Lê Sáng (192027 tháng 9 năm 2010[4]) là võ sư người Việt Nam, Chưởng Môn cuối cùng của Môn phái Vovinam, Chủ tịch Liên đoàn Vovinam – Việt Võ Đạo Quốc tế từ năm 1960.

Lê Sáng
Chân dung Chưởng Môn Lê Sáng
Ngày sinh

Nơi sinh
Lê Sáng
1920
Hà Nội, Việt Nam
Ngày mất27 tháng 9, 2010(2010-09-27) (89–90 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh
Võ thuật Vovinam
ThầySáng Tổ Nguyễn Lộc
Hạng
Bạch đai Chưởng Môn
Học trò nổi danhNguyễn Văn Chiếu[1], Nguyễn Văn Nhàn (con nuôi), Nguyễn Văn Sen[2], Nguyễn Chánh Tứ (1952)[3]

Tiểu sử sửa

Võ sư Lê Sáng nguyên quán tỉnh Thanh Hóa, sinh ra ở Hà Nội, Việt Nam vào năm 1920.[4] Cha của võ sư Lê Sáng là Lê Văn Hiển tự Đức Quang (1887–1959, thọ 72 tuổi) và mẹ là Nguyễn Thị Mùi (1887–1993, thọ 106 tuổi). Ông là con lớn nhất, hai người em gái của võ sư là Lê Thị Xuất và Lê Thị Hương.[5]

Lúc nhỏ, Lê Sáng là một cậu bé yếu ớt, gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại. Mẹ ông đã khuyên ông nên học võ để đôi chân được cứng cáp hơn.

Năm 1940, ông đã học Vovinam tại võ đường Vovinam ở trường Sư phạm Hà Nội do võ sư Nguyễn Lộc trực tiếp giảng dạy.[4] Không lâu sau đó Lê Sáng trở thành võ sư và cùng với Nguyễn Lộc tiếp tục phát triển môn phái Vovinam.

Vào năm 1954, Lê Sáng theo Nguyễn Lộc vào Sài Gòn để mở một lớp Vovinam. Ông tiếp tục mở thêm nhiều võ đường Vovinam, và cho tới năm 2007, ông vẫn tiếp tục dạy những võ sinh cao cấp.

Vào năm 1960, Nguyễn Lộc đã trao quyền lãnh đạo Vovinam cho Lê Sáng.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Lê Sáng bị đưa đi học tập cải tạo 13 năm (1975–1988), Trung tâm Vovinam Việt Võ Đạo Hùng Vương bị chính quyền Việt Nam tạm dừng hoạt động cho đến năm 1990. Ông nghỉ hưu trong năm này.[6]

Qua đời và lễ tang sửa

Vào lúc 3 giờ ngày 27 tháng 9 năm 2010, ông qua đời ở Thành phố Hồ Chí Minh, chưa lâu sau lễ mừng thọ lần thứ 90.

Lễ nhập quan lúc 10 giờ ngày 27-9-2010. Tổ đường Vovinam - Việt Võ Đạo, số 31 đường Sư Vạn Hạnh, phường 3, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi mà ông được đặt linh cữu.

Lễ viếng bắt đầu lúc 15 giờ ngày 27-9-2010. Lễ truy điệu lúc 4 giờ ngày 1-10-2010, sau đó, thể theo di nguyện của ông và ý nguyện của gia đình, ông đã được an táng tại Nghĩa trang Đa Phước, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Đời tư sửa

Ông từng kết hôn. Tuy nhiên, đã sớm chia tay khi con còn nhỏ. Vợ ông tiếp tục nuôi con và từ đó đến nay chưa kết hôn thêm lần nào.[7]

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ “Sự kiện lớn trong môn phái Vovinam”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2017.
  2. ^ Hồi ký của cố võ sư chưởng môn Lê Sáng
  3. ^ Võ sư Nguyễn Chánh Tứ nặng lòng với vovinam dưỡng sinh
  4. ^ a b c Q. Liêm (ngày 27 tháng 9 năm 2010). “Võ sư Lê Sáng - Chưởng Môn Vovinam Việt Võ Đạo qua đời”. Báo Người lao động. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2010.
  5. ^ Nguyễn Hồng Tâm. “Võ sư Chưởng Môn Lê Sáng”. www.vovinamvietvodao.net. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2010.[liên kết hỏng]
  6. ^ http://vovinamworldfederation.eu/vi/vovinam-viet-vo-dao-vi/cac-ngoi-sao-vovinam-vvd/vs-le-sang.html
  7. ^ vovinamworldfederation.eu, "Lược sử cố võ sư Lê Sáng"

Liên kết ngoài sửa