Kurt Roland Hamrin (tiếng Thụy Điển: [ˈkɵʈː hamˈriːn]; 19 tháng 11 năm 1934  – 4 tháng 2 năm 2024) là một cựu cầu thủ bóng đá Thụy Điển. Ông là một trong số những cầu thủ săn bàn hàng đầu tại Serie A với 190 bàn thắng trong sự nghiệp. Ông là một cầu thủ chạy cánh có tốc độ, khả năng sáng tạo và kỹ thuật, đặc biệt là khả năng lừa bóng bằng cả hai chân. Ngoài việc thi đấu thành công ở cấp độ câu lạc bộ, ông còn là thành viên của đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Điển vào tới trận chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới 1958 trên quê nhà. Kurt Hamrin được coi là một trong số những cầu thủ bóng đá Thụy Điển vĩ đại nhất mọi thời đại.[1]

Kurt Hamrin
Kurt Hamrin năm 1970
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ Kurt Roland Hamrin
Ngày sinh (1934-11-19)19 tháng 11 năm 1934
Nơi sinh Stockholm, Thụy Điển
Ngày mất 4 tháng 2 năm 2024(2024-02-04) (89 tuổi)
Nơi mất Florence, Ý
Chiều cao 1,70 m (5 ft 7 in)
Vị trí Tiền vệ chạy cánh
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
1946–1947 Huvudsta IS
1947–1948 Råsunda IS
1949–1951 AIK
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
1952–1955 AIK 62 (54)
1956–1957 Juventus 23 (8)
1957–1958 Padova 30 (20)
1958–1967 Fiorentina 289 (150)
1967–1969 A.C. Milan 36 (9)
1969–1971 Napoli 22 (3)
1971–1972 IFK Stockholm 10 (5)
Tổng cộng 472 (249)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
1953–1965 Thụy Điển 32 (17)
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia

Sự nghiệp sửa

Ông bắt đầu chơi bóng cho câu lạc bộ AIK ở giải Thụy Điển trong hai mùa 1952-53. Năm 1956, ông gia nhập Juventus và có 23 trận trong mùa giải duy nhất khoác áo đội bóng. Tiếp sau đó, ông cũng chỉ gắn bó một mùa bóng với Padova với 20 bàn thắng ghi được trong 30 trận. Đến năm 1958, ông được Fiorentina mua về. Và tại đây, ông đã thi đấu dưới màu áo của đội bóng cho tới năm 1967 với tổng cộng 289 trận tại Serie A, ghi được 150 bàn thắng. Ông cùng với đội bóng hai lần đoạt Coppa Italia vào các năm 1961 và 1966. Hamrin được coi là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất của Fiorentina. Năm 1967, ông gia nhập A.C. Milan và chơi tại đó hai mùa giải. Đáng chú ý nhất là việc ông ghi được cả hai bàn thắng trong trận chung kết Cúp châu Âu (Cúp C2) gặp Hamburger SV để giúp Milan vô địch, sau đó là cùng với đội bóng vô địch Cúp C1 châu Âu 1969. Đội bóng cuối cùng tại Serie A mà ông gia nhập là Napoli trước khi trở về quê hương thi đấu cho IFK Stockholm vào năm 1971. Sau đó một năm, ông tuyến bố treo giày.

Hamrin đã chơi 32 lần cho đội tuyển quốc gia Thụy Điển từ năm 1953 đến 1965, ghi được 17 bàn thắng. Bàn thắng đáng nhớ nhất của ông là trong trận gặp Tây Đức ở vòng bán kết của giải vô địch bóng đá thế giới năm 1958, đó là bàn nâng tỉ số lên thành 3–1 cho Thụy Điển, bảo đảm một suất trong trận chung kết gặp Brazil.

Sau khi giã từ sự nghiệp thi đấu, Hamrin chuyển đến Florence cùng gia đình, nơi mà ông vẫn đang sinh sống. Ông cũng từng làm người tuyển mộ nhân tài cho A.C. Milan từ năm 1998 đến 2008.

Ông qua đời vào ngày 4 tháng 2 năm 2024, thọ 89 tuổi.[2] Ông là cầu thủ cuối cùng còn sống của cả hai đội Thụy Điển và Brazil tham dự chung kết World Cup 1958.

Danh hiệu sửa

Club sửa

ACF Fiorentina
A.C. Milan

Quốc tế sửa

Thụy Điển

Cá nhân sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Germano Bovolenta (ngày 8 tháng 5 năm 2005). “Quando Uccellino era Hamrin”. gazzetta.it (bằng tiếng Ý). La Gazzetta dello Sport. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ “È morto Kurt Hamrin, addio alla leggenda della Fiorentina”. La Nazione (bằng tiếng Ý). 4 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024.
  3. ^ “FIFA XI´s Matches – Full Info”. RSSSF. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2016.
  4. ^ “UEFA President attends Swedish awards”. uefa.com. UEFA. ngày 14 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2014.
  5. ^ “IV Hall of Fame Viola: Toldo, Chiarugi e non solo entrano nella galleria degli onori” (bằng tiếng Ý). violanews.com. ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2016.
  6. ^ Matteo Magrini (ngày 23 tháng 8 năm 2016). “Festa al Franchi, presenti e assenti. No eccellenti da Rui Costa, Baggio e Batistuta” (bằng tiếng Ý). Fiorentina.it. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2016.
  7. ^ Roberto Vinciguerra và Massimo Milani. “Leggende Viola, i più prolifici di tutti i tempi”. Museo Fiorentina. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016.

Liên kết ngoài sửa