Sáng lập bởiWilliam Kristol, Robert Kagan
Giải tán2006
LoạiChính sách công think tank
Vị trí
Chủ tịch
William Kristol
Các giám đốc

Trong số 25 người ký tuyên bố về các nguyên tắc sáng lập PNAC, 10 người tiếp tục phục vụ trong chính quyền Tổng thống Mỹ George W. Bush, gồm Dick Cheney, Donald Rumsfeld, và Paul Wolfowitz.[8][9][10][11] Những nhà quan sát như Irwin Stelzer và Dave Grondin cho rằng PNAC đã đóng một vai trò cốt yếu trong việc hình thành chính sách ngoại giao của chính quyền Bush, nhất là trong việc tạo dựng sự ủng hộ đối với Cuộc chiến tại Iraq.[12][13][14][15] Các học giả như Inderjeet Parmar, Phillip Hammond, và Donald E. Abelson từng nói tầm ảnh hưởng của PNAC lên chính quyền George W. Bush đã bị phóng đại.[16][17][18]

Kế hoạch Thế kỷ nước Mỹ mới ngừng hoạt động vào năm 2006;[19] được thay thế bằng một think tank mới có tên Sáng kiến Chính sách Đối ngoại (tiếng Anh: Foreign Policy Initiative), đồng sáng lập bởi Kristol và Kagan vào năm 2009. Sáng kiến Chính sách Đối ngoại bị giải tán vào năm 2017.

Nguồn gốc và thực hiện sửa

Kế hoạch Thế kỷ nước Mỹ mới được phát triển từ niềm tin của Kristol và Kagan rằng Đảng Cộng hòa thiếu một "tầm nhìn cần thiết cho chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ," thứ sẽ giúp các lãnh đạo đảng này chỉ trích một cách thuyết phục chính sách đối ngoại của Tổng thống Bill Clinton.[19]

Suốt mùa hè năm 1996, Kristol và Kagan cùng chắp bút một bài báo trên tạp chí Foreign Affairs tựa đề "Hướng tới một Chính sách Đối ngoại Tân Reagan" - đề cập tới chính sách đối ngoại của Tổng thống Ronald Reagan. Trong bài báo, họ tranh luận rằng phái bảo thủ Mỹ đang "lênh đênh" trong vùng chính sách đối ngoại, ủng hộ một "tầm nhìn cao hơn về vai trò quốc tế của Mỹ," và đề xuất rằng Hoa Kỳ nên có một lập trường "bá quyền hoàn cầu rộng lượng" (benevolent global hegemony).[20] Tháng 6 năm 1997, Kristol và Kagan sáng lập PNAC nhằm thực hiện những mục tiêu họ đã trình bày trên tờ Foreign Affairs, lặp lại những tuyên bố và mục tiêu trong bài báo ở "Tuyên bố về các nguyên tắc" - tuyên bố sáng lập PNAC.[19]

Theo Maria Ryan, các cá nhân đã ký những tuyên bố và thư từ của PNAC không phải là nhân viên hay thành viên của nhóm này, và "những người ủng hộ các sáng kiến của PNAC là không cố định."[19] Trong khi đội ngũ thường trực khá khiêm tốn, tổ chức được "kết nối đặc biệt tốt," một vài tuyên bố và thư từ của nó thu hút sự ủng hộ của những người phe bảo thủ và tân bảo thủ có tiếng.[9][19]

Về khía cạnh này, Stuart Elden đã nói rằng "Sức ảnh hưởng mà PNAC sở hữu là đáng ngạc nhiên," và lưu ý rằng

Số các nhân vật cộng tác với PNAC, những người đã từng là thành viên của các chính quyền Reagan hay Bush cha và số lượng những người sẽ nắm nhiệm sở trong chính quyền Bush con cho thấy đó không chỉ đơn thuần là vấn đề về nhân lực và ngân quỹ.[21]

Ghi chú và tham khảo sửa

  1. ^ Các nguồn sau đề cập tới hoặc phân loại PNAC như là một tổ chức tân bảo thủ:
    • Albanese, Matteo (2012). The Concept of War in Neoconservative Thinking. tr. 72. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2015.
    • Ryan, Maria. Neoconservatism and the New American Century. Palgrave Macmillan.
    • Feldman, Stephen (2013). Neoconservative Politics and the Supreme Court. NYU Press. tr. 67.
    • Brownstein, Ronald (ngày 17 tháng 4 năm 2003). “War With Iraq/Political Thought: Those Who Sought War are Now Pushing Peace”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2015.
    • Greenberger, Robert S; Legget, Karby (ngày 21 tháng 3 năm 2003). “Bush Dreams of Changing Not Just Regime but Region”. Wall Street Journal. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2015.
    • Maddox, Bronwen (ngày 14 tháng 7 năm 2004). “Nation-Builders must not lose their voice”. The Times. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2015.
    • Salvucci, Jim (ngày 25 tháng 8 năm 2003). “Bush Uses Crisis to Push Preset Agenda”. Baltimore Sun. Bản gốc lưu trữ 2 Tháng tư năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ First Impressions, Second Thoughts: Reflections on the Changing Role of Think Tanks in U.S. Foreign Policy Lưu trữ 2012-11-30 tại Wayback Machine, Abelson, Critical Issues of Our Time, v.8, Center for American Studies, University of Western Ontario, 2011
  3. ^ Running the World: The Inside Story of the National Security Council and the Architects of American Power, David Rothkopf, PublicAffairs, 2006
  4. ^ Trang chủ của Kế hoạch Thế kỷ nước Mỹ mới, accessed ngày 4 tháng 3 năm 2015.
  5. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên PNACSOP
  6. ^ "About PNAC", newamericancentury.org, n.d., accessed ngày 30 tháng 5 năm 2007: "Established in the spring of 1997, the Project for the New American Century is a non-profit, educational organization whose goal is to promote American global leadership. The Project was an initiative of the New Citizenship Project (501c3); the New Citizenship Project's chairman is William Kristol and its president is Gary Schmitt."
  7. ^ Tuyên bố về các nguyên tắc của Kế hoạch Thế kỷ nước Mỹ mới:
  8. ^ [1] United States Foreign Policy and National Identity in the 21st Century, Kenneth Christie (ed.), Routledge, 2008
  9. ^ a b Max Boot, "Neocons", Foreign Policy No. 140 (January - February 2004), pp. 20-22+24+26+28 [2]
  10. ^ Parmar, Inderjeet (2008). “Chapter 3: A Neo-Conservative-Dominated US Foreign Policy Establishment?”. Trong Christie, Kenneth (biên tập). United State Foreign Policy and National Identity in the 21st Century. Routledge. tr. 46. ISBN 978-0-415-57357-3.
    • "The PNAC's 33 leaders were highly connected with the American state - displaying 115 such connections: 27 with the Department of Defense, 13 with State, 12 with the White House, 10 with the [[National Security Council (United States)|]], and 23 with Congress."
    • "The PNAC may be considered strongly integrated into the political and administrative machinery of US power; certainly, it is not an outsider institution in this regard."
  11. ^ Funabashi, Yichi (2007). The Peninsula Question: A Chronicle of the Second Korean Nuclear Crisis. Washington, D.C.: Brookings Institution. ISBN 0-8157-3010-1.
    • "Of the twenty-five signatories of the PNAC's Statement of Principles... ten went on to serve in the George W. Bush administration, including Dick Cheney, Donald Rumsfeld, and Paul Wolfowitz, among others."
  12. ^ Stelzer, Irwin (2004). Neoconservatism. London: Atlantic Books. tr. 5.
    • (on PNAC, founded by Kristol): "Its other founders included Dick Cheney, Donald Rumsfeld, Paul Wolfowitz, and Elliot Abrams, all of whom were destined for key positions in the Bush administration - with the exception of Kristol."
    • "No one can doubt that PNAC was an important contributor to the Bush administration's foreign policy. To suggest, however, that it is a part of some secret effort to overthrow traditional American foreign policy is not true."
  13. ^ Hammond, Phillip. Media, War and Postmodernity.
    • "Critics have made much of the fact that US actions after 9/11 seemed to follow neoconservative thinking on foreign and security policy formulated before Bush took office," p. 72.
    • "In particular, Rebuilding American Defenses... is often cited as evidence that a blueprint for American domination of the world was implemented under of cover of the War on Terrorism," p. 72.
  14. ^ Parmar, Inderjeet (2008). “Chapter 3: A Neo-Conservative-Dominated US Foreign Policy Establishment?”. Trong Christie, Kenneth (biên tập). United States Foreign Policy and National Identity in the 21st Century (PDF). New York and London: Routledge. tr. 49. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2019.
    • "It is often argued that the neo-cons hijacked the Bush administration - particularly through the influence of PNAC."
  15. ^ Grondin, David (2005). “Mistaking Hegemony for Empire: Neoconservatives, the Bush Doctrine, and the Democratic Empire”. International Journal. 61 (1).
    • "There can be no question that the September 2002 'National security strategy of the United States of America,' announcing a Bush doctrine predicated upon military prevention, regime change, and enhanced defence spending, has been heavily influenced by neoconservative writings. Among these have been works published under the aegis of the 'Project for a new American century,' including Rebuilding America's Defenses (by Donald Kagan, Gary Schmitt, and Thomas Donnelly), and Present Dangers: Crisis and Opportunity in American Foreign and Defense Policy (by William Kristol and Robert Kagan)." pages 231-232.
  16. ^ Parmar, Inderjeet (2008). “Chapter 3: A Neo-Conservative-Dominated US Foreign Policy Establishment?”. Trong Christie, Kenneth (biên tập). United State Foreign Policy and National Identity in the 21st Century. Routledge Studies in US Foreign Policy. Routledge. tr. 49.
  17. ^ Hammond, Phillip. Media, War and Postmodernity.
  18. ^ Abelson, Donald E (2006). Capitol Idea: Think Tanks and US Foreign Policy. McGill-Queen's University Press. tr. 218–219. ISBN 978-0773531154. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2019.
  19. ^ a b c d e Ryan, Maria. Neoconservatism and the New American Century. New York: Palgrave Macmillan. ISBN 0-230-10467-3. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2015.
  20. ^ Kristol, William; Kagan, Robert (ngày 1 tháng 7 năm 1996). “Toward a Neo-Reaganite Foreign Policy”. Foreign Affairs.
  21. ^ [3] Terror and Territory: The Spatial Extent of Sovereignty, Stuart Elden, Univ Of Minnesota Press, 2009, p.15