Olympique de Marseille (phát âm tiếng Pháp: ​[ɔlɛ̃pik də maʁsɛj], locally [ɔlɛ̃ˈpikə də maχˈsɛjə]; tiếng Occitan: Olimpic de Marselha, phát âm [ulimˈpi de maʀˈsejɔ]), còn được gọi đơn giản là Marseille hoặc viết tắt OM (IPA: [o.ɛm], locally [oˈɛmə]), là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp tại thành phố Marseille, Pháp; được thành lập năm 1899 và phần lớn chơi ở các giải bóng đá hàng đầu nước Pháp suốt lịch sử tồn tại. Marseille đã chín lần vô địch giải hạng nhất Pháp Ligue 1, mười lần đoạt Cúp nước Pháp và là đội bóng Pháp duy nhất từng đoạt chức vô địch UEFA Champions League sau trận thắng AC Milan 1-0 bằng bàn thắng của hậu vệ Basile Boli ngày 26 tháng 5 năm 1993.

Marseille
Olympique Marseille logo
Tên đầy đủOlympique de Marseille
Biệt danhLes Phocéens (Người Phocaea)[1]
Les Olympiens (Vận động viên Olympic)
Les Minots (Chú bé Marseille)[2]
Tên ngắn gọnOM, Marseille
Thành lập31 tháng 8 năm 1899; 124 năm trước (1899-08-31)
SânSân vận động Vélodrome
Sức chứa67.394[3]
Chủ sở hữuFrank McCourt (95%)
Margarita Louis-Dreyfus (5%)[4]
Chủ tịchPablo Longoria
Huấn luyện viên trưởngJean-Louis Gasset
Giải đấuLigue 1
2022–23Ligue 1, 3 trên 20
Trang webTrang web của câu lạc bộ
Mùa giải hiện nay

Sau chức vô địch Cúp C1 này không lâu, OM bị phát hiện dính vào vụ bán độ đầy tai tiếng với đội bóng Valenciennes trong cùng mùa giải 1992-1993, kết quả là dù vô địch Pháp năm đó Marseille vẫn bị tước danh hiệu đồng thời bị phạt rớt xuống hạng nhì.

Từ mùa 1996-1997, Olympique Marseille trở lại chơi tại Giải hạng nhất Pháp Ligue 1. Phải đến mùa giải 2009 - 2010, Marseille mới lại giành được chức vô địch quốc gia Pháp.

Sân vận động Vélodrome có sức chứa 67.000 khán giả là sân nhà của đội OM, nằm ở phía nam thành phố Marseille. OM đã chơi tại đây từ năm 1937. Từ năm 1997, chủ sở hữu đội bóng là tỉ phú người Thụy Sĩ Robert Louis-Dreyfus.

Áo thi đấu truyền thống của Olympique de Marseille có màu trắng với những đường viền phụ màu xanh lơ. Khẩu hiệu bằng tiếng Pháp của đội Droit Au But có nghĩa là "Thẳng tiến tới khung thành" được in trên áo cùng với một ngôi sao tượng trưng cho một chức vô địch Champions League đã giành được. Marseille còn là đội bóng được yêu thích nhất nước Pháp, có lực lượng cổ động viên trung thành rất hùng hậu thường lấp đầy các khán đài sân Vélodrome giúp OM đạt số lượng trung bình khán giả đến sân lớn nhất tại Pháp, chẳng hạn chỉ số cho mùa 2007-2008 là 52.600 khán giả/trận.[5]

Lịch sử sửa

Thời kì đầu sửa

 
René Dufaure de Montmirail, người thành lập Marseille

Theo ông André Gascard, người đã từng chơi bóng cho OM trước thế chiến thứ nhất, sau đó trở thành huấn luyện viên, tham gia công tác điều hành, rồi là người lưu trữ sử liệu của câu lạc bộ, thì Olympique de Marseille được thành lập bởi ông René Dufaure de Montmirail[6] vào năm 1892[7], nhưng đến năm 1899 đội mới sử dụng tên gọi như ngày nay là Olympique de Marseille. Trước đó đội lần lượt mang tên Sporting Club, US Phocéenne, rồi Football Club de Marseille. Các điều lệ của câu lạc bộ được đại hội thành viên thông qua vào tháng 8 năm 1899[8]. Khẩu hiệu "Thẳng tiến tới khung thành" (Droit au but) bắt nguồn từ môn bóng bầu dục vốn là môn thể thao chính của câu lạc bộ lúc bấy giờ.

Cũng theo André Gascard, sau khi gia nhập USFSA năm 1898, mãi đến năm 1902 nhờ người Anh và người Đức mà môn bóng đá mới bắt đầu được chơi tại l'OM. Do có nguồn lực tài chính mạnh hơn và tổ chức tốt hơn các đội bóng khác cùng thành phố Marseille như Sporting, Stade, Phocéenne... nên OM đã trở thành câu lạc bộ thống trị làng bóng đá thành phố cảng lúc đó. Đội thời đó thi đấu ở sân stade de l'Huveaune[9].

Năm 1904[10] đội giành chức vô địch Championnat du Littoral (Giải vô địch vùng Duyên hải) lần đầu sau khi đánh bại nhiều đội bóng khác ở Marseille và vùng phụ cận, rồi giành quyền dự vòng chung kết của giải vô địch bóng đá Pháp. Thời đó, từ "football" dùng cho môn bóng bầu dục, còn môn bóng đá được gọi là "association". Ở giải đấu cấp quốc gia, đội liên tiếp bốn lần thất bại tại trận bán kết vào các năm 1904, 1905, 1906, 1908.[10] Nhưng tiếp tục vô địch vùng Duyên hải thêm năm năm liên tiếp nữa. Phải đến cuối thập niên 1910, với sự trưởng thành của Stade Helvétique de Marseille, OM mới hết làm mưa làm gió ở miền Nam nước Pháp. Stade Helvétique sau đó làm điều mà Olympique de Marseille không làm được là đoạt 3 chức vô địch giải bóng đá Pháp do USFSA tổ chức trước khi thế chiến thứ nhất bùng nổ.[10]

Thập niên 1920 sửa

Từ thập niên 1920, l'OM bắt đầu trở thành một đội bóng lớn tại Pháp. Marino Dallaporta trở thành chủ tịch câu lạc bộ năm 1921 và mang về Marseille một số ngôi sao lớn[9]. Như tại mùa giải 1923-1924, hai tuyển thủ Pháp Édouard CrutJean Boyer đã được chiêu mộ về từ Paris.[11]

Olympique de Marseille đã ngay lập tức có được danh hiệu quốc gia đầu tiên khi liên tiếp đoạt ba chiếc Cúp bóng đá Pháp vào các năm 1924, 19261927, trong đó chiếc cúp năm 1924 là danh hiệu quan trọng đầu tiên đội có được sau khi đánh bại kình địch FC Sète, vốn là đội thống trị bóng đá Pháp thời đó, tại trận chung kết. Năm 1929, OM vô địch giải bóng đá nghiệp dư Pháp, tiền thân của Ligue 1 ngày nay[12]. Thời gian này nhiều tuyển thủ của đội tuyển Pháp đang chơi bóng tại Marseille, như Jules Dewaquez, Jean Boyer, Joseph Alcazar[13]

Chính vì những thành tích trên mà OM là một trong hai mươi đội bóng được chọn để tham gia giải vô địch bóng đá chuyên nghiệp đầu tiên của Pháp được tổ chức năm 1932. Đội bắt đầu chuyển sang hoạt động theo quy chế chuyên nghiệp.[14]

Kỷ nguyên chuyên nghiệp sửa

Giải vô địch quốc gia chuyên nghiệp đầu tiên của Pháp được tổ chức vào năm 1932-1933 được chia làm hai bảng. OM đứng thứ hai ở bảng đấu của mình[15] sau đội vô địch giải là Olympique lillois, mặc dù Marseille đã hạ đội bóng phía Bắc nước Pháp tới 7 - 0 tại trận khai mạc giải[16].

Mùa giải tiếp theo (1933-1934). Đội để vuột mất cú đúp đầu tiên trong lịch sử của mình sau khi cùng giành ngôi á quân ở các cúp Quốc gia và giải vô địch quốc gia sau FC Sète. Đáng tiếc nhất là tại giải vô địch quốc gia năm đó, khi Marseille còn ba trận đấu muộn trong khi Sète đã đấu tất cả các trận của mình và chỉ hơn OM đúng một điểm cũng như thua rất sa về hiệu số bàn thắng. OM chỉ cần hòa một trong ba trận đấu cuối là giành ngôi vô địch, tiếc là đội bóng thành phố cảng đã thất thủ ở cả ba trận đấu đó và ngậm ngùi về nhì.[17][18]

Năm 1937 Marseille lần đầu tiên vô địch giải chuyên nghiệp Pháp nhờ hiệu số bàn thắng +30 hơn đội xếp nhì FC Sochaux-Montbéliard có hiệu số +17 (tỉ số bàn thắng bàn thua 1,76 so với 1,33)[15]. Hai danh hiệu khác mà OM giành được trong khoảng thời gian này là hai chiếc cúp bóng đá Pháp vào các năm 19351938[19]. Đội cũng giành ngôi á quân quốc gia vào các năm 1938, 1939.

Thập niên 1940 sửa

Năm 1938 Larbi Ben Barek ký hợp đồng với l'OM rồi trở thành "viên ngọc đen" của đội, nhưng thế chiến thứ hai đã kết thúc sự nghiệp của ông. Mùa bóng 1942-1943 ghi nhận rất nhiều kỉ lục của đội: 100 bàn thắng trong 30 trận; thắng Avignon 20-2 trong đó riêng cầu thủ Aznar ghi 9 bàn (gồm 8 bàn đầu tiên giúp OM dẫn 8-0); Aznar ghi tổng cộng 56 bàn sau 38 trận ở cả hai giải vô địch quốc gia và cúp quốc gia.

Năm 1948 OM vô địch Pháp nhờ trận hòa Sochaux cùng hai trận thắng quan trọng vào cuối mùa tại Stade Vélodrome trước Roubaix (6-0) và Metz (6-3) khi có sự trở lại của Aznar và Robin vào mùa xuân.

Năm 1952 đội suýt rớt hạng nhưng 31 bàn thắng của Gunnar Andersson đã giúp đội thoát được. Năm 1953 Andersson lập kỉ lục ghi 35 bàn thắng trong một mùa, còn OM thua OGC Nice 1-2 trong trận chung kết cúp nước Pháp năm 1954. OM thi đấu rất vất vả thời kì này nên rớt xuống hạng nhì lần đầu năm 1959. Trừ mùa 1962-1963 chơi tại hạng nhất thì từ năm 1959 đến 1965 OM chơi tại hạng nhì. Năm 1965, Marcel Leclerc thành chủ tịch đội bóng.

Kỷ nguyên của Marcel Leclerc và sự khủng hoảng sửa

Khoảng thời gian Marcel Leclerc làm chủ tịch từ 1965 đến 1972 là kỷ nguyên đầu tiên OM thống trị giải vô dịch Pháp. Tham vọng của ông giúp OM trở lại Ligue 1 năm 1965 rồi sau đó đoạt cúp bóng đá Pháp năm 1969. Mùa 1970-1971, Roger Magnusson đã hỗ trợ tiền đạo Josip Skoblar ghi 44 bàn tại Ligue 1 giúp OM đoạt chức vô địch, còn Skoblar đoạt chiếc giày vàng châu Âu. Mùa 1971-1972, sự xuất hiện của hai cầu thủ Georges CarnusBernard Bosquier từ AS Saint-Etienne giúp OM giành cú đúp vô địch Ligue 1 và cúp nước Pháp.

Nhưng thành công không kéo dài được bao lâu khi ngày 19 tháng 7 năm 1972 Marcel Leclerc bị buộc rời khỏi đội. Vị chủ tịch cứng rắn này dọa sẽ rút OM khỏi Ligue 1 do liên đoàn không chấp nhận một đội bóng có ba cầu thủ nước ngoài, trong khi ông muốn mang về ngôi sao Hungary Zoltán Varga mà OM đã có đủ hai cầu thủ ngoại quốc theo quy định thời đó. Bất ngờ OM thay vì ủng hộ đã sa thải ông, bắt đầu thời kì khủng hoảng của đội với chỉ một cúp nước Pháp năm 1976 rồi bị rớt xuống hạng nhì.[20] Marseille chơi ở hạng nhì tám năm với đội hình gồm rất nhiều cầu thủ trẻ (như Éric Di Meco) sau này giúp đội trở lại hạng nhất năm 1984.

Kỷ nguyên của Bernard Tapie sửa

 
Didier Deschamps là đội trưởng l'OM vô địch UEFA Champions League 1992-93

Ngày 12 tháng 4 năm 1986 nhờ sự hậu thuẫn của thị trưởng Marseille Gaston Defferre, ông Bernard Tapie trở thành chủ tịch đội bóng, bắt đầu thời kì tạo nên đội hình mạnh nhất trong lịch sử bóng đá Pháp. Hai hợp đồng chất lượng đầu tiên ông mang về OM là Karl-Heinz ForsterAlain Giresse sau Giải vô địch bóng đá thế giới năm 1986. Những năm tiếp theo ông ký hàng loạt hợp đồng với rất nhiều danh thủ như Jean-Pierre Papin, Chris Waddle, Klaus Allofs, Enzo Francescoli, Abedi Pelé, Didier Deschamps, Basile Boli, Marcel Desailly, Rudi Völler, Eric Cantona, cùng nhiều huấn luyện viên nổi tiếng như Franz Beckenbauer, Gérard Gili, Raymond Goethals với tham vọng mang về nhiều thành tích cho đội. Từ năm 1989 đến 1992, OM vô địch Ligue 1 bốn lần liên tiếp cùng một Cúp bóng đá Pháp. Đỉnh cao của OM thời kì này là chức vô địch Champions League bằng bàn thắng của hậu vệ Basile Boli vào lưới AC Milan trong trận chung kết ngày 26 tháng 5 năm 1993 trên sân vận động Olympic tại Munich, Đức. Đây cũng là chức vô địch Champions League duy nhất bóng đá Pháp đạt được đến bây giờ, đồng thời giúp Didier Deschamps trở thành đội trưởng trẻ nhất còn Fabien Barthez là thủ môn trẻ nhất từng đoạt danh hiệu này.

Vụ bán độ OM/Valenciennes sửa

Thành công này không ngờ là điểm bắt đầu cho một thập niên xuống dốc của đội khi chủ tịch Tapie bị phát hiện đã dàn xếp một vụ bán độ tai tiếng bậc nhất trong lịch sử bóng đá Pháp, là vụ bán độ OM/VA. Ông đã mua chuộc các cầu thủ đội Valenciennes (VA) trước trận OM-VA mùa 1992-1993 để đảm bảo Marseille thắng trận để vô địch sớm và không ai bị thương trước trận chung kết Champions League với AC Milan diễn ra ngay sau đó. Hậu quả là OM bị tước chức vô địch Ligue 1 mùa 1992-1993, không được tham dự cúp châu Âu và cúp liên lục địa mùa kế tiếp, đồng thời bị đánh rớt xuống giải hạng nhì Pháp Ligue 2.

Con đường trở lại vinh quang? sửa

Marseille trở lại hạng nhất năm 1996 do sự hậu thuẫn của ông chủ mới của đội Robert Louis-Dreyfus cũng là chủ hãng Adidas. Ông chọn Rolland Courbis làm huấn luyện viên, ký hợp đồng với các cầu thủ Fabrizio Ravanelli, Laurent Blanc, Andreas Köpke để cuối mùa bóng 1996-1997 OM xếp thứ 11. Mùa 1998-1999 OM kỉ niệm 100 năm thành lập với đội hình gồm những ngôi sao như Robert Pirès, Florian Maurice, Christophe Dugarry, William Gallas và vị trí thứ hai sau Girondins Bordeaux tại Ligue 1. Cũng mùa này, đội lọt vào chung kết UEFA Cup rồi thua Parma 0-3. Tháng 11 năm 1999, Courbis phải rời đội do khởi đầu mùa bóng mới khá thất vọng.

Năm 2004 OM lại vào trận chung kết cúp UEFA, sau khi lần lượt đánh bại Dnipro Dnipropetrovsk, Inter Milan, LiverpoolNewcastle United đầy ấn tượng rồi lại thua Valencia bấy giờ vừa vô địch Tây Ban Nha với tỉ số 0-2. Người hâm mộ OM lại phải tiếp tục chờ một chức vô địch quan trọng từ 1993 đến nay.

Tháng 1 năm 2007, doanh nhân Canada Jack Kachkar đàm phán với Dreyfus để mua OM nhưng do ông thương thảo quá lâu nên ngày 22 tháng 3 ông Dreyfus quyết định không bán đội.[21]

Tháng 5 năm 2007 OM vào trận chung kết Cúp bóng đá Pháp gặp FC Sochaux-Montbéliard, và lại thua trên loạt sút luân lưu sau khi hòa 2-2 trong giờ đấu chính thức. Đội kết thúc mùa 2006-2007 ở hạng thứ hai sau Lyon, giành quyền tham dự Champions League mùa sau. Trước đó đội đã thua PSG 1-2 trong trận chung kết cúp quốc gia năm 2006.

Tại giải Champions League, bằng trận thắng bất ngờ 1-0 trên sân Anfield của Liverpool năm 2007 bởi bàn thắng đẹp của Mathieu Valbuena, OM là đội bóng Pháp đầu tiên thắng tại sân nhà Liverpool. Nhưng đội lại thua Liverpool 0-4 tại Vélodrome qua đó Liverpool là đội bóng Anh đầu tiên thắng trận tại đây.[22]

Đầu tháng 5 năm 2009 khi OM đang dẫn đầu Ligue 1 thì huấn luyện viên Eric Gerets tuyên bố sẽ ra đi vào cuối mùa, và việc này đã gây ít nhiều xáo trộn trong đội. Ngay sau đó ban lãnh đạo Marseille tuyên bố Didier Deschamps cựu cầu thủ OM sẽ dẫn dắt đội từ mùa bóng 2009-2010.

Tại mùa bóng đầu tiên dẫn dắt Marseille, Deschamps đã đưa Marseille đến chức vô địch nước Pháp lần thứ 9 trong lịch sử sau 18 năm chờ đợi. Cùng trong mùa giải 2009 - 2010, Marseille còn giành chiếc cúp Liên đoàn lần đầu tiên.

Sau khi ông chủ Robert Louis-Dreyfus qua đời, Marseille được chuyển giao cho con gái của ông Robert Louis-Dreyfus. Ở mùa giải 2010 - 2011, đội bóng đã lọt vào vòng 2 của Champions League. Kết thúc mùa giải, Marseille bảo vệ thành công chiếc cúp Liên đoàn, song chỉ xếp thứ 2 ở Ligue 1 và để mất chức vô địch vào tay Lille.

Sân vận động sửa

Từ năm 1904 đến 1937, Marseille chơi tại sân Stade de l'Huveaune sức chứa 15 000 khán giả do chính đội sở hữu, khác với sân Stade Vélodrome hiện nay do đội thuê lại. Từ năm 1937 đến nay OM thuê Stade Vélodrome làm sân nhà tuy vậy có một số thời điểm đội vẫn dùng sân l'Huveaune, như thời Marcel Leclerc để buộc chính quyền thành phố Marseille phải giảm giá cho thuê sân Vélodrome, hoặc khi sân Vélodrome sửa chữa chuẩn bị cho vòng chung kết Euro 1984 và World Cup 1998.

Lần sửa năm 1998 tạo thêm hai khán đài bắc (Virage Nord) và khán đài nam (Virage Sud) cùng với hai khán đài chính Jean Bouin và Ganay có tổng sức chứa 60 013 khán giả, thường xuyên đầy kín các cổ động viên trung thành của đội. Người hâm mộ hy vọng chính quyền thành phố sẽ sớm tăng sức chứa cũng như lợp mái che tất cả các khán đài.

Trước mỗi trận đấu tại Vélodrome người ta thường được nghe bài hát Jump của ban nhạc rock Van Halen, còn khi OM ghi bàn cổ động viên hay hát bài Come with Me của Puff Daddy.

Hiện tại, để chuẩn bị cho Euro 2016, một dự án nâng cấp sân Velodrome đã được thông qua, theo đó, toàn bộ khán đài sẽ được lợp mái che và sức chứa sẽ lên tới 65000 đến 70000 người.

Cổ động viên sửa

Không khí trên sân Stade Vélodrome khi OM thi đấu luôn sôi động so sự cuồng nhiệt của khán giả, đặc biệt từ sức cổ vũ của các hội cổ động viên của đội ở hai khán đài bắc và nam phía sau khung thành. Họ thường sử dụng pháo sáng, những lá cờ to và thường ngồi xếp thành biểu trưng của đội bóng.

Khán đài bắc-Patrice de Peretti

Khán đài bắc dành cho các hội cổ động viên Yankee Nord Marseille, Marseille Trop Puissant, Fanatics, Dodgers. Các hội thường mua vé xem trọn mùa từ đầu giải rồi chia lại cho các hội viên. Từ năm 2002 khán đài bắc chính thức mang tên Patrice de Peretti (1972-2000), cố sáng lập viên đồng thời là lãnh đạo hội cổ động viên Marseille Trop Puissant.

Khán đài nam

Khán đài nam thường dành cho các hội cổ động viên Commando Ultras 1984, South Winners, Amis de l'OM, Club Central des Supporteurs.

Livorno - AEK - Marseille

Giữa ba đội bóng AS Livorno (Ý), AEK Athens (Hy Lạp), và Olympique Marseille có quan hệ rất mật thiết. Cổ động viên OM thường trưng biểu ngữ ủng hộ hai câu lạc bộ này.

Các mùa bóng của Olympique de Marseille sửa

Các kỷ lục sửa

  • Đội bóng Pháp duy nhất từng vô địch Champions League/European Cup: 1993
  • Bị thủng lưới ít nhất trong một mùa bóng: 21 bàn thua (mùa 1991-1992).
  • Thắng trên sân khách nhiều nhất trong một mùa: 12 trận (mùa 1971-1972). (kỉ lục ngang với Saint-Etienne và Lyon).
  • Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa: Josip Skoblar, 44 bàn, đoạt chiếc giày vàng châu Âu mùa 1970-1971.

Danh hiệu sửa

OM đã 9 lần vô địch hạng nhất Pháp, xếp sau AS Saint-Étienne với 10 lần, Marseille hai lần đoạt "cú đúp" gồm chức vô địch hạng nhất và cúp quốc gia năm 1972 và 1989. Đội cũng là câu lạc bộ Pháp duy nhất từng vô địch UEFA Champions League với danh hiệu năm 1993.

Danh hiệu quốc tế sửa

Danh hiệu trong nước sửa

Danh hiệu vùng sửa

  • Championnat DH Sud-Est
    • Vô địch (4): 1927, 1929, 1930, 1931
  • Championnat USFSA Littoral
    • Vô địch (6): 1904, 1905, 1906, 1907, 1908, 1919

Các giải giao hữu sửa

  • 1 Tournament of Bruxelles (1937)
  • 1 Ludo Coeck Trophy (1987)
  • 1 Tournament of Auxerre (1988)
  • 1 Tournament of Marseille (1990)
  • 1 Tournament of Paris (1991)
  • 1 Tournoi de l'Amitié (1992)
  • 1 Mediterranean Cup (1995)
  • 1 Coupe des Rois (2000)
  • 1 Défi Celte TV Breizh (2001)
  • 1 Ciutat de Barcelona Trophy (2005)
  • 1 Challenge Michel Moretti (2008)

Cầu thủ sửa

Đội hình hiện tại sửa

Tính đến ngày 1/2/2024[25]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
1 TM   Simon Ngapandouetnbu
3 HV   Quentin Merlin
4 HV   Samuel Gigot (đội phó)
5 HV   Leonardo Balerdi
6 HV   Ulisses Garcia
7 HV   Jonathan Clauss
8 TV   Azzedine Ounahi
10   Pierre-Emerick Aubameyang
11 TV   Amine Harit
14   Faris Moumbagna
16 TM   Pau López
17 TV   Jean Onana (mượn từ Beşiktaş)
18 HV   Bamo Meïté (mượn từ Lorient)
Số VT Quốc gia Cầu thủ
19 TV   Geoffrey Kondogbia (đội phó thứ 2)
20   Joaquín Correa (mượn từ Inter Milan)
21 TV   Valentin Rongier (đội trưởng)
22 TV   Pape Gueye
23   Ismaïla Sarr
27 TV   Jordan Veretout
29   Iliman Ndiaye
34 TV   Bilal Nadir
36 TM   Rubén Blanco
37 TV   Emran Soglo
44   Luis Henrique
62 HV   Amir Murillo
99 HV   Chancel Mbemba

Cho mượn sửa

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
  Luis Henrique (cho mượn tại Botafogo đến 31 tháng 12 năm 2023)

Đội dự bị sửa

Tính đến 1 tháng 1 năm 2023[26]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
TM   Evan Huriez
TM   Jelle van Neck
HV   Nassim Ahmed
HV   Thomas Antunes
HV   Amay Caprice
HV   Rayan Dehilis
HV   Hugo Dupont
HV   Aaron Kamardin
HV   Yakine Said M'Madi
HV   Roggerio Nyakossi
TV   Ugo Bertelli
TV   Naim Chadhuli
Số VT Quốc gia Cầu thủ
TV   Bastien Dessus
TV   Rayan Hassad
TV   Bilal Nadir
TV   Paolo Sciortino
TV   Emran Soglo
  Aylan Benyahia-Tani
  Esey Gebreyesus
  Ibtoihi Hadhari
  Jores Rahou
  Pedro Ruiz
  Sayha Seha

Cầu thủ nổi tiếng sửa

|}

Quả bóng vàng châu Âu sửa

Cầu thủ đoạt giải Quả bóng vàng châu Âu khi đang chơi cho Olympique de Marseille:

Chiếc giày vàng châu Âu sửa

Cầu thủ đoạt giải Chiếc giày vàng châu Âu khi đang chơi cho Olympique de Marseille:

Huấn luyện viên và chủ tịch nổi tiếng sửa

Bản mẫu:Go

Tham khảo sửa

  • Alain Pécheral (2007). La grande histoire de l'OM. L'Équipe. ISBN 2-916400-07-9.
  • Thierry Agnello (2008). Droit au but: l'histoire de l'Olympique de Marseille. Hugo Sport. ISBN 978-2-7556-0183-1.

Ghi chú sửa

  1. ^ “#33 – Olympique de Marseille : les Phocéens” (bằng tiếng Pháp). Footnickname. 3 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2021.
  2. ^ “#298 – Olympique de Marseille : les Minots” (bằng tiếng Pháp). Footnickname. 25 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2021.
  3. ^ “Le stade Orange Vélodrome, une enceinte unique” [Sân vận động Orange Vélodrome, một địa điểm độc đáo] (bằng tiếng Pháp). OM.fr. 17 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ “L'OM vendu 45 millions d'euros par Margarita Louis-Dreyfus à Frank McCourt” [OM được Margarita Louis-Dreyfus bán với giá 45 triệu euro cho Frank McCourt] (bằng tiếng Pháp). L'Équipe. 16 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2016.
  5. ^ “Attendances 2007/08”. ligue1.com. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2009.
  6. ^ (tiếng Pháp) “L'histoire de l'Olympique de Marseille”. om4ever.com. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2008.
  7. ^ (tiếng Pháp) “L'Olympique de Marseille”. Football magazine (23). tháng 12 năm 1961. tr. 12.
  8. ^ (tiếng Pháp) Pécheral, Alain (2007). L'Équipe (biên tập). La grande histoire de l'OM (Des origines à nos jours). tr. tr. 10-11. ISBN 2916400079.
  9. ^ a b (tiếng Pháp) Collectif. L'Équipe (biên tập). Olympique de Marseille - Un club à la une. tr. tr. 7. ISBN 2915535019. Đã bỏ qua tham số không rõ |yẻa= (trợ giúp)
  10. ^ a b c (tiếng Anh) Frédéric Pauron (ngày 24 tháng 4 năm 2004). “France 1892-1919”. rsssf.com. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2008.
  11. ^ (tiếng Pháp) “La Saison 1922-1923, l'OM recrute des vedettes”. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |source= (trợ giúp)
  12. ^ (tiếng Pháp) “Finale du Championnat de France 1929 OM Club Français 3 à 2”. om4ever.com. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2008.
  13. ^ “History of l'OM”. OM official site. ngày 8 tháng 4 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2007.
  14. ^ “La Saison 1931/1932, l'OM Champion du Sud-Est adhère au professionnalisme”. om4ever.com. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2008.
  15. ^ a b (tiếng Anh) “France - First Division Results and Tables 1932-1998”. rsssf.com. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2008.
  16. ^ “Première journée du championnat de France 1932-1933”. lfp.fr. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2008.
  17. ^ (tiếng Pháp) Collectif (2007). L'Équipe (biên tập). Coupe de France: la folle épopée. tr. tr. 350. ISBN 2915535620.
  18. ^ (tiếng Pháp) Collectif (1982). Atlas (biên tập). 100 ans de football en France. tr. tr. 131-132. ISBN 2731201088.
  19. ^ (tiếng Pháp) Collectif (2007). L'Équipe (biên tập). Coupe de France: la folle épopée. tr. tr. 431. ISBN 2915535620.
  20. ^ France Football, N°2936 bis, PP 28-29 La nuit des longs couteaux à l'OM
  21. ^ “Kachkar, It's over now”. RTL. ngày 29 tháng 3 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2007.
  22. ^ Marseille 0-4 Liverpool BBC Sport - ngày 11 tháng 12 năm 2007
  23. ^ Trước năm 2002, giải vô địch bóng đá Pháp có tên là Division 1.
  24. ^ The trophy was known as Challenge des champions until 1995, and as Trophée des Champions ever since.
  25. ^ “Equipe professionnelle 2023–2024”. Olympique de Marseille. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2023.
  26. ^ Olympique de Marseille. “Equipe Nationale 2 2018–2019”. OM.net. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2018.

Liên kết ngoài sửa