Le Locle là một đô thị trong huyện Le Locle, Canton, bang Neuchatel, Tây bắc Thụy Sĩ.

Le Locle
Hiệu kỳ của Le Locle
Hiệu kỳ
Huy hiệu của Le Locle
Huy hiệu
Vị trí của Le Locle
Map
Le Locle trên bản đồ Thụy Sĩ
Le Locle
Le Locle
Le Locle trên bản đồ Bang Neuchâtel
Le Locle
Le Locle
Quốc giaThụy Sĩ
BangNeuchâtel
HuyệnLe Locle
Chính quyền
 • Thị trưởngDenis De la Reussille
Diện tích[1]
 • Tổng cộng23,14 km2 (893 mi2)
Độ cao945 m (3,100 ft)
Dân số (2017-12-31)[2]
 • Tổng cộng10.389
 • Mật độ4,5/km2 (12/mi2)
Mã bưu chính2400
Mã SFOS6436
Thành phố kết nghĩaGérardmer, Sidmouth sửa dữ liệu
Trang webwww.lelocle.ch
SFSO statistics
Di sản thế giới UNESCO
Một phần củaLa Chaux-de-Fonds / Le Locle, Quy hoạch thị trấn chế tác đồng hồ
Tiêu chuẩnVăn hóa:(iv)
Tham khảo1302-002
Công nhận2009 (Kỳ họp 33)
Diện tích70,2 ha (173 mẫu Anh)
Vùng đệm1.620,2 ha (4.004 mẫu Anh)

Nó nằm trên dãy núi Jura, cách không xa thành phố La Chaux-de-Fonds. Đây là thành phố nhỏ thứ ba ở Thụy Sĩ (ở Thụy Sĩ phải có hơn 10.000 người mới được coi là một thành phố).

Le Locle được biết đến như một trung tâm sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ, khiến nó trở thành thành phố của ngành công nghiệp đồng hồ, với lịch sử có niên đại từ những năm 1600.[3] Một số nhà sản xuất nổi tiếng như Zodiac, Tissot, Ulysse Nardin, Zenith hay Universal Genève, trước khi các công ty chuyển trụ sở tới Geneva. Lịch sử về ngành công nghiệp đồng hồ được lưu giữ trong những viện bảo tàng đồng hồ hàng đầu thế giới như bảo tàng Horlogerie du Locle, lâu đài Monts, nằm ​​trong một trang viên quốc gia trên một ngọn đồi phía bắc của thành phố [4].Cách trung tâm thành phố không xa về phía Tây là một hang động dưới lòng đất, ở đó có máy nghiền ngũ cốc, xưởng cưa, khai thác dầu mỏ).[5]

Le Locle cùng với La Chaux-de-Fonds phụ thuộc chính vào ngành công nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồng hồ. Ngành công nghiệp làm đồng hồ đã được đưa đến Le Locle vào thế kỷ 17 bởi Daniel JeanRichard, một thợ làm đồng hồ, ông đã khuyến khích người dân trong khu vực để bắt đầu sản xuất các bộ phận đồng hồ cho ông trong mùa đông. Trong thế kỷ 20 sản xuất đồng hồ trở thành ngành công nghiệp vi cơ.

Với những giá trị về lịch sử sản xuất đồng hồ, cùng với La Chaux-de-Fonds, Le Locle đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2009. Khu vực được công nhận bao gồm hai thành phố nhỏ nằm gần nhau trên dãy núi Jura (ở độ cao 1.000 m (3.300 ft)). Các tòa nhà cùng xưởng sản xuất đồng hồ được xây dựng hợp lý vào đầu thế kỷ 19, sau một đám cháy khiến thành phố bị thiêu hủy, nhưng nền văn hóa sản xuất đồng hồ thì vẫn còn tồn tại từ thế kỷ 17 tới ngày nay. Quy hoạch đô thị của hai thành phố đã cung cấp quá trình chuyển đổi từ sản xuất của các nghệ nhân của một ngành công nghiệp tiểu thủ công đến tập trung nhiều nhà máy sản xuất vào thế kỷ 19, 20. Karl Marx mô tả La Chaux-de-Fonds như một "nhà máy sản xuất lớn" trong Das Kapital, ông đã phân tích phân công lao động làm đồng hồ trong ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ ở Jura.[6]. Cả hai là ví dụ nổi bật về mô hình mono thị trấn công nghiệp vẫn còn hoạt động và bảo quản tốt cho tới nay.

Hình ảnh sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b “Arealstatistik Standard - Gemeinden nach 4 Hauptbereichen”. Truy cập 13 tháng 1 2019. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  2. ^ “Bilanz der ständigen Wohnbevölkerung nach institutionellen Gliederungen, Staatsangehörigkeit (Kategorie), Geschlecht und demographischen Komponenten”. Truy cập 12 tháng 1 2019. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  3. ^ Teller, Matthew (ngày 17 tháng 5 năm 2010). The Rough Guide to Switzerland. Rough Guides. ISBN 1-84836-471-7.
  4. ^ Watchmaking museum Lưu trữ 2008-06-18 tại Wayback Machine (tiếng Pháp)
  5. ^ Underground mill at Col des Roches (tiếng Pháp)
  6. ^ UNESCO world heritage site

Liên kết ngoài sửa