Nguyễn Văn Minh (trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa)

Trung tướng Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Nguyễn Văn Minh (1929-2006) nguyên là một tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ những khóa đầu tại trường Võ bị Liên quân được mở ra ở Nam Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Trong thời gian tại ngũ, ngoài chuyên môn là chỉ huy các đơn vị Bộ binh, ông cũng được biệt phái qua lĩnh vực Hành chính Quân sự làm Quân trưởng, Tỉnh trưởng. Về sau ông được đảm trách Tư lệnh một Quân đoàn trọng yếu và 2 lần Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, một địa bàn mà trong đó tất cả các cơ quan đầu não của Chính quyền và Quân đội Việt Nam Cộng hòa đều tập trung tại đây. Bấy giờ, giới quân nhân đặt cho ông biệt danh là "Minh đờn" do khả năng trình diễn đàn guitar.[2]

Nguyễn Văn Minh
Chức vụ

Tư lệnh Biệt khu Thủ đô
(Lần thứ hai)
kiêm Tổng trấn Sài Gòn - Chợ Lớn
Nhiệm kỳ3/1975 – 28/4/1975
Cấp bậc-Trung tướng
Tiền nhiệm-Phó Đô đốc Chung Tấn Cang
Kế nhiệm-Trung tướng Lâm Văn Phát
Vị tríQuân khu III
Tư lệnh phó
Tham mưu trưởng
-Chuẩn tướng Lý Bá Hỷ
-Đại tá Ngô Văn Minh

Tổng Thanh tra Quân lực VNCH
Nhiệm kỳ11/1974 – 28/4/1975
Cấp bậc-Trung tướng
Tiền nhiệm-Trung tướng Lê Nguyên Khang
Kế nhiệmSau cùng
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Chỉ huy trưởng Trường Bộ binh Thủ Đức
Nhiệm kỳ10/1973 – 11/1974
Cấp bậc-Trung tướng
Tiền nhiệm-Trung tướng Phạm Quốc Thuần
Kế nhiệm-Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tư lệnh Quân đoàn III
Nhiệm kỳ2/1971 – 10/1973
Cấp bậc-Thiếu tướng
-Trung tướng (11/1972)
Tiền nhiệm-Trung tướng Đỗ Cao Trí
(tử nạn, truy thăng Đại tướng)
Kế nhiệm-Trung tướng Phạm Quốc Thuần
Vị tríQuân khu III

Tư lệnh Biệt khu Thủ đô
(Lần thứ nhất)
Nhiệm kỳ6/1968 – 1/1971
Cấp bậc-Thiếu tướng
Tiền nhiệm-Đại tá Nguyễn Văn Giám
Kế nhiệm-Phó Đô đốc Chung Tấn Cang
Vị tríQuân khu III
Tư lệnh phó-Đại tá Phan Đình Thứ

Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh
Nhiệm kỳ3/1965 – 6/1968
Cấp bậc-Đại tá
-Chuẩn tướng (11/1965)
-Thiếu tướng (1/1968)
Tiền nhiệm-Thiếu tướng Đặng Văn Quang
Kế nhiệm-Chuẩn tướng Nguyễn Vĩnh Nghi
Vị tríVùng 4 chiến thuật

Chỉ huy trưởng Lữ đoàn B Cà Mau
(trực thuộc Sư đoàn 21 Bộ binh)
Nhiệm kỳ1/11/1963 – 3/1965
Cấp bậc-Trung tá
-Đại tá (4/11/1963)
Vị tríVùng 4 chiến thuật
Tỉnh trưởng tỉnh An Giang
Nhiệm kỳ6/1959 – 11/1963
Cấp bậc-Thiếu tá
-Trung tá (10/1960)
Tiền nhiệm-Trung tá Nguyễn Cao
Kế nhiệm-Thiếu tá Châu Văn Tiên
Vị tríĐệ ngũ Quân khu
(Miền tây Nam phần)
Quận trưởng quận Đức Hòa
(thuộc tỉnh Chợ Lớn)
Nhiệm kỳ11/1956 – 6/1959
Cấp bậc-Thiếu tá (11/1956)
Kế nhiệm-Thiếu tá Đỗ Kiến Nhiễu
Vị tríĐệ nhất Quân khu
(tiền thân của Vùng 3 chiến thuật)
Thông tin chung
Danh hiệuMinh Đờn
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Sinhtháng 2 năm 1929
Sài Gòn, Liên bang Đông Dương
Mất24 tháng 11 năm 2006
(77 tuổi)
California, Hoa Kỳ
Nguyên nhân mấtTuổi già
Nơi ởCalifornia, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
VợPhan Thị Mỹ Dung
Con cái6 người con (4 trai 2 gái)
Nguyễn Minh Tuấn
Nguyễn Minh Thông
Nguyễn Minh Thái
Nguyễn Lâm Mỹ Linh
Janssens Nguyễn Minh Tâm
Nguyễn Minh Tuân
Học vấnTú tài toàn phần
Trường lớp-Trường Trung học tại Sài Gòn
-Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt
Quê quánNam Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực VNCH
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1951 - 1975
Cấp bậc Trung tướng
Đơn vị Sư đoàn 21 Bộ binh
Biệt khu Thủ đô[1]
Quân đoàn III và QK 3
Võ khoa Thủ Đức
Chỉ huy Quân đội Quốc gia
Quân lực VNCH
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam

Tiểu sử và Binh nghiệp sửa

Ông sinh vào tháng 2 năm 1929 trong một gia đình thương nhân khá giả tại Sài Gòn, miền Nam Việt Nam. Thời niên thiếu, ông học tại Sài Gòn. Năm 1948, tốt nghiệp Trung học phổ thông chương trình Pháp với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II). Sau khi rời học đường, ông làm nhạc công trong các ban nhạc, đệm đàn guitar cho các phòng trà ở Sài Gòn một thời gian trước khi gia nhập Quân đội.

Quân đội Quốc gia Việt Nam sửa

Tháng 3 năm 1951, thi hành lệnh động viên ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia. Được trúng tuyển theo học khóa 4 Lý Thường Kiệt tại trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, khai giảng ngày 1 tháng 4 năm 1951. Ngày 1 tháng 12 cùng năm mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Ra trường ông được điều về một đơn vị Bộ binh làm Trung đội trưởng thuộc Tiểu đoàn Khinh quân Việt Nam. Năm 1953, ông được thăng cấp Trung úy, giữ chức vụ Đại đội trưởng. Năm 1954, ông được thăng cấp Đại úy tại nhiệm.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa sửa

Năm 1955, sau khi Thủ tướng Ngô Đình Diệm cải danh Quân đội Quốc gia thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa chuyển biên chế sang cơ cấu mới ông được cử làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 61 Việt Nam. Tháng 11 năm 1956, sau cuộc Trưng cầu Dân ý, Thủ tương Diệm lên làm Tổng thống, ông được thăng cấp Thiếu tá và được giao kiêm chức vụ Quận trưởng quận Đức Hòa[3], tỉnh Chợ Lớn. Tháng 6 năm 1959, ông được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng tỉnh An Giang thay thế Trung tá Nguyễn Cao sau khi bàn giao quận Đức Hòa lại cho Thiếu tá Đỗ Kiến Nhiễu.[4] Ngày Quốc khánh Đệ nhất Cộng hòa 26 tháng 10 năm 1960, ông được thăng cấp Trung tá tại nhiệm.

Quan lộ hanh thông sửa

Khi cuộc đảo chính 1 tháng 11 năm 1963 nổ ra, ông được các tướng lĩnh chỉ huy đảo chính chỉ định làm Chỉ huy trưởng Lữ đoàn B Cà Mau thuộc Sư đoàn 21 Bộ binh sau khi bàn giao tỉnh An Giang lại cho Thiếu tá Châu Văn Tiên.[5] Ngày 4 tháng 11 ông được đặc cách thăng cấp Đại tá.

Trung tuần tháng 3 năm 1965, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh thay thế Thiếu tướng Đặng Văn Quang.[6] Ngày kỷ niệm lần thứ 2 Cách mạng 1 tháng 11 thành công (năm 1965), ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm. Tháng 1 năm 1968, ông được thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm.[7]

Đầu tháng 6 năm 1968, bàn giao Sư đoàn 21 lại cho Chuẩn tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, ông được chuyển về Trung ương giữ chức vụ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô thay Đại tá Nguyễn Văn Giám[8] (bị thương trong vụ trực thăng Mỹ bắn lầm tại Chợ Lớn vào ngày 2 tháng 6 năm 1968). Cấp phó cho ông là Đại tá Phan Đình Thứ.

Thượng tuần tháng 1 năm 1971, ông được lệnh bàn giao Biệt khu Thủ đô lại cho Phó Đô đốc Chung Tấn Cang. Hạ tuần tháng 2 ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tư lệnh Quân đoàn III và Quân khu 3 thay thế Trung tướng Đỗ Cao Trí bị tử nạn trực thăng ngày 23 tháng 2 năm 1971 tại Tây Ninh.[9]

Ngày Quốc khánh Đệ nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1972, ông được thăng cấp Trung tướng tại nhiệm. Ngày 19 tháng 6 năm 1973, ông được cử làm Tổng Chỉ huy cuộc duyệt binh tại Quảng trường Thống nhất nhân kỷ niệm lần thứ 7 ngày Quân lực. Cuối tháng 10 năm cùng năm, ông được chỉ định giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Trường Bộ binh Thủ Đức, hoán chuyển nhiệm vụ với Trung tướng Phạm Quốc Thuần.[10] ngày Quốc khánh 1 tháng 11 năm 1974, ông được chuyển nhiệm vụ về Bộ Tổng Tham mưu làm Tổng thanh tra Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

1975 sửa

Ngày 24 tháng 3 năm 1975, ông được tái bổ nhiệm làm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô kiêm Tổng trấn Đô Thành Sài Gòn, Chợ Lớn thay thế Phó Đô đốc Chung Tấn Cang. Tuy nhiên, đến ngày 28 tháng 4, ông rời bỏ nhiệm sở cùng gia đình di tản khỏi VN. Sau đó được sang định cư tại Tp San Diego, Tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Ngày 24 tháng 11 năm 2006 ông từ trần tại nơi định cư, hưởng thọ 77 tuổi.

(Bộ tư lệnh Biệt khu Thủ đô vào ngày tướng Nguyễn Văn Minh đào nhiệm, chỉ còn lại Chuẩn tướng Lý Bá Hỷ và một số sĩ quan trung cấp. Sáng ngày 29 tháng 4, tân Tổng thống Dương Văn Minh bổ nhiệm Trung tướng Lâm Văn Phát làm Tư lệnh, nhưng chỉ hơn 24 tiếng sau Biệt khu Thủ đô cùng với toàn Quân lực VNCH đầu hàng vô điều kiện).
  • Biệt khu Thủ đô vào những ngày cuối tháng 4/1975, nhân sự ở Bộ tư lệnh được phân bổ trách nhiệm như sau:

-Tư lệnh[11] - Trung tướng Nguyễn Văn Minh
-Tư lệnh[12] - Trung tướng Lâm Văn Phát
-Tư lệnh phó - Chuẩn tướng Lý Bá Hỷ
-Tham mưu trưởng - Đại tá Ngô Văn Minh[13]
-An ninh Quân đội - Đại tá Phạm Tài Điệt[14]
-Chỉ huy Pháo binh - Trung tá Nguyễn Đạt Sinh[15]
-Hải quân Biệt khu - Đại tá Bùi Kim Nguyệt[16]

Ngày 28 thăng 4, ông đào nhiệm và cùng gia đình di tản khỏi VN. Sau đó dến Hoa Kỳ

Gia đình sửa

  • Bà Phan Thị Mỹ Dung
  • Các con: Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Minh Thông, Nguyễn Minh Thái, Nguyễn Lâm Mỹ Linh, Janssens Nguyễn Minh Tâm và Nguyễn Minh Tuân

Chú thích sửa

  1. ^ Hai lần Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Lần tứ nhất (1968-1971), lần thứ hai (3/1975).
  2. ^ Trước khi gia nhập Quân đội, tướng Nguyễn Văn Minh là một nhạc công Guitare trong ban nhạc đệm đàn cho các phòng trà ở Sài Gòn (bấy giờ có một thành viên nữa cùng trong ban nhạc với ông, sau này cũng là tướng lĩnh trong Quân lực VNCH, đó là tướng Lê Minh Đảo). Do đó nên ông có biệt danh là "Minh Đờn", đồng thời cũng để phân biệt với một số tướng lĩnh khác cùng tên như: tướng Dương Văn Minh (biệt danh "Minh lớn"), tướng Trần Văn Minh Lục quân (biệt danh "Minh nhỏ") và tướng Trần Văn Minh Không quân (biệt danh "Minh đen").
  3. ^ Quận Đức Hòa sau đó thuộc tỉnh Hậu Nghĩa mới thành lập, nay thuộc tỉnh Long An.
  4. ^ Văn Nguyên Dưỡng, Tướng Lê Văn Hưng Và Những Sự Thực Ở Chiến Trường An Lộc Trong Mùa Hè 1972.
  5. ^ Thiếu tá Châu Văn Tiên sinh năm 1931 tại Tây Ninh, tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, sau cùng là Đại tá Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Gia Định.
  6. ^ Thiếu tướng Đặng Văn Quang được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn IV và Vùng 4 Chiến thuật
  7. ^ Thời gian tướng Minh giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn, Sư đoàn 21 được cố vấn Mỹ nhận xét "Do sự lãnh đạo và tài khéo của Tư lệnh, Thiếu tướng Nguyễn Văn Minh. Sư đoàn này là một lực lượng chiến đấu dũng mãnh, và được chỉ huy cách đầy đủ."
  8. ^ Đại tá Nguyễn Văn Giám tốt nghiệp Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định.
  9. ^ Tuy nhiên, trong vai trò Tư lệnh Quân đoàn, tướng Minh bị nhận xét là "Thái độ lúng túng trong chức vụ chỉ huy cao cấp và trí hiểu biết hạn hẹp về chiến lược"
  10. ^ Tướng Phạm Quốc Thuần đang là Chỉ huy trưởng trường Bộ binh Thủ Đức, thay thế tướng Minh giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn III).
  11. ^ Đào nhiệm từ ngày 28 tháng 4 năm 1975
  12. ^ Kế nhiệm từ ngày 29 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975
  13. ^ Đại tá Ngô Văn Minh sinh năm 1931 tại Sóc Trăng, tốt nghiệp khóa 1 Võ khoa Thủ Đức
  14. ^ Đại tá Phạm Tài Điệt sinh năm 1926 tại Hải Phòng, tốt nghiệp Võ khoa Nam Định
  15. ^ Trung tá Nguyễn Đạt Sinh, sinh năm 1933
  16. ^ Hải quân Đại tá Bùi Kim Nguyệt, tốt nghiệp khóa 3 Trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang

Tham khảo sửa

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trang 117-118