Natamycin, còn được gọi là pimaricin, là một loại thuốc kháng nấm được sử dụng để điều trị nhiễm nấm quanh khu vực mắt.[1][2] Các bệnh này cũng bao gồm cả nhiễm trùng mí mắt, kết mạcgiác mạc.[1] Thuốc được sử dụng dưới dạng thuốc nhỏ mắt.[1] Natamycin cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm với vai trò như một chất bảo quản.[2]

Natamycin
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiNatacyn, tên khác
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
Dược đồ sử dụngthuốc nhỏ mắt[1]
Mã ATC
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEMBL
Số EE235 (bảo quản) Sửa dữ liệu tại Wikidata
ECHA InfoCard100.028.803
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC33H47NO13
Khối lượng phân tử665.725 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
Tỉ trọng1.35 g/ml g/cm3
Điểm nóng chảyDarkens at ±200 °C with vigorous decomposition at 280-300 °C
Độ hòa tan trong nước0.39 mg/ml

Phản ứng dị ứng có thể xảy ra khi sử dụng thuốc.[1] Mức độ an toàn nếu sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú vẫn là chưa rõ ràng.[1] Đây là một thuốc thuộc nhóm macrolidpolyene.[1] Natamcyin có thể ức chế sự phát triển của nấm bằng cách ức chế vận chuyển amino acid và glucose qua màng sinh chất, nhờ ức chế một số protein màng nhất định.[1]

Natamycin được phát hiện vào năm 1955 và được chấp thuận cho sử dụng y tế tại Hoa Kỳ vào năm 1978.[1][2] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[3] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là từ 92,90 USD đến 126,72 mỗi chai 5 ml tính đến năm 2015.[4] Thuốc được sản xuất bởi quá trình lên men của xạ khuẩn Streptomyces natalensis.[1]

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d e f g h i j “Natamycin”. The American Society of Health-System Pharmacists. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ a b c Branen, A. Larry; Davidson, P. Michael; Salminen, Seppo; Thorngate, John (2001). Food Additives (bằng tiếng Anh). CRC Press. tr. 599–600. ISBN 9780824741709.
  3. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (20th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2017.
  4. ^ “Single Drug Information”. International Medical Products Price Guide. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2017.