Ngưu Ma Vương (phồn thể: 牛魔王; giản thể: 牛魔王), là một nhân vật phản diện trong bộ truyện kinh điển Tây Du Ký có bản thể là ngưu. Trong tiếng Trung, ngưu chỉ chung đến cả trâu, nhưng bản thể của Ngưu Ma Vương thường được mô tả giống trâu trong các tác phẩm văn hóa đại chúng. Ngưu Ma Vương là đại ca trong Thất Đại Thánh.

Trận chiến của Ngưu Vương và Tôn Ngộ Không. Bức tranh trong Hành lang dài của Cung điện Mùa hè ở Bắc Kinh.

Ngưu Ma Vương tính cách phóng khoáng, lớn mật. Vợ là Thiết Phiến Công Chúa, con là Hồng Hài Nhi. Khi thấy Tôn Ngộ Không biểu diễn 72 phép thần thông cùng Như Ý Kim Cô Bổng liền kết bái huynh đệ.

Là một trong số ít yêu ma có thể dùng sức mạnh thuần túy, không nhờ pháp bảo hay thần thông cũng có thể gây khó dễ cho Tôn Ngộ Không. Ngưu Ma Vương thích kết giao rộng rãi, có không ít mối quan hệ, danh khí khá lớn nên cũng có thể tính là một vị tuyệt thế kiêu hùng.

Tên gọi sửa

Có 2 tên gọi:

  • Bình Thiên đại thánh: Là tên gọi xưng danh của Ngưu Ma Vương khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung.
  • Ngưu Ma Vương: Là tên gọi chính của Ngưu Ma Vương.

Ngoại hình sửa

Vì bản thế là khuê ngưu nên Ngưu Ma Vương rất to lớn, hơn Tôn Ngộ Không nhiều nên làm đại ca. Khuôn mặt hình trâu, tay chân to lớn, vạm vỡ, ục mịch, thiếu linh hoạt.

Phép thuật và binh khí sửa

Ngô Thừa Ân mô tả Ngưu Ma Vương có 72 phép thần thông biến hóa - Địa Sát Thất Thập Nhị Biến, ngang ngửa Tôn Ngộ Không.[1]

Ngưu Ma Vương thường dùng một binh khí[2] to lớn gọi là Cái Rìu

Trong hồi 61, Ngô Thừa Ân cũng nói rằng:

"Ngưu Vương cũng có bảy mươi hai phép biến, võ nghệ cũng gần như Đại Thánh, chỉ phải cái thân người cục mịch, không linh hoạt."

Gia Đình sửa

  • Thiết Phiến Công Chúa: là một tiên nữ, vợ cả của Ngưu Ma Vương, ngụ tại núi Thúy Vân và là mẹ ruột của Hồng Hài Nhi. Bà rất hiền lành, và tức giận Ngưu Ma Vương khi bỏ bà đi theo Ngọc Diện Công Chúa..... Nhưng dù có như vậy bà vẫn hết lòng yêu thương Ngưu Ma Vương một lòng một dạ. Có một bảo bối là quạt Ba Tiêu. Dị bản gọi bà là Bà La Sát.
  • Ngọc Diện Công Chúa: là một con hồ ly tinh, thiếp của Ngưu Ma Vương, ở núi Tích Lôi. Vô cùng giàu có, mỗi năm đưa lễ vật đến chỗ Thiết Phiến coi như tiền mua Ngưu Ma Vương về làm chồng. Sau này bị Bát Giới đánh chết.
  • Hồng Hài Nhi (Thánh Anh Đại Vương): Có tuyệt kỹ Tam Muội Chân Hoả, chiêu mộ lính là trẻ em. Hồng Hài Nhi tuy nhỏ bé nhưng đã 300 tuổi, là một trong những địch thủ của Tôn Ngộ Không, từng dùng khói thiêu Tôn Ngộ Không và làm hắn trôi lềnh bềnh giữa sông.[3]

Xuất hiện trong truyện sửa

Tây du ký: Ngưu Ma Vương xuất hiện qua loa ở phần đầu là kết nghĩa huynh đệ với Tôn Ngộ Không cùng với sáu con yêu tinh khác. Do nhìn thấy Ngộ Không biểu diễn gậy Như Ý tỏa ra ánh hào quang nên kết bái làm huynh đệ.[4]

Truyền thuyết Hồng Hoang:

Ngưu Ma Vương là người trong Triệt Giáo, đệ tử ký danh của Thượng Thanh Thánh Nhân - Thông Thiên Giáo Chủ. Vì Triệt Giáo hữu giáo vô loại chiêu thu nhiều đệ tử nên đệ tử ký danh của Thông Thiên lên tới cả chục vạn người. Ngưu ma vương xuất hiện sau Long Hán lượng kiếp (Long Phượng Lân đại kiếp), sau đó có cơ duyên gia nhập Triệt Giáo, khổ tu ngàn vạn năm. Tu vi thời điểm xảy ra lượng kiếp thứ 2 - Vu Yêu lượng kiếp là Kim Tiên sơ kỳ. Tu vi thời điểm xảy ra lượng kiếp thứ 3 - Phong Thần lượng kiếp là Thái Ất Kim Tiên sơ kỳ. Trong 2 lượng kiếp này, Ngưu ma vương vì tu vi quá thấp nên không xuất hiện. Lượng kiếp thứ 4 - Tây Du lượng kiếp, lúc này Ngưu Ma Vương đã có tu vi Đại La Kim Tiên, cùng với đó là sự xuống dốc của Triệt Giáo sau Phong Thần kiếp nên mới được Thông Thiên Giáo Chủ cho xuất hiện tham gia lượng kiếp.

Vợ Ngưu ma vương là Thiết Phiến công chúa, con gái của Minh Hà Lão Tổ. 2 người Kết duyên trước khi Tây Du lượng kiếp bắt đầu và xuất sinh Hồng Hài Nhi. Tam Muội chân Hỏa của Hồng Hài Nhi là đích thân Thông Thiên Giáo Chủ truyền thụ.

Phim ảnh sửa

Xem thêm: Phim ảnh

Tham khảo sửa

  1. ^ Tây Du Ký hồi 61, bản dịch Thuỵ Đình
  2. ^ Chương 61: Ngưu Ma vương giả hình Bát Giái Tôn Ngộ Không mất quạt Ba Tiêu
  3. ^ Xem hồi 41-Tây du ký:Hành Giả gặp lửa thua, Bát Giới bị ma bắt
  4. ^ Xem hồi 3-Tây du ký:Bốn biển nghìn non đều sợ phục, Mười loại âm ti thảy xóa tên