Mariam-UZ-Zamani Begum, còn được gọi là Heer Kunwari, Hira Kunwari, Harka Bai hoặc Jodha Bai, (tháng 1,1542 - ngày 19 tháng 5 năm 1623) là một nữ hoàng của đế chế Mughal. Bà là người vợ cả Rajput đầu tiên của Hoàng đế Akbar (mặc dù Akbar đã có hai người vợ trưởng Mughal khác và nhiều người vợ khác trước khi kết hôn với Công chúa Rajput Heer Kunwari), và là mẹ của Hoàng đế Mughal kế tiếp tên Jahangir - cũng là đứa con sống lâu nhất của Hoàng đế Akbar.[4][5][6] Bà cũng là bà ngoại của Hoàng đế Mughal rồi sau đó là Shah Jahan.[7]

Rajkumari Heer Kunwari (aka 'Jodha Bai')
Empress Consort of the Mughal Empire
Tranh chân dung của Mariam-uz-Zamani hay Jodha Bai
Tại vịngày 6 tháng 2 năm 1562 – ngày 27 tháng 10 năm 1605
Thông tin chung
Sinhngày 1 tháng 10 năm 1542
Amer, India
Mấtngày 19 tháng 5 năm 1623 (aged 81)[1][2]
Agra, Ấn Độ[3]
An tángTomb of Mariam-uz-Zamani, Sikandra, Agra[1]
ConsortAkbar
Hậu duệHassan Hussain (Twins died within a month from their birth date. Reasons unknown), Jahangir, Daniyal
Hoàng tộcKachwahas of Amer
Thân phụRaja Bharmal
Thân mẫuRani Sa Manvati Sahiba
Tôn giáoHinduism (never converted to Islam and throughout of her life, remained a devotee of Lord Krishna)

Mariam-Uz-Zamani được gọi là Nữ hoàng Mẹ[8] của Hindustan, trong thời gian triều đại của Mughal vĩ đại,[9] Hoàng đế Akbar và cũng trong thời gian con của bà trị vì, Hoàng đế Jahangir. Bà là Nữ hoàng Hindu Mughal trong thời gian lâu nhất, từ 06 tháng 2 năm 1562 tới 27 tháng 10 năm 1605, là hơn 43 năm.

Cuộc hôn nhân của bà với Akbar đã dẫn đến một sự thay đổi dần dần trong chính sách tôn giáo và xã hội của Hoàng đế.[10] Hôn nhân giữa Akbar với Rajkumari Heer Kunwari là một sự kiện rất quan trọng trong lịch sử Mughal. Bà được biết đến rộng rãi trong sử sách Ấn Độ hiện đại như là khuôn mẫu của Akbar và của Mughal về khoan dung của sự khác biệt tôn giáo và chính sách toàn diện của họ trong vòng một đế chế đa sắc tộc và đa giáo phái mở rộng.[11]

Đầu đời sửa

Mariam-uz-Zamani sinh năm 1542, là con gái của Raja Bharmal xứ Amer và vợ Rani Champavati. Ông bà nội của cô là Raja Prithviraj Singh I và Apurva Devi.

Đến hiện tại tên thật của cô vẫn không được xác minh. Trên thực tế, 'Mariam-uz-Zamani' là cái tên mà cô được Akbar tặng cho nhân dịp sinh nhật của Jahangir - con trai hai người. Đây cũng là cái tên mà những nhà chép sử dùng để đề cập đến cô trong toàn bộ biên niên sử Mughal đương đại, bao gồm cả cuốn tự truyện của Jahangir, Tuzk-e-Jahangiri. Các sử gia sau này cũng có một số ý kiến khác nhau về tên thật của cô. Trong gia phả thế kỷ 18 của gia tộc cô, Mariam được gọi là 'Harkhan Champavati'.  Một số tên khác được các sử gia dự đoán từ nhiều vật chứng lịch sử khác nhau bao gồm: Harkha Bai, Jiya Rani, Maanmati, Harika và Shahi-Bai. Tuy nhiên, cái tên mà cô được biết đến nhiều nhất ở thời hiện đại là 'Jodha Bai'.

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Christopher Buyers. “Timurid Dynasty GENEALOGY delhi4”. Royalark.net. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2013.
  2. ^ Jahangirnama (1909). Alexander Rogers and Henry Beveridge (biên tập). The Tūzuk-i-Jahāngīrī, Volume 2. Royal Asiatic Society, London. tr. 261.
  3. ^ Jahangir (1909). Rogers and Beveridge (biên tập). The Tūzuk-i-Jahāngīrī, Volume 2. Royal Asiatic Society, London. tr. 261.
  4. ^ Eraly, Abraham (2000). Emperors of the Peacock Throne, The Saga of the Great Mughals. Penguin Books India. tr. 136. ISBN 0141001437.
  5. ^ Lal, Ruby (2005). Domesticity and power in the early Mughal world. Cambridge University Press. tr. 170. ISBN 9780521850223.
  6. ^ Metcalf, Barbara, Thomas (2006). A Concise History of Modern India. Cambridge University Press. tr. 17. ISBN 978-0-521-86362-9.
  7. ^ Christopher Buyers. “Timurid Dynasty GENEALOGY delhi5”. Royalark.net. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2013.
  8. ^ Milford, Humphrey (1921). Early Travels In India By William Foster,. Oxford University Press. tr. 203.
  9. ^ Ahmed, Nazeer (2000). Islam in Global History: Volume Two. Xlibris Corporation. tr. 51. ISBN 0-7388-5965-6.
  10. ^ Giri, S.Satyanand (2009). Akbar. Trafford Publishing, Victoria, B.C., Canada. tr. 117. ISBN 978-1-4269-1561-1.
  11. ^ Smith, B.G. (2008). The Oxford Encyclopedia of Women in World History: 4 Volume Set. Oxford University Press. tr. 656. ISBN 978-019-514890-9.