Paragonit là một loại khoáng vật liên quan đến muscovit. Công thức hóa học của nó là NaAl2[(OH)2|AlSi3O10]. Một solvus rộng tách muscovit ra từ paragonit, vì vậy có ít dung dịch rắn cùng với vector Na+K+mica là thành phần trung gian chủ yếu phát triển đan xen nhau của hai mica riêng biệt, một là loại giàu K, và loại còn lại giàu Na. Paragonit là một khoáng vật phổ biến trong các đá biến chất thuộc tướng đá phiến lam cùng với các khoáng vật natri khác như albit, jadeitglaucophan. Trong quá trình chuyển tiếp từ tướng đá phiến lam sang phiến lục, paragonit và glaucophan được chuyển thành cloritalbit.[4]

Paragonit
Paragonit với granat
Thông tin chung
Thể loạiSilicat lớp
Mica
Công thức hóa họcNaAl2[(OH)2|AlSi3O10]
Phân loại Strunz09.EC.15
Hệ tinh thểmột nghiêng (2/m) Nhóm không gian: C 2/m
Nhận dạng
Màukhông màu, vàng nhạt, xám, trắng xám, lục sáng
Dạng thường tinh thểkhối, sợi, tấm
Song tinhphổ biến trên trục [310] ít phổ biến trên mặt {001}
Cát khaihoàn toàn theo trục {001}
Vết vỡMica
Độ bềndẻo
Độ cứng Mohs2,5 - 3
Ánhngọc trai
Màu vết vạchtrắng
Tính trong mờtrong suốt đến mờ
Tỷ trọng riêng2,78
Thuộc tính quanghai trục (-)
Chiết suấtnα = 1.564 - 1.580 nβ = 1.594 - 1.609 nγ = 1.600 - 1.609
Khúc xạ képδ = 0.036
Tán sắcr < v mạnh
Huỳnh quangkhông
Tham chiếu[1][2][3]

Khoáng vật này được mô tả đầu tiên năm 1843 cho mẫu ở núi Campione, Tessin, Thụy Sĩ.[2] Tên gọi xuất phát từ tiếng Hy Lạp paragon, nghĩa là hiểu nhầm, do nó có vẻ bề ngoài tương tự như talc.[3]

Tham khảo sửa

  1. ^ Mindat
  2. ^ a b Webmineral
  3. ^ a b Handbook of Mineralogy
  4. ^ Deer, W. A. (2006). Rock-forming minerals, Volume 3A Micas (ấn bản 2). Geological Society of London. tr. 302. ISBN 978-1-86239-142-0.