Nitơ oxide (y tế)

(Đổi hướng từ Nitơ oxit (y tế))

Nitơ oxit, được bán dưới tên thương hiệu là Entonox cùng với một số các tên khác, là một loại khí hít được sử dụng với vai trò như một chất giảm đau. Khí này cũng có thể kết hợp cùng với các thuốc khác để có hiệu quả gây mê.[2] Chúng được sử dụng phổ biến trong các trường hợp như trong khi sinh con, sau chấn thương, và là một phần của chăm sóc cuối đời.[2] Khởi đầu của hiệu ứng thường trong vòng nửa phút và kéo dài trong khoảng một phút.[1]

Nitơ oxide (y tế)
Một bộ dụng cụ Entonox CD
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiEntonox, tên khác
Mã ATC
Dữ liệu dược động học
Bắt đầu tác dụng30 giây [1]
Thời gian hoạt động1 phút [1]
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
ChEBI
ChEMBL
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcN2O
Khối lượng phân tử44,01 g·mol−1
Mẫu 3D (Jmol)

Thuốc này có ít tác dụng phụ, trừ nôn mửa, trong trường hợp sử dụng ngắn hạn.[1][2] Khi sử dụng thuốc dài hạn thì thiếu máu hoặc có thể xảy ra.[2] Chúng luôn luôn nên được cung cấp với ít nhất 21% oxy.[2] Thuốc không được khuyến cáo ở những người bị tắc ruột hoặc tràn khí màng phổi.[2] Sử dụng trong phần đầu của thai kỳ không được khuyến cáo.[1] Có thể sử dụng thuốc trong giai đoạn cho con bú.[3]

Nitơ oxit được phát hiện từ năm 1772 đến 1793 và được sử dụng để gây mê vào năm 1844.[4] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[5] Chúng thường có dưới dạng hỗn hợp 50/50 với oxy.[1] Các thiết bị có van điều khiển cũng có cho những trường hợp tự sử dụng.[6] Việc thiết lập và bảo trì máy tương đối đắt đối với các nước đang phát triển.[7][8]

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d e f “Anaesthesia UK: Entonox”. www.frca.co.uk. ngày 26 tháng 1 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ a b c d e f WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 20. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ “Nitrous Oxide use while Breastfeeding | Drugs.com”. www.drugs.com. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ Myers, Richard L. (2007). 100 Most Important Chemical Compounds, The: A Reference Guide: A Reference Guide (bằng tiếng Anh). ABC-CLIO. tr. 198. ISBN 9780313080579. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ British national formulary: BNF 69 (ấn bản 69). British Medical Association. 2015. tr. 878. ISBN 9780857111562.
  7. ^ Gregory, George A.; Andropoulos, Dean B. (2012). Gregory's Pediatric Anesthesia, With Wiley Desktop Edition (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. tr. 1148. ISBN 9781444333466. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016.
  8. ^ “WHO Model Prescribing Information: Drugs Used in Anaesthesia: General anaesthetics and oxygen: Nitrous oxide”. apps.who.int. 1989. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2016.