Khỉ Tân Thế giới là tên gọi chung cho năm họ linh trưởng sống ở miền nhiệt đới México, Trung MỹNam Mỹ: Callitrichidae, Cebidae, Aotidae, Pitheciidae, và Atelidae. Năm họ này tạo nên liên họ Ceboidea, liên họ duy nhất còn sinh tồn trong tiểu bộ Platyrrhini.[3] Platyrrhini có nghĩa là "mũi dẹt" hay "mũi tẹt", và mũi chúng đúng là dẹt hơn họ với các nhóm khác trong phân thứ bộ Simiiformes, đồng thời lỗ mũi còn hướng ra hai bên. Các loài trong họ Atelidae, như khỉ nhện, là những linh trưởng duy nhất có đuôi để cầm nắm. Gần nhất với khỉ Tân Thế giới là Catarrhini ("mũi chìa xuống", gồm khỉ Cựu Thế giớivượn người). Khỉ Tân Thế giới bắt nguồn từ một dòng khỉ châu Phi lan đến Nam Mỹ chừng 40 triệu năm trước.[4]

Khỉ Tân Thế giới
Thời điểm hóa thạch: Đầu Oligocen-Holocen, 31–0 triệu năm trước đây
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Primates
Phân bộ (subordo)Haplorhini
Phân thứ bộ (infraordo)Simiiformes
Tiểu bộ (parvordo)Platyrrhini
E. Geoffroy, 1812[1][2]
Họ

Đặc điểm sửa

Khỉ Tân Thế giới gồm những linh trưởng cỡ nhỏ-trung, kích thước biến thiên từ loài khỉ nhỏ nhất thế giới Cebuella pygmaea (dài 14 đến 16 cm (5,5 đến 6,3 in), nặng 120 đến 190 g (4,2 đến 6,7 oz)) đến Brachyteles arachnoides (dài 55 đến 70 cm (22 đến 28 in), nặng 12 đến 15 kg (26 đến 33 lb)). Chúng khác khỉ Cựu Thế giới ở nhiều nét, nổi bật nhất là kiểu hình riêng biệt ở mũi, một đặc điểm thường dùng để phân biệt hai nhóm. Mũi khỉ Tân Thế giới dẹt hơn hẳn so với cái mũi hẹp của khỉ Cựu Thế giới, hơn nữa, lỗ mũi chúng chĩa ra hai bên. Một số loài khỉ Tân Thế giới có đuôi để cầm nắm, trái ngược với đuôi khỉ Cựu Thế giới.

Khỉ Tân Thế giới (trừ khỉ rú chi Alouatta)[5] không có tầm nhìn tam sắc của khỉ Cựu Thế giới.[6] Tầm nhìn màu ở khỉ Tân Thế giới dựa vào một gen duy nhất trên nhiễm sắc thể X để tạo sắc tố hấp thụ ánh sáng bước sóng trung-dài, phân biệt với ánh sáng bước sóng ngắn.[7]

Platyrrhi có 12 thay vì 8 răng tiền hàm; với công thức răng   hay   (2 răng cửa, 1 răng nanh, 3 răng tiền hàm, 2-3 răng hàm). Catharrhini (gồm khỉ đột, tinh tinh, tinh tinh lùn, vượn, đười ươi và người) có chung công thức răng  . Đa số khỉ Tân Thế giới có vóc người nhỏ và hầu hết sống trên cây, khó quan sát hơn nhiều loài khỉ Cựu Thế giới, nên kiến thức về chúng có phần kém toàn diện hơn. Nhiều khỉ Tân Thế giới ghép đôi kiểu một vợ một chồng và thường chăm sóc kỹ con non.[8] Chúng ăn trái cây, hạt, sâu bọ, hoa, trứng chim, nhện và động vật có vú nhỏ.

Nguồn gốc sửa

Chừng 40 triệu năm trước, phân thứ bộ Simiiformes tách thành Platyrrhini (khỉ Tân Thế giới-Nam Mỹ) và Catarrhini (vượn người và khỉ Cựu Thế giới-châu Phi).[9] Những cá thể mà hậu duệ ngày nay tạo nên Platyrrhini hiện được phỏng đoán là di cư đến Nam Mỹ hoặc trên bè cây gỗ hoặc qua cầu đất. Có hai tuyến bè trôi khả thi, hoặc từ châu Phi băng qua Đại Tây Dương hoặc từ Bắc Mỹ băng qua Caribbe; tuy vậy, hiện không có bằng chứng hóa thạch để ủng hộ cho giả thuyết di cư từ Bắc Mỹ. Giả thuyết cầu đất thì dựa trên sự tồn tại của sống núi Đại Tây Dương và một đợt tụt mực nước biển vào thế Oligocen; thay vì một cây cầu đất duy nhất thì có lẽ từng có một chuỗi đảo gần nhau tạo nên tuyến đường di cư.[10]

Phân loại sửa

 
Khỉ mũ

Các họ khỉ Tân Thế giới được phân loại như sau:[1][2]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Groves, Colin (16 tháng 11 năm 2005). Wilson D. E. và Reeder D. M. (chủ biên) (biên tập). Mammal Species of the World . Nhà xuất bản Đại học Johns Hopkins. tr. 128–152. ISBN 0-801-88221-4.
  2. ^ a b Rylands AB, Mittermeier RA (2009). “The Diversity of the New World Primates (Platyrrhini)”. Trong Garber PA, Estrada A, Bicca-Marques JC, Heymann EW, Strier KB (biên tập). South American Primates: Comparative Perspectives in the Study of Behavior, Ecology, and Conservation. Springer. ISBN 978-0-387-78704-6.
  3. ^ “Platyrrhini and Ceboidea”. ChimpanZoo. 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2008. Truy cập tháng 7 năm 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  4. ^ Sellers, Bill (ngày 20 tháng 10 năm 2000). “Primate Evolution” (PDF). University of Edinburgh. tr. 13–17. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2008.
  5. ^ Jacobs, G. H.; Neitz, M.; Deegan, J. F.; Neitz, J. (1996). “Trichromatic colour vision in New World monkeys”. Nature. 382 (6587): 156–158. doi:10.1038/382156a0. PMID 8700203.
  6. ^ Sean B. Carroll (2006). The Making of the Fittest. W.W. Norton and Company. ISBN 978-0-393-06163-5.
  7. ^ Pamela M Kainz; Jay Neitz; Maureen Neitz (tháng 12 năm 1998). “Recent evolution of uniform trichromacy in a New World monkey”. Vision Research. 38 (21): 3315–3320. doi:10.1016/S0042-6989(98)00078-9. PMID 9893843.
  8. ^ New World Monkeys at Animal Corner
  9. ^ Robert W. Shumaker & Benjamin B. Beck (2003). Primates in Question. Smithsonian Institution Press. ISBN 978-1-58834-176-1.
  10. ^ Alan de Queiroz, The Monkey's Voyage, Basic Books, 2014.

Tài liệu sửa

  • Schneider, H. (2000). “The current status of the New World Monkey phylogeny”. Anais da Academia Brasileira de Ciências. 72 (2): 165–172. doi:10.1590/S0001-37652000000200005.
  • Opazo, J. C.; và đồng nghiệp (2006). “Phylogenetic relationships and divergence times among New World monkeys (Platyrrhini, Primates)”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 40 (1): 274–280. doi:10.1016/j.ympev.2005.11.015. PMID 16698289.

Liên kết ngoài sửa