Ovalentaria[1] hay Ovalentariae[2] (từ tiếng La tinh. "ovum" = trứng, noãn; "lentae" = dính, dai) là một đơn vị phân loại đa dạng loài cá (một nhóm phân loại) từ một nhóm cá dạng cá vược (Percomorpha).

Ovalentaria
Cá nhói (Xenentodon cancila)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Osteichthyes
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Actinopteri
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Nhánh Osteoglossocephalai
Nhánh Clupeocephala
Nhánh Euteleosteomorpha
Nhánh Neoteleostei
Nhánh Eurypterygia
Nhánh Ctenosquamata
Nhánh Acanthomorphata
Nhánh Euacanthomorphacea
Nhánh Percomorphaceae
Nhánh Ovalentaria
Các siêu bộ và bộ
Xem văn bản.

Ovalentaria bao gồm các nhóm lớn cá nước ngọt nhiệt đới (như CichlidaeCyprinodontiformes), cá sinh sống trong rạn san hô (như PomacentridaeBlennioidei) cùng các nhóm cá sinh sống trong cả môi trường nước mặn, nước lợ và nước ngọt (như Ambassidae, MugilidaeAtherinomorpha). Các tác giả đã thiết lập đơn vị phân loại này là William Leo Smith từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field và Thomas J. Near từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Peabody vào năm 2012. Đơn vị phân loại này chứa khoảng 4.800 loài cá trong khoảng 45 họ, hay 27% các họ cá dạng cá vược và 16% tất cả các loài cá trong lớp cá vây tia (Actinopterygii). Mối quan hệ gần của các nhóm cá có bề ngoài rất khác biệt này dựa trên các nghiên cứu phát sinh chủng loài cấp độ phân tử và bị giới hạn bởi đặc trưng hình thái học duy nhất dựa theo cách thức duy trì trứng của nhóm cá này là đẻ trứng ở đáy, dính với nhau bằng các sợi màng đệm[1].

Tính đơn ngành của các bộ phận của Ovalentaria đã được tìm thấy trong các công trình nghiên cứu phát sinh chủng loài trước đây[3][4], nhưng không một nghiên cứu nào bao gồm tất cả các đơn vị phân loại của nhánh này.

Năm 2009, một nhóm các nhà ngư học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Pháp (Muséum National d'Histoire Naturelle) tại Paris đã xác định các nhóm có quan hệ gần với thành phần tương tự như Ovalentaria và đề xuất tạo ra một bộ mới, được họ đặt tên là "Stiassnyiformes"[5][6], để vinh danh người phụ trách Phòng Ngư học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ (American Museum of Natural History) là Melanie Stiassny, người lần đầu tiên đặt ra vấn đề cho rằng cá đối (Mugilidae) có quan hệ họ hàng gần với cá thia (Pomacentridae) và cá bảy màu (Poeciliidae) vào năm 1993[7]. Tuy nhiên, họ đã không đưa ra miêu tả chính thức đầu tiên và không tính tới nguyên tắc trong việc đặt các bậc phân loại sinh học, chẳng hạn một bộ (như Cyprinodontiformes) không thể thuộc về một bộ khác.

Định nghĩa sửa

Ovalentaria là đơn vị phân loại dựa theo nút (node-based taxon), chứa tổ tiên chung gần nhất của Ambassis urotaenia, Mugil cephalus, Embiotoca lateralis, Pseudochromis fridmani, Gobiesox maeandricus, Gillellus semicinctus, Polycentrus schomburgkii, Pholidichthys leucotaenia, Cichla temensis, Labidesthes sicculus, Gambusia affinisOryzias latipes và bao gồm tất cả các hậu duệ của tổ tiên chung này.

Đặc trưng sửa

Đặc điểm chung của Ovalentaria là đẻ trứng ở đáy và gắn trứng đẻ ra bằng các sợi dính xung quanh lỗ noãn vào nền nơi sinh sản. Trong 5 đơn vị phân loại của Ovalentaria là Embiotocidae, Zenarchopteridae, Goodeidae, Poeciliidae và một số loài trong Labrisomidae thì việc sinh sản phát triển thành thai sinh (đẻ con). Thai sinh trong các trường hợp này là thứ cấp và đã phát triển độc lập. Ở các nhóm khác, như nhóm đẻ trứng ngoài biển khơi thứ cấp (chẳng hạn họ Exocoetidae (dù vẫn có sợi dính vào chất nền) và một số loài trong họ Belonidae) hay nhóm có các sợi dính nhạy cảm áp suất (như MugilidaeEmbiotocidae) thì đẻ trứng đáy cũng bị mất đi một phần nào. Trong phạm vi Ovalentaria việc chăm sóc cá con mới sinh được quan sát thấy ở nhiều nhóm (như Cichlidae hay Pholidichthys)[8][9].

Ngoài ra, nhiều loài trong Ovalentaria còn chia sẻ một vài đặc điểm sau, dù chúng không là đặc trưng chẩn đoán có thể sử dụng trong khắp cả nhánh này, nhưng là quan trọng trong phạm vi Ovalentaria.

  • Mất đi sụn liên cung (interarcual), một sụn nằm giữa các xương thượng mang (epibranchial) I và hầu mang II (pharyngobranchial), các xương của bộ xương cung mang.
  • Mất đi chồi phụ thần kinh (trên trục thần kinh).
  • Số lượng xương hầu mang giảm đi.
  • Số lượng tia xương hỗ trợ màng mang (branchiostegal) giảm đi.
  • Hợp nhất một số phần của xương vây đuôi.

Hệ thống học sửa

Phát sinh chủng loài nội bộ Percomorphaceae là như sau:

 Percomorphaceae 

Anabantaria  

Carangaria  

Ovalentaria  

Eupercaria  

Gobiaria  

Pelagiaria  

Syngnatharia  

Batrachoidaria  

Ophidiaria  


Ovalentaria có quan hệ họ hàng gần với hai nhánh có quan hệ chị-em trong Percomorphaceae là:

Cả ba nhánh này cùng nhau hợp thành nhóm có quan hệ chị-em với Eupercaria, trong đó hiện nay người ta cho rằng bao gồm Lophiiformes, Tetraodontiformes, Perciformes nghĩa mới và một vài bộ khác.

Biểu đồ sau đây thể hiện mối quan hệ giữa các nhánh của Ovalentaria[2][10]:

 Ovalentaria 

 Polycentridae

  Cichlomorphae 

 Pholidichthyidae

 Cichlidae

 Atherinomorphae 

 Beloniformes

 Atheriniformes

 Cyprinodontiformes

 Ambassidae

 Congrogadidae

 Pomacentridae

 Embiotocidae

 Mugilomorphae 

 Mugiliformes

  Lipogramma (Grammatidae)

 Plesiopidae

 Pseudochromidae

 Gramma (Grammatidae)

 Opistognathidae

 Blenniimorphae 

 Gobiesociformes

 Blenniiformes

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Peter C. Wainwright, W. Leo Smith, Samantha A. Price, Kevin L. Tang, John S. Sparks, Lara A. Ferry, Kristen L. Kuhn, Ron I. Eytan & Thomas J. Near, 2012. The Evolution of Pharyngognathy: A Phylogenetic and Functional Appraisal of the Pharyngeal Jaw Key Innovation in Labroid fishes and Beyond. Syst. Biol. 61(6):1001-1027, doi:10.1093/sysbio/sys060
  2. ^ a b Ricardo Betancur-R., Richard E. Broughton, Edward O. Wiley, Kent Carpenter, J. Andrés López, Chenhong Li, Nancy I. Holcroft, Dahiana Arcila, Millicent Sanciangco, James C Cureton II, Feifei Zhang, Thaddaeus Buser, Matthew A. Campbell, Jesus A Ballesteros, Adela Roa-Varon, Stuart Willis, W. Calvin Borden, Thaine Rowley, Paulette C. Reneau, Daniel J. Hough, Guoqing Lu, Terry Grande, Gloria Arratia, Guillermo Ortí, 2013. The Tree of Life and a New Classification of Bony Fishes Lưu trữ 2013-10-13 tại Wayback Machine. PLOS Currents Tree of Life. 18-4-2013 [sửa đổi cuối: 23-4-2013]. Ấn bản 1. doi:10.1371/currents.tol.53ba26640df0ccaee75bb165c8c26288
  3. ^ William Leo Smith và Ward C. Wheeler, 8/2004: Polyphyly of the mail-cheeked fishes (Teleostei: Scorpaeniformes): evidence from mitochondrial and nuclear sequence data. Mol. Phylogenet. Evol., 32(2): 627-646 Tóm tắt[liên kết hỏng]
  4. ^ Setiamarga D.H., Miya M., Yamanoue Y., Mabuchi K., Satoh T.P., Inoue J.G., Nishida M., 11/2008: Interrelationships of Atherinomorpha (medakas, flyingfishes, killifishes, silversides, and their relatives): The first evidence based on whole mitogenome sequences. Mol. Phylogenet. Evol., 49(2): 598-605 doi:10.1016/j.ympev.2008.08.008
  5. ^ Blaise Li, Agnès Dettaï, Corinne Cruaud, Arnaud Couloux, Martine Desoutter-Meniger, Guillaume Lecointre, 2/2009: RNF213, a new nuclear marker for acanthomorph phylogeny. Mol. Phylogenet. Evol., 50(2): 345-363 doi:10.1016/j.ympev.2008.11.013
  6. ^ AMNH, AMNH scientists honored with an array of scientific names
  7. ^ Melanie L. J. Stiassny, 1/1993. What are Grey Mullets? Bulletin of Marine Science, 52(1): 197-219
  8. ^ Ellen Thaler: Aalgrundeln und ihre Vermehrung im Aquarium. Trong: Koralle. Nr. 39, 2006
  9. ^ W. Frische, L. Gesset: Geheimnisvolle Aalgrundeln. Trong: DATZ (Die Aquarien und Terrarienzeitschrift). 59. 1
  10. ^ Betancur-R. R., E. Wiley, N. Bailly, A. Acero, M. Miya, G. Lecointre, G. Ortí. 2017. Phylogenetic Classification of Bony Fishes – Phiên bản 4, 2017. BMC Evolutionary Biology BMC series – open, inclusive and trusted 2017 17: 162, doi:10.1186/s12862-017-0958-3.