Người Fula hay người Fulani (tiếng Fula: Fulɓe; tiếng Pháp: Peul; tiếng Hausa: Fulani or Hilani; tiếng Bồ Đào Nha: Fula; tiếng Wolof: Pël; tiếng Bambara: Fulaw), với dân số từ 20 đến 25 triệu người,[10] là một trong những dân tộc đông nhất vùng SahelTây Phi, phân bố rải rác khắp khu vực.[11] Người Fula, theo truyền thống, được cho là có nguồn gốc từ các tộc người mạn Bắc PhiTrung Đông, pha trộn với những cư dân bản địa Tây Phi. Người Fula được kết nối lại với nhau nhờ một ngôn ngữ dân tộc (tiếng Fula), tín ngưỡng Hồi giáo,[12] lịch sử[11][13][14] và văn hóa.

Fulani, Fula
Fulɓe
Tổng dân số
20–25 triệu[1][2]
Khu vực có số dân đáng kể
Nigeria, Guinea, Guinea-Bissau, Cameroon, Senegal, Gambia, Mali, Niger, Burkina Faso, Ghana, Sudan, Tchad, Mauritanie
 Nigeria7.611.000[3]
 Guinea4.099.645[4]
 Mali2.567.664[5]
 Burkina Faso1.639.052[6]
 Niger1.211.509[7]
 Ghana800.523[8]
 Cameroon700.000[3]
 Guinea-Bissau501.360[9]
 Tchad128.000[3]
 Sudan90.000[3]
Ngôn ngữ
Tiếng Fula, tiếng Ả Rập (tiếng Ả Rập Sudan, tiếng Ả Rập Tchad), tiếng Pháp, tiếng Anh
Tôn giáo
Hồi giáo
Sắc tộc có liên quan
Người Hausa, người Kanuri, người Toucouleur

Một phần đáng kể người Fula (chừng một phần ba), tức khoảng 7 tới 8 triệu người[10] làm công việc mục súc, khiến đây trở thành dân tộc với cộng đồng du mục mục súc lớn nhất thế giới.[12][15] Phần lớn người Fula là nông dân, thợ thủ công hay thương nhân sống bán định cư[15] hoặc định cư.[16] Họ có mặt chủ yếu ở Tây Phi và mạn bắc Trung Phi, nhưng cũng hiện diện ở Tchad, Sudan và vùng gần biển Đỏ.[17]

Nhiều người Fula bị mang đến châu Mỹ từ thế kỷ 16 đến 19 do buôn bán nô lệ. Họ chủ yếu bị bắt ở SenegalGuinea, với thiểu số từ MaliCameroon. Một số người Fula đáng chú ý mà từng là nô lệ là Bilali Muhammad, Ayuba Suleiman Diallo, Salih Bilali, Abdulrahman Ibrahim Ibn Sori, và Omar ibn Said. Vài hậu duệ của Bilali Muhammad vẫn sống trên đảo Sapelo, Georgia, Hoa Kỳ, và ông cũng để lại con cháu trên quần đảo Lucayan.

Đàn ông và phụ nữ Fula

Chú thích sửa

  1. ^ Felicity Crowe (2010). Modern Muslim Societies. Marshall Cavendish. tr. 262. ISBN 978-0-7614-7927-7.
  2. ^ Steven L. Danver (2015). Native Peoples of the World: An Encyclopedia of Groups, Cultures and Contemporary Issues. Routledge. tr. 31–32. ISBN 978-1-317-46400-6.
  3. ^ a b c d Kays, Stanley J. (2011). Cultivated Vegetables of the World: A Multilingual Onomasticon. Springer Science & Business Media. tr. 747. ISBN 9086867200.
  4. ^ “The World Factbook”. Cia.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2015.
  5. ^ “The World Factbook”. Cia.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2015.
  6. ^ “The World Factbook”. Cia.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2017.
  7. ^ “The World Factbook”. Cia.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2015.
  8. ^ “The World Factbook”. Cia.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2016.
  9. ^ “The World Factbook”. Cia.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2017.
  10. ^ a b David Levinson (1996). “Fulani”. Encyclopedia of World Cultures: Africa and the Middle East, Volume 9. Gale Group. ISBN 978-0-8161-1808-3.
  11. ^ a b Richard M. Juang (2008). Africa and the Americas: Culture, Politics, and History. ABC-CLIO. tr. 492. ISBN 978-1-85109-441-7.
  12. ^ a b Anthony Appiah; Henry Louis Gates (2010). Encyclopedia of Africa. Oxford University Press. tr. 495. ISBN 978-0-19-533770-9.
  13. ^ Pat Ikechukwu Ndukwe (1996). Fulani. The Rosen Publishing Group. tr. 9–17. ISBN 978-0-8239-1982-6.
  14. ^ D Group (2013). Encyclopedia of African Peoples. Routledge. tr. 85–88. ISBN 978-1-135-96334-7.
  15. ^ a b David Levinson (1996). “Fulani”. Encyclopedia of World Cultures: Africa and the Middle East, Volume 9. Gale Group. ISBN 978-0-8161-1808-3., Quote: The Fulani form the largest pastoral nomadic group in the world. The Bororo'en are noted for the size of their cattle herds. In addition to fully nomadic groups, however, there are also semisedentary Fulani —Fulbe Laddi— who also farm, although they argue that they do so out of necessity, not choice.
  16. ^ Christopher R. DeCorse (2001). West Africa During the Atlantic Slave Trade: Archaeological Perspectives. Bloomsburg Academic. tr. 172–174. ISBN 978-0-7185-0247-8.
  17. ^ Anthony Appiah; Henry Louis Gates (2010). Encyclopedia of Africa. Oxford University Press. tr. 495–496. ISBN 978-0-19-533770-9.

Tài liệu đọc thêm sửa

Liên kết ngoài sửa