Pioneer 11 (còn được biết đến là Pioneer G) là một tàu robot thăm dò không gian nặng 259 kilôgam (571 lb) được phóng đi bởi NASA vào ngày 6 tháng 4 năm 1973 để nghiên cứu vành đai tiểu hành tinh, môi trường xung quanh Sao Mộc và Sao Thổ, gió Mặt Trời và bức xạ vũ trụ. Nó là tàu thăm dò đầu tiên tới được Sao Thổ và là con tàu thứ hai bay xuyên qua vành đai tiểu hành tinh và qua Sao Mộc. Sau đó, Pioneer 11 trở thành vật thể nhân tạo thứ hai trong số năm vật thể đạt được vận tốc thoát ly cho phép nó rời khỏi Hệ Mặt trời. Do sự hạn chế và năng lượng và khoảng cách lớn tới tàu thăm dò, lần liên lạc cuối cùng với con tàu diễn ra vào ngày 30 tháng 9 năm 1995.[1]

Pioneer 11
Ấn tượng của một họa sĩ về một con tàu Pioneer khi nó đang đi qua không gian giữa các vì sao.
Dạng nhiệm vụKhám phá hành tinh và nhật quyển
Nhà đầu tưNASA / ARC
COSPAR ID1973-019A
SATCAT no.6421
Trang webPioneer Project website(lưu trữ)
NASA Archive page
Thời gian nhiệm vụ22 năm, 5 tháng, 25 ngày
Các thuộc tính thiết bị vũ trụ
Nhà sản xuấtTRW
Khối lượng phóng259 kilôgam (571 lb)
Công suất155 watts (khi phóng)
Bắt đầu nhiệm vụ
Ngày phóng6/4/1973, 02:11:00 (1973-06-04UTC02:11Z) UTC
Tên lửaAtlas SLV-3D Centaur-D1A Star-37E
Địa điểm phóngMũi Canaveral LC-36B
Kết thúc nhiệm vụ
Lần liên lạc cuối30 tháng 9 năm 1995 (30 tháng 9 năm 1995)
Bay qua Sao Mộc
Tiếp cận gần nhất3 tháng 12 năm 1974
Khoảng cách43.000 kilômét (27.000 dặm)
Bay qua Sao Thổ
Tiếp cận gần nhất1 tháng 9 năm 1979
Khoảng cách21.000 kilômét (13.000 dặm)
 

Hồ sơ nhiệm vụ sửa

Phóng và quỹ đạo phóng sửa

Tàu thăm dò Pioneer 11 được phóng vào ngày 6 tháng 4 năm 1973 lúc 02:11:00 UTC, bởi Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ từ Space Launch Complex 36A tại Mũi Canaveral, Florida trên một phương tiện phóng Atlas-Centaur. Tàu thăm dò sinh đôi của nó, Pioneer 10, đã được phóng trước đó một năm vào ngày 3 tháng 3 năm 1972. Pioneer 11 được phóng trên một quỹ đạo nhắm thẳng tới Sao Mộc mà không có một sự trợ giúp về mặt lực hấp dẫn nào trước đó.[2]

Gặp Sao Mộc sửa

Pioneer 11 bay ngang qua Sao Mộc vào tháng 11 và tháng 12 năm 1974. Trong lần tiếp cận gần nhất, vào ngày 2 tháng 12, nó đã đi qua 42,828 kilômét (26,612 mi) bên trên tầng mây trên cùng.[3] Tàu thăm dò đã có được những bức ảnh chi tiết của Vết Đỏ Lớn, truyền những hình ảnh đầu tiên của vùng cực rộng lớn, và quyết định khối lượng của vệ tinh Callisto của Sao Mộc. Sử dụng lực kéo hấp dẫn của Sao Mộc, một sự hỗ trợ hấp dẫn đã được sử dụng để thay đổi quỹ đạo của tàu thăm dò, hướng tới Sao Thổ.

Dòng thời gian
Năm-Tháng-Ngày Sự kiện
1973-04-06
Phóng lúc 02:11:00.
1974-04-19
Đi xuyên qua Vành đai tiểu hành tinh.
1974-11-03
Bắt đầu chu kỳ quan sát Sao Mộc.
Ngày tháng Sự kiện
1974-12-02
Gặp hệ thống Sao Mộc.
08:21:00
Bay ngang qua vệ tinh Callisto ở khoảng cách 786.500 km.
22:09:00
Bay ngang qua vệ tinh Ganymede ở khoảng cách 692.300 km.
1974-12-03
03:11:00
Bay ngang qua vệ tinh Io ở khoảng cách 314.000 km.
04:15:00
Bay ngang qua vệ tinh Europa ở khoảng cách 586.700 km.
05:00:21
Tiến vào vùng bóng Sao Mộc.
05:01:01
Tiến vào vùng che khuất thiên thể Sao Mộc.
05:21:19
Tiếp cận gần Sao Mộc nhất, ở khoảng cách 42.828 km.
05:33:52
Thoát khỏi vùng bóng Sao Mộc.
05:43:03
Thoát khỏi vùng che khuất thiên thể Sao Mộc.
22:29:00
Bay ngang qua vệ tinh Amalthea ở khoảng cách 127.500 km.
1975-01-01
Kết thúc chu kỳ.
1979-07-31
Bắt đầu chu kỳ quan sát Sao Thổ.
Ngày tháng Sự kiện
1979-08-29
Gặp hệ thống Sao Thổ.
06:06:10
Bay ngang qua vệ tinh Iapetus ở khoảng cách 1.032.535 km.
11:53:33
Bay ngang qua vệ tinh Phoebe ở khoảng cách 13.713.574 km.
1979-08-31
12:32:33
Bay ngang qua vệ tinh Hyperion ở khoảng cách 666.153 km.
1979-09-01
14:26:56
Descending ring plane crossing.
14:50:55
Bay ngang qua vệ tinh Epimetheus ở khoảng cách 6.676 km.
15:06:32
Bay ngang qua vệ tinh Atlas ở khoảng cách 45.960 km.
15:59:30
Bay ngang qua vệ tinh Dione ở khoảng cách 291.556 km.
16:26:28
Bay ngang qua vệ tinh Mimas ở khoảng cách 104.263 km.
16:29:34
Tiếp cận Sao Thổ gần nhất, ở khoảng cách 20.591 km.
16:35:00
Bước vào vùng che khuất thiên thể Sao Thổ.
16:35:57
Bước vào vùng bóng Sao Thổ.
16:51:11
Bay ngang qua vệ tinh Janus ở khoảng cách 228.988 km.
17:53:32
Ra khỏi vùng che khuất thiên thể Sao Thổ.
17:54:47
Ra khỏi vùng bóng Sao Thổ.
18:21:59
Ascending ring plane crossing.
18:25:34
Bay ngang qua vệ tinh Tethys ở khoảng cách 329.197 km.
18:30:14
Bay ngang qua vệ tinh Enceladus ở khoảng cách 222.027 km.
20:04:13
Bay ngang qua vệ tinh Calypso ở khoảng cách 109.916 km.
22:15:27
Bay ngang qua vệ tinh Rhea ở khoảng cách 345.303 km.
1979-09-02
18:00:33
Bay ngang qua vệ tinh Titan ở khoảng cách 362.962 km.
1979-10-05
Kết thúc chu kỳ.
1979-10-05
Bắt đầu Nhiệm vụ Pioneer Interstellar.
[3][4]:61–94[5]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “The Pioneer Missions”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2011. Truy cập 9 tháng 6 năm 2023.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2017.
  3. ^ a b “Pioneer 11 Mission Information”. Bản gốc lưu trữ 21 tháng 7 năm 2011. Truy cập 23 tháng 1 năm 2011.
  4. ^ Fimmel, R. O.; Swindell, W.; Burgess, E. Pioneer Odyssey. SP-349/396. Washington, D.C.: NASA-Ames Research Center. OCLC 3211441. Truy cập 9 tháng 1 năm 2011.
  5. ^ Muller, Daniel. “Pioneer 11 Full Mission Timeline”. Daniel Muller. Truy cập 9 tháng 1 năm 2011.

Liên kết ngoài sửa