Khỉ mốc

loài động vật có vú

Khỉ mốc (danh pháp hai phần: Macaca assamensis) là loài khỉ sống ở khu vực rộng từ Nam Á đến Đông Nam Á, bao gồm Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Nepal, Việt Nam, Thái Lan và miền nam Trung Quốc[1]. Khỉ mốc là loài kiếm ăn ban ngày. Chúng sống tại các khu rừng núi đá và rừng lá bán rụng.

Macaca assamensis
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Primate
Họ (familia)Cercopithecidae
Chi (genus)Macaca
Loài (species)M. assamensis
Danh pháp hai phần
Macaca assamensis
McClelland, 1840
Khu vực phân bố (màu đỏ)
Khu vực phân bố (màu đỏ)

Tại một số khu vực, khỉ mốc bị đe dọa do môi trường sống bị phá hủy[1].

Khỉ mốc dài 50 cm đến 73 cm với đuôi dài 19 cm đến 38 cm. Con đực nặng 10 kg đến 14,5 kg, con cái nặng 8 kg đến 12 kg.

Thức ăn của khỉ mốc là trái cây, lá, ngũ cốc và một số động vật không xương sống.

Có hai phân loài đã được công nhận:[2]

Hình ảnh sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c Boonratana, R., Chalise, M., Das, J., Htun, S. and Timmins, R. J. (2008). “Macaca assamensis”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2012.2. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Groves, Colin (16 tháng 11 năm 2005). Wilson D. E. và Reeder D. M. (chủ biên) (biên tập). Mammal Species of the World . Nhà xuất bản Đại học Johns Hopkins. tr. 161. ISBN 0-801-88221-4.