McDonald's

chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của Mỹ

McDonald's là một tập đoàn kinh doanh hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh với khoảng 38.695 nhà hàng tại 119 quốc gia[3] phục vụ các sản phẩm mang thương hiệu riêng của tập đoàn cho 43 triệu lượt khách mỗi ngày. Đây là chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn nhất trên thế giới.[4] Công ty được thành lập đầu tiên năm 1940 do anh em Richard và Maurice ("Mick & Mack") McDonald. Nền tảng của sự kinh doanh thành công hôm nay là do Ray Kroc mua lại của anh em McDonald và phát triển thành một trong những dự án kinh doanh thức ăn nhanh thành công nhất thế giới.

McDonald's
Loại hình
Công ty đại chúng (Bản mẫu:Nyse2)
Ngành nghềNhà hàng
Thành lập15 tháng 5 năm 1940 ở San Bernardino, California;
Tập đoàn McDonald's, 1955 ở Des Plaines, Illinois
Người sáng lậpRichard and Maurice McDonald cho khái niệm nhà hàng McDonald's;
Ray Kroc, nhà sáng lập Tập đoàn McDonald's.
Trụ sở chínhOak Brook, Illinois. R, Hoa Kỳ
Số lượng trụ sở
38.695 (năm 2019)
Khu vực hoạt độngToàn cầu
Thành viên chủ chốt
Enrique Hernandez Jr.[1]
(Chairman)
Chris Kempczinski
(Chủ tịch) & (CEO)
Sản phẩmThức ăn nhanh
(hamburger •  • khoai tây chiên • đồ uống không cồn • cà phê • sữa lắc • salad • món tráng miệng • đồ ăn sáng)
Doanh thuTăng US$ 21,076 tỉ (2019)
Tăng US$ 9,070 tỉ (2019)
Tăng US$ 6,025 tỉ (2019)
Tổng tài sảnGiảm US$ 32,811 tỉ (2019)
Tổng vốn
chủ sở hữu
Giảm US$ -6,258 tỉ (2019)
Số nhân viên400.000 (2008)[2]
Khẩu hiệui'm lovin' it
WebsiteMcDonalds.com
McDonald's Plaza

Năm 2008, doanh thu của tập đoàn là khoảng 22,8 tỷ USD, trong đó lợi nhuận ròng vào khoảng 3,5 tỷ USD.

Mặc dù McDonald's được xem là một biểu tượng cổ điển của chiến lược toàn cầu hoá, tuy nhiên nhiều tập đoàn lớn khác được phát tán rộng rãi hơn nhiều, ví dụ như Coca-Cola có doanh thu rất đều được phân phối trên khắp Bắc Mỹ, châu Âuchâu Á. Còn McDonald's có 80 phần trăm doanh thu chỉ trong bốn quốc gia - Hoa Kỳ, Đức, AnhPháp. Ngoài ra McDonald's còn có những suất ăn đặc biệt dành cho trẻ: Happy meal, suất này có chứa đồ chơi miễn phí khiến mọi người yêu thích.

Mô hình kinh doanh sửa

Mô hình kinh doanh kinh điển của McDonald's là tập đoàn sở hữu đất tại những vị trí có nhà hàng McDonald's và ghi nhận một phần đáng kể của tổng doanh thu từ tiền thuê đất mà các bên được nhượng quyền của McDonald's chi trả. Những khoảng tiền thuê này đã tăng 26% trong giai đoạn từ 2010 đến 2015, chiếm 1/5 tổng doanh thu của tập đoàn trong giai đoạn đó.[5]

Sản phẩm sửa

Những sản phẩm nổi bật của McDonald's qua các năm phải kể đến:

Các hình thức nhà hàng sửa

  • Drive-Thru: xe ô tô vào tận quầy mua hàng
  • 24/7: Bán hàng 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần

McCafé sửa

McCafé là tên gọi của quán cà phê đi kèm với nhà hàng McDonald's. Khái niệm này đã hình thành ở McDonald's Úc với tên gọi là Macca's, với tiệm đầu tiên xuất hiện ở Melbourne vào năm 1993.[6]

Trong văn hóa đại chúng sửa

Chỉ số Big Mac sửa

Chỉ số Big Mac (tiếng Anh: Big Mac index), mang tên của sản phẩm nổi bật của McDonald's là Big Mac, là một phương pháp không chính thức nổi tiếng do tạp chí The Economist tạo ra vào tháng 9 năm 1986 và cập nhật định kỳ kể từ đó, để đo lường sức mua tương đương giữa hai đơn vị tiền tệ và đưa ra một phép thử mức độ mà các tỷ giá hối đoái trên thị trường khiến cho hàng hóa ở những quốc gia khác nhau có chi phí như nhau.[7][8] Chỉ số Big Mac đã "tìm cách làm cho lý thuyết tỷ giá hối đoái dễ tiêu hóa hơn một chút".[9]

Đại học Hamburger sửa

 
Đại học Hamburger tại Chicago, Illinois, Hoa Kỳ

Đại học Hamburger là cơ sở đào tạo tại trụ sở toàn cầu của Tập đoàn McDonald's ở Chicago, Illinois ở Hoa Kỳ được thành lập từ năm 1961.[10] Đây là nơi huấn luyện các quản lý nhà hàng có nhiều tiềm năng, người quản lý cấp trung và người điều hành - chủ sở hữu trong lĩnh vực quản lý nhà hàng.[11] Hơn 5.000 sinh viên theo học tại Đại học Hamburger mỗi năm và hơn 275.000 người đã nhận bằng tốt nghiệp ngành Hamburgerology tại trường này.[12]

Hình ảnh sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Enrique Hernandez, Jr”. McDonalds.com. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2021.
  2. ^ Joe Bramhall. “McDonald's Corporation”. Hoovers. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2009.
  3. ^ “2019 Annual Report” (PDF). Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2020.
  4. ^ “10 Biggest Restaurant Companies”. Investopedia. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2021.
  5. ^ Lublin, Joann S.; Jargon, Julie (ngày 15 tháng 10 năm 2015). “McDonald's Nears Decision on Real Estate”. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2015.
  6. ^ “McDonald's Australia”. mcdonalds.com.au. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2016.
  7. ^ “Pam Woodall”. The Economist. ngày 9 tháng 6 năm 2011.
  8. ^ Daley, James (ngày 6 tháng 9 năm 2008). “Burgernomics: Why the price of a Big Mac may hold the key to better investment returns”. The Independent. London. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2021.
  9. ^ “Big MacCurrencies”. The Economist. ngày 9 tháng 4 năm 1998.
  10. ^ Luna, Nancy (ngày 28 tháng 10 năm 2020). “McDonald's to revitalize Hamburger University under new Chief Learning and Development Officer Bethany Tate Cornell”. Nation's Restaurant News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2021.
  11. ^ “Hamburger University”. McDonald's. 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  12. ^ Walters, Natalie (ngày 24 tháng 10 năm 2015). “McDonald's Hamburger University can be harder to get into than Harvard and is even cooler than you'd imagine”. Business Insider. Insider, Inc. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2020.

Liên kết sửa