Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 1

Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 1 (còn được gọi là Khủng hoảng eo biển Đài Loan 1954–1955) là một cuộc xung đột quân sự giữa hai chính thể là Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc (CHNDTQ) và Trung Hoa Dân Quốc (THDQ). CHNDTQ đã chiếm giữ quần đảo Nhất Giang Sơn (一 江 山 岛), buộc THDQ phải rút khỏi quần đảo Đại Trần (大陈群岛). Hải quân Hoa Kỳ và THDQ đã hợp tác với nhau để di tản quân nhân và dân thường từ quần đảo Đại Trần đến Đài Loan. Mặc dù quần đảo Đại Trần đã đổi chủ trong cuộc khủng hoảng nhưng truyền thông Hoa Kỳ tập trung chủ yếu đến quần đảo Mã TổKim Môn, nơi thường xuyên diễn ra những cuộc đấu pháo.

Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 1

Eo biển Đài Loan
Thời gian3 tháng 9 năm 1954 - 1 tháng 5 năm 1955
Địa điểm
Kết quả Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rút quân, status quo ante bellum, Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ-Trung giữa Trung Hoa Dân QuốcHoa Kỳ
Tham chiến
Đài Loan Trung Hoa Dân Quốc
Hoa Kỳ Hải quân Hoa Kỳ
Trung Quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Chỉ huy và lãnh đạo
Đài Loan Lưu Túc Chương
Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower
Trung Quốc Bành Đức Hoài
Trung Quốc Từ Hướng Tiền
Thương vong và tổn thất
Đài Loan 567 người chết[1][circular reference]
Hoa Kỳ 2 người chết[2]
Trung Quốc 393 người chết[1][circular reference]

Nội chiến Trung Quốc đã giảm về quy mô từ năm 1949 với việc chính quyền Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch cùng với 1,3 triệu người ủng hộ rời Trung Quốc đại lục chuyển đến Đài Loan (còn gọi là Formosa).

Xung đột sửa

Trong khi Hoa Kỳ công nhận chính quyền Tưởng là chính quyền hợp pháp duy nhất cho toàn Trung Quốc, tổng thống Harry Truman tuyên bố vào ngày 5 tháng 1 năm 1950 rằng Hoa Kỳ sẽ không dính líu vào bất cứ tranh chấp nào ở eo biển Đài Loan, và rằng ông cũng sẽ không can thiệp nếu CHNDTQ tấn công Đài Loan.[3] Tuy nhiên, sau khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra ngày 25/6/1950, Truman đã tuyên bố rằng "trung lập hóa eo biển Formosa" là ưu tiên số một của Hoa Kỳ và ông điều hạm đội 7 của hải quân Hoa Kỳ đến eo biển Đài Loan nhằm ngăn chặn xung đột giữa Trung Hoa Dân quốc và Cộng sản Trung Quốc, đưa Đài Loan vào sự bảo hộ hiệu quả của Mỹ.

Xem thêm sửa

Đọc thêm sửa

  • Bush, R. & O'Hanlon, M. (2007). A War Like No Other: The Truth About China's Challenge to America. Wiley. ISBN 0-471-98677-1
  • Bush, R. (2006). Untying the Knot: Making Peace in the Taiwan Strait. Brookings Institution Press. ISBN 0-8157-1290-1
  • Carpenter, T. (2006). America's Coming War with China: A Collision Course over Taiwan. Palgrave Macmillan. ISBN 1-4039-6841-1
  • Cole, B. (2006). Taiwan's Security: History and Prospects. Routledge. ISBN 0-415-36581-3
  • Copper, J. (2006). Playing with Fire: The Looming War with China over Taiwan. Praeger Security International General Interest. ISBN 0-275-98888-0
  • Federation of American Scientists et al. (2006). Chinese Nuclear Forces and U.S. Nuclear War Planning
  • Gill, B. (2007). Rising Star: China's New Security Diplomacy. Brookings Institution Press. ISBN 0-8157-3146-9
  • Shirk, S. (2007). China: Fragile Superpower: How China's Internal Politics Could Derail Its Peaceful Rise. Oxford University Press. ISBN 0-19-530609-0
  • Tsang, S. (2006). If China Attacks Taiwan: Military Strategy, Politics and Economics. Routledge. ISBN 0-415-40785-0
  • Tucker, N.B. (2005). Dangerous Strait: the U.S.-Taiwan-China Crisis. Columbia University Press. ISBN 0-231-13564-5

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Battle of Yijiangshan Islands
  2. ^ http://taipeiairstation.blogspot.com/2014/03/. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2018.
  3. ^ “First and Second Taiwan Strait Crisis, Quemoy and Matsu Islands of Taiwan”. The Cold War Museum. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2010.

Liên kết ngoài sửa