Pháp lệnh Quốc ca

pháp lệnh hình sự hóa hành vi xúc phạm đối với Quốc ca nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Pháp lệnh quốc ca (tiếng Trung: 國歌條例; Hán-Việt: Quốc ca điều lệ) là một pháp lệnh của Hồng Kông nhằm hình sự hóa "việc xúc phạm quốc ca Trung Quốc" (Nghĩa dũng quân tiến hành khúc). Nó sẽ được giới thiệu như là một luật sở tại để đáp ứng với Luật của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Quốc ca (Luật Quốc ca).[1] Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu liên quan đến luật quốc ca vào đầu năm 2017.[2] Quy định có hiệu lực vào ngày 12 tháng 6 năm 2020.[3]

Pháp lệnh Quốc ca
Hội đồng Lập pháp Hồng Kông
Pháp lệnh quy định về việc chơi và hát quốc ca Trung Quốc, để bảo vệ và quảng bá quốc ca ở Hồng Kông; và cho các vấn đề phụ.
Trích dẫnPháp lệnh số 2 của năm 2020
Phạm vi lãnh thổ Hồng Kông
Được xem xét bởiHội đồng Lập pháp Hồng Kông
Ngày ký tên11 tháng 6 năm 2020
Ngày bắt đầu12 tháng 6 năm 2020
Lịch sử lập pháp
Dự luậtDự luật Quôc ca
Dự luật xuất bản vào11 tháng 1 năm 2019
Được giới thiệu bởiCục trưởng Cục Công việc Nội địa và Chế độ chính trị Nhiếp Đức Quyền
Đọc thứ nhất23 tháng 1 năm 2019
Đọc thứ hai28 tháng 5 năm 2020
Đọc thứ ba4 tháng 6 năm 2020
Trạng thái: Có hiệu lực
Bản nhạc bài "Nghĩa dũng quân tiến hành khúc", quốc ca của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Nội dung sửa

Dự luật bao gồm 6 phần:[1]

  • Phần 1 đóng vai trò là phần mở đầu, xác định rõ khái niệm "quốc ca" và "quốc kì".
  • Phần 2 ra lệnh cho các quy định liên quan đến việc trình diễn và hát quốc ca; ví dụ, yêu cầu "toàn bộ cá nhân và tổ chức" thể hiện thái độ tôn trọng và trang nghiêm với quốc ca Trung Quốc.
  • Phần 3 mô tả về việc bảo vệ quốc ca. Luật cấm công dân sử dụng quốc ca trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như cho mục đích thương mại hoặc làm nhạc nền. Nó cũng cấm công dân xúc phạm quốc ca bằng bất kì cách nào, như thay đổi lời bài hát hay hát nó theo cách bị bóp méo.
  • Phần 4 liên quan đến việc thúc đẩy quốc ca. Luật yêu cầu các cơ sở giáo dục tiểu học và trung học phải kết hợp quốc ca trong chương trình giảng dạy, bao gồm cả việc hát, lịch sử và nghi thức liên quan đến nó. Luật cũng yêu cầu tất cả các đài truyền hình âm thanh và truyền hình phải chơi quốc ca khi được Cơ quan Truyền thông yêu cầu.
  • Phần 5 chứa các điều khoản bổ sung. Luật tuyên bố trong trường hợp không thống nhất giữa quy định này và Luật của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Quốc ca được Quốc hội Trung Quốc thông qua, thì nên áp dụng quy định này.
  • Phần 6 chứa các sửa đổi hệ quả đối với các pháp lệnh khác, ví dụ như thêm các đoạn liên quan đến việc sử dụng quốc ca vào Pháp lệnh Thương hiệu.

Bối cảnh sửa

Mối quan hệ giữa Chính phủ Hồng Kông và Trung ương ngày càng căng thẳng sau các cuộc biểu tình ở Hồng Kông năm 2014 và thường dẫn đến việc người Hồng Kông công khai la ó quốc ca Trung Quốc tại các trận đấu thể thao.[4] Sự cố đầu tiên là trong trận đấu với Maldives tại vòng loại FIFA World Cup 2018 tại sân vận động Vượng Giác vào tháng 6 năm 2015, khi người hâm mộ la ó trong khi quốc ca được chơi trước trận đấu.[5] Tiếng la ó lại tái diễn trong một trận đấu khác với Qatar vào tháng 9/2015. FIFA đã đưa ra cảnh báo cho Hiệp hội bóng đá Hồng Kông (HKFA) về hành vi của người hâm mộ và ban hành án phạt 5.000CHF cho Qatar. HKFA đã bị phạt 10.000CHF (77.150 đô la Hồng Kông) một lần nữa vì la ó trước trận đấu trên sân nhà với Trung Quốc vào ngày 17 tháng 11 năm 2015.[6]

Đáp lại, chính quyền trung ương Trung Quốc có ý định áp dụng luật quốc ca đối với Hồng Kông cũng như đại lục, cho rằng nó sẽ giúp thúc đẩy các giá trị xã hội và thúc đẩy tinh thần yêu nước.[7] Luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Quốc ca (Luật Quốc ca) đã được thông qua tại phiên họp thứ 29 của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc khoá XII (NPCSC) vào ngày 1 tháng 9 năm 2017, và có hiệu lực tại Đại lục vào ngày 1 tháng 10 năm 2017. Luật đặt ra các quy định trong việc sử dụng quốc ca. Luật cấm chơi quốc ca trong các quảng cáo thương mại và yêu cầu người tham dự tại các sự kiện phải đứng nghiêm trang khi bài quốc ca này được trình diễn. Những người vi phạm luật mới, bao gồm cả những người sửa đổi lời hay chế nhạo bài hát hoặc chơi nó trong những dịp "không phù hợp", có thể bị giam giữ tới 15 ngày hoặc đối mặt với việc truy tố hình sự.[8]

Vào ngày 4 tháng 11 năm 2017, NPCSC đã thông qua quyết định bổ sung Luật Quốc ca vào Phụ lục III của Luật Cơ bản của Hồng Kông. Theo Điều 18(2) của Luật Cơ bản, các luật nhà nước được liệt kê trong Phụ lục III của Luật Cơ bản sẽ được áp dụng tại địa phương bằng cách ban hành hoặc thông qua quá trình luật pháp của Đặc khu hành chính Hồng Kông (HKSAR).[1]

Thúc đẩy sửa

Vào ngày 8 tháng 1 năm 2019, Hội nghị Hành chính đã soạn thảo dự luật quốc ca [9] và đệ trình lên Hội đồng Lập pháp (LegCo) hai tuần sau đó.[10] Sau lần đọc đầu tiên, quá trình lập pháp đã bị cản trở bởi các thành viên thuộc phe dân chủ, và sau đó là nhiều tháng bất ổn xã hội gây ra bởi các cuộc biểu tình cho đến mùa hè vào tháng 7.[11]

Vào ngày 11 tháng 6 năm 2020, Pháp lệnh Quốc ca được ký bởi Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga. Nó có hiệu lực vào ngày hôm sau sau khi được đăng trên Công báo Chính phủ Hồng Kông.[12]

Mối quan tâm sửa

Craig Choy thuộc Nhóm Luật sư Tiến bộ cho biết thật không thực tế khi hy vọng tất cả những người phục vụ và khách hàng tại một quán ăn địa phương sẽ đứng lên khi nghe quốc ca trên TV, và đề nghị các nhà đài địa phương nên ngừng chơi bài hát để tránh tranh cãi. Giảng viên luật chính của Đại học Hồng Kông Eric Cheung cũng cho biết sẽ không thực tế nếu bao gồm một điều khoản về yêu cầu một người phải đứng hát. Ông cũng nói rằng "sẽ khá đáng sợ" nếu "bạn phải tuân theo hệ tư tưởng và biểu hiện của chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc đại lục".[13]

Eric Cheung cũng nói thêm các điều khoản "ý thức hệ" và "hướng dẫn" trong luật quốc ca đề xuất của chính phủ, bao gồm một điều khoản quy định rằng các trường tiểu học và trung học sẽ cần dạy học sinh hát và hiểu lịch sử của "Nghĩa dũng quân tiến hành khúc", là một "sự lệch lạc hoàn toàn" từ các quy định pháp luật thông thường. Trong phiên bản đại lục của luật, "các trường trung học cơ sở và tiểu học sẽ coi quốc ca là một thành phần quan trọng trong giáo dục để thúc đẩy lòng yêu nước, tổ chức cho học sinh học hát quốc ca và dạy học sinh về lịch sử và tinh thần của quốc ca và để quan sát nghi thức biểu diễn và hát quốc ca".[14] Cheung nói rằng nếu quy định được nêu nhưng nó không trừng phạt người phạm tội, có thể có những người cố tình tham gia vào một hành động như vậy và nó sẽ làm giảm sự nghiêm trọng và nhân phẩm của pháp luật.[15]

Đáp lại những lo ngại và kêu gọi một dự luật trắng và tham vấn cộng đồng, Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã bác bỏ bằng cách nói rằng "Tôi không hiểu tại sao người ta phải nhấn mạnh vào thuật ngữ 'tham vấn cộng đồng'," và gọi từ này chỉ là một "chiêu bài" ". Bà cũng khẳng định dự luật chỉ đề xuất những người cố tình xúc phạm quốc ca và người dân không cần lo lắng về điều đó.[16]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c “Legislative Council Panel on Constitutional Affairs - Local Legislation to Implement the National Anthem Law” (PDF). The Legislative Council of Hong Kong. ngày 23 tháng 3 năm 2018.
  2. ^ 沈春耀 (22 tháng 6 năm 2017). “关于《中华人民共和国国歌法(草案)》的说明”. 中国人大网 (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2017. 今年初,习近平总书记对国歌立法作出重要批示。全国人大常委会高度重视,将国歌法列入2017年立法工作计划。
  3. ^ “National Anthem Bill” (PDF). The Legislative Council of Hong Kong. ngày 11 tháng 1 năm 2019.
  4. ^ “Hong Kong-China: A growing football rivalry or just politics?”. BBC News. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2016.
  5. ^ “Don't boo China national anthem, Hong Kong FA begs fans ahead of Maldives game”. South China Morning Post. ngày 25 tháng 6 năm 2015.
  6. ^ “Hong Kong Football Association fined again by Fifa for booing China national anthem”. South China Morning Post. ngày 14 tháng 1 năm 2016.
  7. ^ “Explainer: what will China's national anthem law mean for Hong Kong?”. South China Morning Post. ngày 30 tháng 8 năm 2017.
  8. ^ “Why the national anthem law is a matter of concern”. Ej Insight. ngày 30 tháng 8 năm 2017.
  9. ^ Lum, Alvin (9 tháng 1 năm 2019). “Hong Kong Executive Council's move to table national anthem bill stirs controversy”. South China Morning Post. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  10. ^ “National Anthem Bill gazetted today”. The Government of the HKSAR. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  11. ^ “Meeting Schedule, Voting Results and Records of Proceedings”. Legislative Council of the HKSAR. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  12. ^ “CE signs National Anthem Ordinance (with photos)”. HKSAR Government Press Releases. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  13. ^ “Any law requiring Hongkongers to stand for national anthem would be 'unrealistic' and 'impractical' – legal experts”. Hong Kong Free Press. ngày 6 tháng 11 năm 2017.
  14. ^ “Hong Kong's Chinese national anthem law 'shouldn't include rule for schools', legal scholar says”. South China Morning Post. ngày 19 tháng 3 năm 2018.
  15. ^ “Hong Kong's proposed national anthem law deviates from common law norms, says legal scholar”. Hong Kong Free Press. ngày 19 tháng 3 năm 2018.
  16. ^ “No need for formal consultation over law against national anthem abuse, says Hong Kong leader”. South China Morning Post. ngày 17 tháng 3 năm 2018.

Liên kết ngoài sửa