Phúc âm Máccô là một trong bốn sách Phúc âm trong Tân Ước viết về cuộc đời, sự chết và sự Phục sinh của Chúa Giê-xu. Ba Phúc âm còn lại là Phúc âm Matthew (Phúc âm Mát-thêu hay Phúc âm Ma-thi-ơ), Phúc âm Luke (Phúc âm Lu-ca) và Phúc âm John (Phúc âm Gio-an hay Phúc âm Giăng). Trong tiếng Việt sách này được gọi là Tin lành theo Thánh Mác (Tin lành) hoặc Tin mừng theo Thánh Mác-cô (Công giáo).

Phúc âm Máccô tường thuật cuộc đời của Chúa Giê-xu từ lúc Giăng Báp-tít thi hành chức vụ cho đến lúc thăng thiên. Phúc âm Máccô trình bày Chúa Giê-xu là người đuổi quỷ, Đấng chữa bệnh, người làm phép lạ, Đấng Cứu Thế, Con người và đôi khi Con Đức Chúa Trời.

Hai chủ đề chính của Phúc âm Máccô là Đấng Cứu Thế ẩn mình và sự thiếu hiểu biết của các môn đệ. Trong Phúc âm Máccô, ngoại trừ ma quỷ, không mấy ai nhận biết Chúa Giê-xu chính là Con Đức Chúa Trời, nhưng Chúa ra lệnh cho chúng không được tiết lộ. Chúa Giê-xu cũng dạy nhiều ẩn dụ về những bài học tâm linh để người nghe có thể liên hệ với chính mình. Tuy nhiên vào lúc đó, các môn đệ không hiểu được những ẩn dụ này; Chúa Giê-xu phải giải thích riêng cho họ. Các môn đệ cũng không nhận biết ý nghĩa của những phép lạ mà Chúa Giê-xu đã làm trước mặt họ.

Phúc âm Máccô thường được xuất hiện là sách thứ hai trong Tân Ước sau Phúc âm Mátthêu. Quan điểm truyền thống cho rằng Phúc âm Mátthêu là Phúc âm đầu tiên, và Phúc âm Máccô là sách thứ hai. Tuy nhiên, phần lớn các học giả hiện đại liệt kê niên đại của Phúc âm Máccô vào cuối thập niên 60 hoặc đầu thập niên 70. Do đó, trái với quan niệm truyền thống, Phúc âm Máccô phải là Phúc âm sớm nhất và là nguồn tài liệu cho Phúc âm Mátthêu và Phúc âm Luca.

Nội dung sửa

Nội dung của Phúc âm Máccô như sau:

Đặc điểm văn chương sửa

Phúc Âm Máccô ngắn nhất (vỏn vẹn có 660 câu) trong bốn Phúc Âm của Tân Ước. Máccô được viết theo văn kể chuyện, để đọc lớn tiếng và đọc một mạch từ đầu đến cuối. Lời văn sống động và cụ thể, nhịp độ dồn dập: đưa diễn tiến câu chuyện về Chúa Giêsu di chuyển từ nơi nay sang nơi khác rất nhanh và lời thoại cũng rất vắn gọn, sắc bén.

Tham khảo sửa

  • Kinh Thánh Tin Lành (1926), United Bible Society
  • Herry, M. "Zondevan NIV Matthew Herry Commentary" (1992), Zondevan Publishing House
  • Halley, Henry H., "Thánh Kinh Lược Khảo" (1971), Nhà Xuất Bản Tin Lành, Sài Gòn
  • Wenham G.J., Motyer J.A., Carson D.A., France R.T, "Giải Nghĩa Kinh Thánh" (2001) - Viện Thần học Việt Nam, Garden Grove, CA.
  • Barclay, W., "Phúc Âm Mác" (1996), Văn Phẩm Nguồn Sống, Anaheim, CA.
  • Ehrman, Bart D., Misquoting Jesus, Harper Collins, 2005.
  • Brown, R., et al. The New Jerome Biblical Commentary, Prentice Hall, 1990.
  • Bultmann, R., History of the Synoptic Tradition, Harper & Row, 1963.
  • Dewey, J., "The Survival of Mark’s Gospel: A Good Story?", JBL 123.3 (2004) 495-507.
  • Grant, Robert M., A Historical Introduction to the New Testament Harper and Row, 1963: Chapter 8: The Gospel Of Mark Lưu trữ 2008-12-06 tại Wayback Machine
  • Holmes, M. W., "To Be Continued... The Many Endings of Mark", Bible Review 17.4 (2001).
  • Ladd, George Eldon. A Theology of the New Testament Grand Rapids: Eerdmans, 1987.
  • Mack, Burton L., 1993. The Lost Gospel: The Book of Q and Christian origins, HarperSanFrancisco.
  • McKnight, E. V., What is Form Criticism?, 1997.
  • Perrin, N., What is Redaction Criticism?
  • Perrin, Norman & Duling, Dennis C., The New Testament: An Introduction, Harcourt Brace Jovanovich 1982, 1974
  • Schnelle, Udo, 1998. The History and Theology of the New Testament Writings (M. Eugene Boring translator), Minneapolis: Fortress Press, 1998.
  • Stephen Neill and Tom Wright,The Interpretation of The New Testament 1861-1986, Oxford University Press, 1990, 1989, 1964
  • Telford, W. (ed.), The Interpretation of Mark, Fortress Press, 1985.
  • Tuckett, C. (ed), The Messianic Secret, Fortress Press, 1983

Xem thêm sửa

Liên kết ngoài sửa

Đề tài liên hệ: