Năm tội lớn (sa. pañcānantaryāṇi karmāṇi), còn được gọi là Ngũ nghịch, Ngũ vô gián nghiệp là năm tội nặng nhất dẫn đến quả báo ngay lập tức, trong địa ngục Vô gián (vô gián, Phạn văn "ānantarya" nghĩa là ngay lập tức, không có gián đoạn), sau khi chết sa đoạ Địa ngục A tỳ (sa. Avici naraka). Chúng cụ thể là:

  1. Giết cha (sát phụ, sa. pitṛghāta);
  2. Giết mẹ (sát mẫu, sa. mātṛghāta);
  3. Giết A-la-hán (sát A-la-hán; sa. arhadvadha);
  4. Làm thân Đức Phật chảy máu (xuất Phật thân huyết, sa. tathāgatasyāntike duṣṭacittarudhirotpadana)
  5. Chia rẽ Tăng-già (Phá hoà hợp tăng, sa. saṅghabheda).

Làm rõ thêm. Giết cha, giết mẹ là tội cực nặng vì ân đức của cha mẹ rất khó đáp đền. Giết A La Hán, thực tế A La Hán không thể bị giết và con người không có khả năng này,[cần dẫn nguồn] nhưng tương tợ với La Hán là các vị giảng chánh pháp, các vị thiện tri thức giúp giữ gìn chánh pháp. Làm Phật chảy máu. Chánh pháp đại biểu cho pháp thân Phật tại thế, vì vậy ai hủy báng tam bảo Phật - Pháp - Tăng đồng như làm Phật chảy máu thật sự, vẽ tranh ảnh Phật bán thân, làm đồ trang sức, vật dụng, tranh ảnh chỉ có một phần thân Phật, phá hủy tượng tháp tranh Phật cũng là làm thân Phật chảy máu.[cần dẫn nguồn] Phá hòa hợp tăng, tăng đoàn không còn để duy trì Phật pháp, tu hành Phật pháp thì Phật pháp diệt. Người phá hòa hợp tăng là người hủy diệt đạo Phật, cho nên Phật dạy "muốn cho Phật pháp hưng, chỉ có tăng khen tăng".[cần dẫn nguồn] Cần phải tự tìm hiểu, nghiên cứu để hiểu thêm ý nghĩa.

Tài liệu tham khảo sửa

  • Fo Guang Ta-tz'u-tien. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Kala, Acharya. Buddhānusmṛti, A Glossary of Buddhist Terms. Mục từ ānantarya karma [1] trang 95.
  • Từ điển Phật học, nhóm Đạo Uyển biên soạn, Nhà xuất bản Tôn giáo, 2005.

Xem thêm sửa

Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán

Tham khảo sửa