Nhóm ngôn ngữ Tạng (chữ Tạng: བོད་སྐད།) là một nhóm ngôn ngữ Hán-Tạng, bắt nguồn từ tiếng Tạng cổ, hiện diện trên một vùng rộng lớn giáp với tiểu lục địa Ấn Độ, gồm cao nguyên Thanh Tạng cũng như vùng núi HimalayaBaltistan, Ladakh, Nepal, Sikkim, BhutanArunachal Pradesh. Tiếng Tạng cổ điển là ngôn ngữ văn học chính trong vùng.

Nhóm ngôn ngữ Tạng
Nhóm ngôn ngữ Bod Trung
Sắc tộcNgười Tạng
Phân bố
địa lý
Trung Quốc (Tây Tạng, Thanh Hải, Tứ Xuyên, Cam Túc, Vân Nam); Ấn Độ (Ladakh, Sikkim); Pakistan (Baltistan); Nepal; Bhutan
Phân loại ngôn ngữ họcHán-Tạng
Ngôn ngữ nguyên thủy:Tiếng Tạng cổ
  Tiếng Tạng cổ điển
Ngôn ngữ con:
Glottolog:oldm1245[1]
{{{mapalt}}}
Những tỉnh lịch sử của Tây Tạng

Tiếng Trung Tạng (tại Ü-Tsang, gồm Lhasa), tiếng Tạng Kham, và tiếng Tạng Amdo thường được xem là "phương ngữ" của một ngôn ngữ duy nhất, một phần là vì chúng có chung một nền văn học, còn tiếng Dzongkha, tiếng Sikkim, tiếng Sherpa, và tiếng Ladakh thường được nhìn nhận là những ngôn ngữ riêng biệt.

Các ngôn ngữ Tạng là ngôn ngữ của hơn 6 triệu người.[2] Với sự lan rộng của Phật giáo Tây Tạng, ngôn ngữ Tạng được phổ biến ở nhiều nơi và hiện diện trong nhiều văn bản Phật giáo. Ngoài vùng Lhasa, tiếng Tạng Lhasa được nói bởi 200.000 người nữa-họ là người di dân đến Ấn Độ cùng vài quốc gia khác. Các ngôn ngữ Tạng là ngôn ngữ thứ nhất-thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Tây Tạng.

Tiếng Tạng cổ điển không phải ngôn ngữ thanh điệu, nhưng tiếng Trung Tạng và Tạng Kham đã phát triển một hệ thống thanh điệu. Tiếng Tạng Amdo và nhóm Ladakh-Balti không có thanh.

Phân loại sửa

Tournadre (2005, 2008)

Tournadre (2005)[3] phân loại nhóm ngôn ngữ Tạng như sau:

Những ngôn ngữ khác (Thewo-Chone, Zhongu, Khalong, Dongwang, Gserpa, Zitsadegu, Drugchu, Baima) không có đủ thông tin để có thể phân loại chính xác.

Tournadre (2013) thêm tiếng TsekuKhamba vào nhóm Kham, và gộp tiếng Thewo-Chone, Zhongu, Baima thành nhóm đông Tạng.

Bradley (1997)

Theo Bradley,[4] nhóm ngôn ngữ Tạng có cấu tạo như sau:

Chú thích sửa

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Old–Modern Tibetan”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Tournadre, Nicolas (2014). “The Tibetic languages and their classification”. Trong Owen-Smith, Thomas; Hill, Nathan W. (biên tập). Trans-Himalayan Linguistics: Historical and Descriptive Linguistics of the Himalayan Area. De Gruyter. tr. 103–129. ISBN 978-3-11-031074-0. (preprint)
  3. ^ *N. Tournadre (2005) "L'aire linguistique tibétaine et ses divers dialectes." Lalies, 2005, n°25, p. 7–56 [1]
  4. ^ Bradley (1997)

Liên kết ngoài sửa

Bản mẫu:Ngữ hệ Hán-Tạng Bản mẫu:Nhóm ngôn ngữ Tạng-Kanaur