Manhwa là thể loại truyện tranh của Hàn Quốc có sức ảnh hưởng lớn từ manga Nhật Bản. Ngoài ra manhwa cũng là thuật ngữ dùng cho tranh biếm họa hài hước và bản in. Tuy nhiên, tại Việt Nam, từ "manhwa" chỉ được dùng với nghĩa truyện tranh Hàn Quốc.

Manhwa
Hangul
만화
Hanja
Romaja quốc ngữmanhwa
McCune–Reischauermanhwa
Hán-ViệtMạn họa

Phong cách sửa

 
Manhwa đầu tiên in bằng bản khắc gỗ, xuất bản năm 1908.

Manhwa bị ảnh hưởng bởi lịch sử hiện đại của Hàn Quốc - với nhiều thay đổi và biến động kịch tính - và điều này đã dẫn đến việc hình thành nhiều phong cách, thể loại,... khác nhau trong manhwa,[cần dẫn nguồn] trong đó có một trào lưu chủ đạo với phong cách rất giống manga. Manhwa xuất hiện trong editorial comic strips, artistically-oriented works, và các sêri truyện tranh trên mạng.

Một số đặc điểm nổi bật của manhwa:

  • Tỉ lệ hình dáng của cơ thể thường đúng với thực tế, nhưng đầu và hai mắt thường được phóng đại.[1]
  • Đọc từ trái sang phải, trên xuống dưới như truyện tranh Âu Mĩ.
  • Các từ tượng thanh viết bằng hangul chứ không phải Hán tự hay kana.

Hiện nay có một số nhà xuất bản chuyên phát hành các bản dịch tiếng Anh của các truyện tranh Hàn Quốc,[cần dẫn nguồn] những nhà xuất bản này không ngại gọi cái tên manhwa cho các truyện tranh này.

Cách đọc sửa

Cách đọc manhwa nhìn chung giống với cách đọc phương Tây, đọc từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. Lý do là các mẫu tự hangul thường được viết theo chiều ngang, mặc dù hangul cũng có thể viết theo chiều dọc, đọc từ trên xuống dưới rồi từ phải sang trái như các mẫu tự Nhật Bản và Trung Quốc.

Chuyển thể sửa

Trái với anime Nhật Bản, phim hoạt hình Hàn Quốc chuyển thể từ manhwa là khá hiếm (mặc dù cũng có một vài phim khá thành công trong các thập niên 1980 và 1990 như Dooly the Little DinosaurFly! Superboard). Ngược lại, phim truyền hình chuyển thể từ manhwa tỏ ra thịnh hành hơn trong thời gian gần đây. Tiêu biểu như là phim Full House (2004) và Hoàng cung (Goong, 2006), cả hai được đánh giá là những phim hay nhất trong năm nó được trình chiếu.[cần dẫn nguồn]

Năm 2007, The Great Catsby (một manhwa từng ẵm giải thưởng dành cho truyện tranh trên mạng) được chuyển thể thành phim truyền hình sau khi nó được biểu diễn dưới dạng nhạc kịch vào năm 2006. Tiêu đề phim cũng được chỉnh sửa sao cho thích nghi với một bộ phim truyện vào cuối năm 2007.[2]

Priest, một manhwa đã được dịch sang tiếng Anh cũng sẽ được hãng phim Hoa Kỳ Screen Gems chuyển thể và dự kiến sẽ trình chiếu vào năm 2010.[3] Phim được sản xuất bởi nhà sản xuất Sam Raimi, đạo diễn bởi Andrew Douglas, và diễn viên chính là ngôi sao Gerard Butler.[4][5]

Cuộc chiến kim tiền cũng là một phim truyền hình chuyển thể từ manhwa, rất nổi tiếng ở Hàn Quốc nhờ vào đoạn nhạc nền Open Source Track (OST) và dàn diễn viên xuất sắc.

Năm 2004, một manhwa nổi tiếng như Blade of the Phantom Master được một nhóm làm phim Nhật-Hàn chuyển thể thành phim hoạt hình.

Tại Việt Nam sửa

Đây là một số manhwa đã được xuất bản tại Việt Nam.

Các nhà xuất bản sửa

Hàn Quốc sửa

Bắc Mĩ sửa

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Brad Brooks; Pilcher, Tim (2005). The Essential Guide to World Comics. London: Collins & Brown. ISBN 1-84340-300-5.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ “The Great Catsby: Hit Korean Internet Comic Drama-tized into TV form debuts in 4 days”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2007.
  3. ^ Paul Bettany to Join Screen Gems' Priest?
  4. ^ Olsen, Kevin Noel (25 tháng 1 năm 2007). "Amityville Director Set to Direct Priest Film Based on Tokypop Graphic Novel". Silver Bullet Comics.
  5. ^ Fischer, Martha (26 tháng 6 năm 2006). "Butler to Priest". Cinematical.com.

Tham khảo sửa

Liên kết ngoài sửa

[1] (Anime news network tiếng Anh)

Thông tin sửa

Họa sĩ sửa

Lễ hội sửa

Trên Mobile sửa

Đoàn thể sửa

Các trung tâm sửa