Nagoya Grampus (名古屋グランパス Nagoya Guranpasu?) (trước đây Nagoya Grampus Eight (名古屋グランパスエイト Nagoya Guranpasu Eito?)) là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản hiện đang thi đấu tại J. League. Có trụ sở tại Nagoya, Aichi khởi nguồn là đội bóng của công ty Toyota Motor thành lập năm 1939, câu lạc bộ thi đấu ở cả Sân vận động Điền kinh Mizuho (27.000 chỗ và là sân vận động được sử dụng lâu nhất tại J. League) và sân lớn hơn là Sân vận động Toyota (45.000 chỗ).

Nagoya Grampus
名古屋グランパス
Logo
Tên đầy đủNagoya Grampus Eight
Biệt danhGrampus
Thành lập1939; 85 năm trước (1939) (ban đầu)
1991 (Nagoya Grampus)
SânSân vận động Toyota
Sức chứa45.000
Chủ sở hữuToyota
Chủ tịch điều hànhToyo Kato
Người quản lýKenta Hasegawa
Giải đấuJ. League Hạng 1
2022Thứ 8
Trang webTrang web của câu lạc bộ
Mùa giải hiện nay

Grampus là một trong ba câu lạc bộ thi đấu tất cả các mùa tại giải đấu cao nhất Nhật Bản kể từ khi thành lập năm 1993. Câu lạc bộ trước đây có mùa giải thành công nhất vào năm 1995 khi được dẫn dắt bởi huấn luyện viên huyền thoại của Premier League Arsène Wenger, giành Cúp Hoàng đế và kết thúc ở vị trí á quân tại J. League, có trong đội hình Dragan StojkovićGary Lineker, thành tích đó là tốt nhất cho đến ngày 20 tháng 11 năm 2010, khi câu lạc bộ giành chức vô địch J. League đầu tiên, dưới sự dẫn dắt của Stojković.[1]

Tên của câu lạc bộ được bắt nguồn từ hai biểu tượng nổi bật nhất của Nagoya: đôi Cá heo Risso vàng trên nóc của Lâu đài Nagoya (có thể mô tả chính xác hơn như shachihoko, một loài sinh vật huyền thoại của văn hóa dân gian địa phương), và Maru-Hachi (vòng tròn với chữ tám), biểu tượng chính thức của thành phố. Việc sử dụng một con cá voi sát thủ trong logo của đội có thể được hiểu rằng dòng chữ kanji shachichoko (鯱) có thể được phát âm là "shachichoko" (sinh vật thần thoại ở trên) hay "Shachi" (orca).

Lịch sử sửa

Kỷ nguyên JSL sửa

Câu lạc bộ bóng đá Toyota Motor lúc đầu đã bị lu mờ bởi đội bóng cùng tập đoàn Câu lạc bộ bóng đá Dệt tự động Toyota (thành lập năm 1946 và là một trong những thành viên sáng lập JSL) nhưng khi Dệt tự động Toyota xuống hạng năm 1968, Toyota Motor đã cho thấy đó là cơ hội vươn lên của mình.[2]

Năm 1972 Toyota Motors là thành viên sáng lập JSL Hạng Hai và vô địch ngay mùa giải mở thành. Họ tiếp tục thi đấu tại JSL cho tới khi J. League thành lập năm 1993. Từng bị xuống JSL Hạng 2 năm 1977. Sau một thời ngắn trở lại 1987–88, họ lên hạng 1989–90 và ở lại giải đấu cap nhất từ đó.

Kỷ nghuyên J. League sửa

Năm 1996, Arsene Wenger dẫn dẳt Grampus giành Cúp Hoàng đế và kết thúc ở vị trí á quân tại J. League, thành tích tốt nhất của câu lạc bộ. Tên của câu lạc bộ được đổi từ "Nagoya Grampus Eight" thành "Nagoya Grampus" khi bắt đầu mùa 2008.[2] Năm 2008, Nagoya bổ nhiệm cựu cầu thủ Dragan Stojković làm huấn luyện viên. Họ kết thúc ở vị trí thứ ba và lần đầu giành vé dự AFC Champions League.[3] Stojković sau đó cùng câu lạc bộ giành J.League năm 2010, với đội hình gồm Marcus Tulio Tanaka, Mu Kanazaki, Seigo Narazaki, Yoshizumi Ogawa, Keiji TamadaJoshua Kennedy.[1]

 
Old Logo

Kết quả tại J.League sửa

Mùa giải Hạng Số đội Vị trí Trung bình khán giả J. League Cup Cúp Hoàng đế châu Á
1992 Bán kết Vòng 1
1993 J1 10 9 19,858 Vòng bảng Tứ kết
1994 J1 12 11 21,842 Vòng 1 Vòng 2
1995 J1 14 3 21,463 Vô địch
1996 J1 16 2 21,699 Vòng bảng Vòng 3
1997 J1 17 9 14,750 Bán kết Vòng 3 C2 Á quân
1998 J1 18 5 13,993 Vòng bảng Bán kết
1999 J1 16 4 14,688 Bán kết Vô địch
2000 J1 16 9 14,114 Bán kết Vòng 4
2001 J1 16 5 16,974 Bán kết Vòng 3 C2 Tứ kết
2002 J1 16 6 16,323 Vòng bảng Vòng 4
2003 J1 16 7 16,768 Bán kết Vòng 4
2004 J1 16 7 15,712 Bán kết Vòng 5
2005 J1 18 14 13,288 Vòng bảng Vòng 5
2006 J1 18 7 14,924 Vòng bảng Vòng 5
2007 J1 18 11 15,585 Vòng bảng Vòng 5
2008 J1 18 3 16,555 Bán kết Tứ kết
2009 J1 18 9 15,928 Tứ kết Á quân CL Bán kết
2010 J1 18 1 19,979 Vòng bảng Tứ kết
2011 J1 18 2 16,741 Bán kết Tứ kết CL Vòng 1/8
2012 J1 18 7 17,155 Tứ kết Tứ kết CL Vòng 1/8
2013 J1 18 11 16,135 Vòng bảng Vòng 2
2014 J1 18 10 16,734 Vòng bảng Tứ kết

Cầu thủ sửa

Đội hình hiện tại sửa

Tính tới 25 tháng 11 năm 2015.

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
1 TM   Narazaki Seigo
2 HV   Takeuchi Akira
3 HV   Muta Yusuke
4 HV   Marcus Tulio Tanaka (đội trưởng)
5 HV   Obu Shun
6 HV   Honda Yuki
7 TV   Taguchi Taishi
8 TV   Danilson Córdoba
9   Noda Ryunosuke
10 TV   Ogawa Yoshizumi
11   Nagai Kensuke
13 TV   Isomura Ryota
14 TV   Tanabe Ryota
18   Milivoje Novaković
19   Yano Kisho
Số VT Quốc gia Cầu thủ
20 TV   Yada Asahi
22   Koyamatsu Tomoya
23 TV   Aoki Ryota
24 HV   Nikki Havenaar
25 TV   Mochizuki Reo
26 TV   Mori Yuto
27   Sugimori Koki
29 HV   Sato Kazuki
30 TM   Nomura Masataka
32   Kawamata Kengo
33 TV   Leandro Domingues
34   Gustavo
35 TV   Tanaka Teruki
50 TM   Takagi Yoshinari

Cho mượn sửa

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
HV   Tone Ryosuke (tại V-Varen Nagasaki)
  Matsuda Riki (tại JEF United Chiba)

Cựu cầu thủ sửa

Cầu thủ quốc tế sửa

JFA.
AFC/ CAF/ OFC.
UEFA.
CONMEBOL.

Huấn luyện viên sửa

Huấn luyện viên Quốc tịch Giai đoạn
Ryuzo Hiraki   Nhật Bản 1992–93
Gordon Milne   Anh 1/1/1994 – 31/12/1994
Tetsuro Miura   Nhật Bản 1994
Arsène Wenger   Pháp 1/7/1995 – 30/9/1996
José Costa   Bồ Đào Nha 1996
Carlos Queiroz   Bồ Đào Nha 1/1/1997 – 31/12/1997
Koji Tanaka   Nhật Bản 1997–99
Daniel Sanchez   Pháp 1/1/1998 – 31/12/1998
Mazaroppi   Brasil 1999
João Carlos   Brasil 1999–01
Tetsuro Miura   Nhật Bản 2001
Zdenko Verdenik   Slovenia 1/1/2002 – 4/8/2003
Nelsinho   Brasil 29/7/2003 – 20/9/2005
Hitoshi Nakata   Nhật Bản 21/9/2005 – 31/12/2005
Sef Vergoossen   Hà Lan 1/1/2006 – 31/12/2007
Dragan Stojković   Serbia 22/1/2008– 7/12/2013
Nishino Akira   Nhật Bản 25/12/2013–

‡ huấn luyện viên tạm quyền

Danh hiệu sửa

Toyota Motor SC (nghiệp dư)

1968, 1970
1972
1991

Nagoya Grampus (chuyên nghiệp)

Vô địch (1): 2010
Vô địch (2): 1995, 1999
Vô địch (2): 1996, 2011

Tham khảo sửa

  1. ^ a b John Duerden (ngày 5 tháng 11 năm 2010). “Stojkovic doing things the Wenger way”. ESPNsoccernet. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2010.
  2. ^ a b “Club guide: Nagoya Grampus”. J. League. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2015.
  3. ^ “J. League News No.40” (PDF). J. League. ngày 19 tháng 12 năm 2008. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2015.

Liên kết ngoài sửa

Bản mẫu:Nagoya Grampus